(GDVN) - Tiền ông mang trong túi, lại bị mất
lúc ông công cán cách nhà hàng nghìn cây số thì làm thế nào chứng minh được đó
là “tiền mồ hôi nước mắt của vợ con”?
"Có một sự trùng hợp
“hơi” thú vị về con số 400 triệu đồng, chỉ mấy tháng trước, ngày 17/4/2017, ông
Nguyễn Phúc Hà, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn cũng bị
mất số tiền khoảng 400 triệu đồng. Nơi bị mất cắp chính là phòng làm việc của
Giám đốc Sở.
Lại có một sự trùng
hợp “hơi” thú vị khác về địa điểm mất cắp. Năm 2014, ông Đào Anh Kiệt - Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh mất trộm 1,6 tỷ đồng.
Vụ mất trộm xảy ra
ngay tại phòng làm việc của Giám đốc sở trên đường Lý Tự Trọng, phường Bến
Nghé, Quận 1.
Thế chả nhẽ các vụ mất
tiền chỉ xảy ra tại phòng làm việc, xin thưa là tuyệt đối không phải.
Giám đốc Sở Tài chính
tỉnh Kon Tum Đặng Xuân Thọ, trú tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã bị trộm
đột nhập nhà riêng, cuỗm đi 65 lượng vàng, trị giá vào thời điểm đó khoảng gần
2,8 tỷ đồng.
Vào thời điểm mất
tiền, gia đình ông Thọ đang đi du lịch.
Ông Trương Công Chiến
là Đội trưởng đội Đăng ký trước bạ thuộc Chi cục Thuế quận Bình Tân, Thành phố
Hồ Chí Minh.
Kẻ gian đã cậy két sắt
nhà riêng lấy đi 12 sổ tiết kiệm trị giá 5 tỷ đồng, 6.000 USD, 10 lượng vàng
SJC, một bộ nữ trang trị giá 10 lượng vàng 24k, 2 bông tai hột xoàn, một nhẫn
kim cương. Tổng tài sản bị mất hơn 6 tỷ đồng.
Tóm lại là các vị cán
bộ đã mất trộm, đang mất trộm hoặc sẽ mất trộm nếu không phải là tiền “mồ hôi
nước mắt” thì cũng là do “tiết kiệm” hoặc buôn chổi đót, nuôi lợn, chạy xe ôm."
Tính tròm trèm cái máy
tính trị giá 15 triệu, số tiền mà ông Cục phó mất là tròn 400 triệu đồng. Ông
đi công tác xa nhà phải mang theo cục tiền to nặng thế thật là tội.
Nghe nói công an đã
khám nghiệm hiện trường và thông tin được Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam tường
thuật như sau:
“Theo lời người chứng kiến cuộc khám nghiệm hiện trường, công an đã ghi nhận
một phiếu nộp tiền vào tài khoản tại một chi nhánh ngân hàng ở Long An vào ngày
thứ hai, trước khi bị mất trộm một ngày.
Nếu ông Nguyễn Xuân Quang không kịp nộp, số tiền bị mất còn lớn hơn. Tại hiện trường, còn lại một số tiền USD và một số phong bì đã bóc và chưa bóc vỏ”. [1] |
Trao đổi qua điện
thoại với phóng viên Báo Người Lao Động ông Quang nói:
“Mất tài sản thì tôi phải thông báo chứ không lẽ im lặng à? Tiền của mình mồ
hôi nước mắt của vợ con”. [2]
Tiền của ông Cục phó
là “mồ hôi nước mắt của vợ con” mà có, mất thế thật đau lòng, cầu mong Công an sớm tìm
ra kẻ trộm, trả lại tiền cho ông để ông không bị sốc, để ông yên tâm công tác.
Nhân chuyện “mồ hôi
nước mắt”, chợt nhớ câu nói của con trai một vị (nguyên) Bí thư Tỉnh ủy được
báo chí thuật lại:
“Số tiền mà ông có được để bỏ ra xây dựng ngôi nhà tọa lạc trên khu đất hơn
4.000m2 này là tiền mồ hôi, nước mắt, xuất phát từ trí tuệ, vận động cá nhân
chứ không phải là dựa dẫm vào bất kỳ ai, vào mối quan hệ nào”. [3]
Năm 2013 Chính phủ ban
hành Nghị định Số: 78/2013/NĐ-CP “Về minh bạch tài sản, thu nhập”.
Cụ thể hóa Nghị định
của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 08/2013/TT-TTCP quy định
về “Tài sản, thu nhập phải kê khai” đối với những người thuộc diện kê khai tài
sản.
Khoản 3, điều 3, Thông
tư 08/2013/TT-TTCP quy định kê khai tiền mặt như sau:
“Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền trả trước,
tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam mà tổng
giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên”.
Vậy không biết trong bản kê khai tài sản năm 2016 của ông Cục phó Nguyễn Xuân Quang, số tiền “mồ hôi nước mắt” 385 triệu đồng vừa bị mất có được ông khai, hay là của vợ con nên ông không có trách nhiệm phải báo cáo tổ chức? |
Có điều tiền ông mang
trong túi, lại bị mất lúc ông công cán cách nhà hàng nghìn cây số thì làm thế
nào chứng minh được đó là “tiền mồ hôi nước mắt của
vợ con”?
Rõ khổ cho người lòng
dạ ngay thẳng tự nhiên lại vướng vào thị phi.
Theo ông Quang thì: “Tôi đã gọi lại luôn cho lãnh đạo công an thành phố Tân An thì công an thành
phố Tân An nói rằng họ không chỉ đạo cung cấp thông tin cho báo chí". [3]
Vậy là rõ rồi, có kẻ
tọc mạch muốn vu oan giá họa cho ông Cục phó đây mà, thế nhưng nếu để ý một tí,
chỉ một tí thôi sẽ thấy một “cái sự lạ”, ấy là tường thuật của Vov.vn nêu trên,
rằng “tại hiện trường, còn lại một số tiền USD và một số phong
bì đã bóc và chưa bóc vỏ”.
Vậy cái số phong bì
“đã bóc và chưa bóc” ấy chứa cái gì và chủ sở hữu là ai?
Nếu mặt ngoài mấy cai
phong bì đó không ghi tên người nhận, và ông Cục phó không nhận là của mình thì
chắc chắn là có kẻ ném vào phòng để hại ông.
Dân chúng cảm thấy bất
bình thay cho ông, đề nghị Công an thành phố Tân An, tỉnh Long An phải làm cho
ra nhẽ, không thể để bọn xấu làm tổn hại thanh danh cán bộ, nhất là khi ông ấy
đang dẫn đầu đoàn thanh tra của trung ương về làm việc tại địa phương.
Theo quy định tại
Thông tư 08/2013/TT-TTCP, chậm nhất là ngày 30 tháng 11 hàng năm, bộ phận phụ
trách công tác tổ chức, cán bộ tiến hành lập danh sách người có nghĩa vụ kê
khai của đơn vị mình, gửi bản mẫu kê khai tới người có nghĩa vụ kê khai.
Trong thời hạn 10 ngày
làm việc, người có nghĩa vụ kê khai phải hoàn thành việc kê khai, nộp 01 bản về
bộ phận phụ trách và lưu cá nhân 01 bản.
Giả thiết bản kê khai
tài sản của ông Cục phó Quang năm 2016 chưa có khoản 385 triệu đồng và phần tài
sản của vợ con cũng không ghi thì nghĩa là số tiền gần 400 triệu đồng bị mất
chỉ mới xuất hiện trong hành lý đi công tác của ông gần đây.
Còn nếu ông đã kê khai
thì mọi sự đều minh bạch, ông chả việc gì phải giãi bày cho tốn … nước bọt, cây
ngay không sợ chết đứng, cây ngay càng không thể làm “củi”.
Vậy là chỉ còn chừng
tháng nữa, Cục phó Nguyễn Xuân Quang phải kê khai tài sản năm 2017, nói thế vì
chức Cục phó chắc là thuộc diện phải kê khai.
Vậy ông có nên khai
trong mục biến động tài sản cá nhân như sau: “Năm
2017 tài sản tăng thêm 385 triệu đồng so với năm 2016 nhưng bị mất cắp rồi”.
Trường hợp số tiền đó là của vợ con thì có nên khai “phần tài sản mồ hôi nước mắt của vợ con 385 triệu đã bị bọn bất lương biển thủ trong chuyến công tác Miền Tây”! |
Nghe nói Miền Tây
trong đó có Long An, có khá nhiều đặc sản như: Thịt lợn muối chua; Cá lóc nướng
trui; Thanh long Châu Thành; Gạo Nàng Thơm Chợ Đào; Rượu đế Gò Đen; Mắm
còng Cần Giuộc;…
Mấy bác quê một cục
đoán mò ông Cục phó Quang mang mấy trăm triệu để mua đặc sản Long An về làm quà
cho gia đình hoặc bạn bè cùng công tác, hóa ra không phải, tiền ông mang là để
giải quyết việc gia đình nhà vợ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đúng là dân quê nghĩ
quẩn, về Hà Nội, di dỉ dì di cái gì cũng có, tội gì phải mua từ trong ấy mang
về.
Ông chỉ cần nhấc máy
điện thoại gọi cho mấy em bán hàng qua mạng, gần 400 triệu đồng có mua cả xe
tải hàng cũng chưa hết.
Thật tội, mất nhiều
thế bây giờ ông lấy đâu ra tiền giải quyết chuyện gia đình? Của đau con xót thế
mà có người lại cứ nghĩ này nghĩ nọ.
Hãy nghe ông nói: “Tôi bị mất tài sản cá nhân, tôi tiếc thì tôi phải đi khai báo. Không hiểu
vì sao lại đưa ra với báo chí" để
mà hiểu cho ông, chuyện cá nhân chứ có phải chuyện cán bộ đâu mà xắn tay vào
tìm hiểu!
Có một sự trùng hợp
“hơi” thú vị về con số 400 triệu đồng, chỉ mấy tháng trước, ngày 17/4/2017, ông
Nguyễn Phúc Hà, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn cũng bị
mất số tiền khoảng 400 triệu đồng. Nơi bị mất cắp chính là phòng làm việc của
Giám đốc Sở.
Lại có một sự trùng
hợp “hơi” thú vị khác về địa điểm mất cắp. Năm 2014, ông Đào Anh Kiệt - Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh mất trộm 1,6 tỷ đồng.
Vụ mất trộm xảy ra
ngay tại phòng làm việc của Giám đốc sở trên đường Lý Tự Trọng, phường Bến
Nghé, Quận 1.
Thế chả nhẽ các vụ mất
tiền chỉ xảy ra tại phòng làm việc, xin thưa là tuyệt đối không phải.
Giám đốc Sở Tài chính
tỉnh Kon Tum Đặng Xuân Thọ, trú tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã bị trộm
đột nhập nhà riêng, cuỗm đi 65 lượng vàng, trị giá vào thời điểm đó khoảng gần
2,8 tỷ đồng.
Vào thời điểm mất
tiền, gia đình ông Thọ đang đi du lịch.
Ông Trương Công Chiến
là Đội trưởng đội Đăng ký trước bạ thuộc Chi cục Thuế quận Bình Tân, Thành phố
Hồ Chí Minh.
Kẻ gian đã cậy két sắt
nhà riêng lấy đi 12 sổ tiết kiệm trị giá 5 tỷ đồng, 6.000 USD, 10 lượng vàng
SJC, một bộ nữ trang trị giá 10 lượng vàng 24k, 2 bông tai hột xoàn, một nhẫn
kim cương. Tổng tài sản bị mất hơn 6 tỷ đồng.
Tóm lại là các vị cán
bộ đã mất trộm, đang mất trộm hoặc sẽ mất trộm nếu không phải là tiền “mồ hôi
nước mắt” thì cũng là do “tiết kiệm” hoặc buôn chổi đót, nuôi lợn, chạy xe ôm.
Thế nên các “thợ nhặt
đá” trên mạng khi nghe tin thì đừng vội vung tay, nhỡ đâu trúng phải người nhà!
Chuyện Ninh Văn Quỳnh, nguyên kế toán
trưởng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia trong mấy năm nhận quà là 20 tỷ đồng tiền Việt
chỉ là cá biệt, cá… cá biệt.
Không nên lấy Ninh Văn
Quỳnh làm hình mẫu để suy diễn, dân bây giờ nhà nào chả có ti vi, xe máy, khối
người còn có ôtô, vậy nên không lẽ bắt cán bộ phải nghèo.
Cán bộ mà nghèo, mà
thiếu ăn, thiếu tiện nghi phục vụ thì ốm đau, bệnh tật lấy ai làm công bộc, lấy
ai làm công việc “hành chính”?
Vả lại, cán bộ cũng là
dân, cán bộ giàu tức là dân giàu, thế nên ai đó mang nặng tâm lý suy bì tị nạnh
cần phải nghĩ lại, cần phải học tập cách buôn chổi, cách làm lụng đến thối móng
tay để có tiền chứ đừng ngồi đó chờ sung rụng.
Nói thế không biết quý
vị có cho là phải?
Tài liệu
tham khảo:
Xuân
Dương
Nguồn :
Theo GDVN