"Việc Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương tự khai trong hồ sơ có bằng Thạc sỹ, trong khi không được Bộ GD-ĐT công nhận là không hợp pháp".
Ông Phan Ngọc Núi - nguyên Phó trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Tỉnh ủy Hải Dương: "Theo quan điểm của tôi UBKT Trung ương phải vào cuộc xem xét cụ thể, kể cả bằng cấp 3, tôi nghe nhiều thông tin là ông Hiển cũng không học cấp 3 mà mượn bằng người khác, sao chép lại thành của mình.Bằng cấp 3 có tên Nguyễn Văn Hiển, sinh ngày 2/9/1961, thi tốt nghiệp niên khóa năm 1979, nhưng Bí thư là Nguyễn Mạnh Hiển, sinh năm 1960, hoàn toàn khác tên họ, ngày tháng sinh thì trùng nhưng năm sinh không đúng."
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển bị tố dùng bằng giả |
Không được Bộ GD-ĐT công nhận
Ngày 26/9, trao đổi với Đất Việt, ông Phan Ngọc Núi - nguyên
Phó trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Tỉnh ủy Hải Dương, người có đơn tố cáo
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển sử dụng bằng cấp không hợp pháp khẳng định
thông tin ông đưa ra hoàn toàn chính xác.
Nói cụ thể, ông Núi cho biết: "Tháng 10/2015, với danh
nghĩa Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy tôi đã có thư gửi Bộ GD-ĐT, thì Cục khảo thí và
kiểm định chất lượng giáo dục đã trả lời rằng, Viện Quản trị kinh doanh
Brussels (Bỉ) - UBI được phép bồi dưỡng kiến thức, được phép đào tạo, nhưng
không được phép cấp bằng.
Đồng thời, tôi cũng đã có ý kiến với Trung ương, nhưng Trung
ương bảo để sau Đại hội mới xem xét, nhưng sau Đại hội cũng chưa xem xét
gì.
Trong khi Bộ đã chỉ rõ đây là một mô hình liên kết đào tạo giữa
Viện với khoa Sau đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội, lớp học này chỉ học hơn
40 tiếng, nên chỉ được phép truyền đạt kiến thức, chứ không được phép cấp bằng,
cho nên bằng đó không hợp lệ.
Nhưng đồng chí Bí thư tỉnh Hải Dương, tự khai trong hồ sơ lý
lịch vẫn là bằng Thạc sỹ, tôi cho đó là không hợp pháp. Như vậy, Bí thư tỉnh
Hải Dương chưa có trình độ thạc sỹ, nhưng sao cứ khai là thạc sỹ".
"Quan điểm của tôi UBKT Trung ương phải vào cuộc xem xét cụ thể, kể cả bằng cấp 3, tôi nghe nhiều thông tin là ông Hiển cũng không học cấp 3 mà mượn bằng người khác, sao chép lại thành của mình.
Bằng cấp 3 có tên Nguyễn Văn Hiển, sinh ngày 2/9/1961, thi tốt nghiệp niên khóa năm 1979, nhưng Bí thư là Nguyễn Mạnh Hiển, sinh năm 1960, hoàn toàn khác tên họ, ngày tháng sinh thì trùng nhưng năm sinh không đúng. Còn lý giải bằng việc năm 1979 đi bộ đội được cấp bằng đặc cách, thì không đúng, vì chỉ có năm 1975 được cấp đặc cách.
Trước đây với Hải Dương nhiều chuyện nhưng không triệt để, nên giờ dân chỉ quan tâm làm sao có được một người cầm chèo, lái thuyền cho Hải Dương vững vàng, phát triển", ông Núi phân tích.
Lãnh đạo nên nhìn nhận lại năng lực
Ở góc độ khác, theo ông Núi, việc thanh minh, khẳng định là việc của ông Hiển còn việc chứng minh là việc của cơ quan kiểm tra Đảng, còn cần thiết thì cơ quan điều tra phải vào cuộc.
Bây giờ phải kết luận cho rõ ràng, có hay không có chuyện dùng bằng cấp người khác, bằng cấp không được Bộ GD-ĐT công nhận. Tất cả phải công khai, minh bạch.
"Còn hiện nay việc vào làm việc là việc của họ còn con người cụ thể làm việc này có đáng tin cậy hay không mới là quan trọng. Tôi từng làm cơ quan điều tra nên tôi biết, con người thực sự làm việc là quan trọng nhất.
Tôi thừa nhận đất nước ta trải qua chiến tranh, có người được học hành tử tế, có người không được học hành tử tế, giả sử trong trường hợp nếu không được học hành tử tế năng lực có thực sự, tài giỏi thực sự thì mới nên làm lãnh đạo.
Còn nếu không giỏi thực sự thì bản thân phải tự soi xét rằng mình không đáng ngồi ở ghế người đứng đầu một tỉnh, lãnh đạo tỉnh phát triển, thì nên từ chức", ông Núi băn khoăn.
Cần đợi kết luận chính thức
Cũng đưa ra quan điểm với Đất Việt, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng - Ủy viên thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết: "Sau khi chuyển đơn sang bên UBKT thì tôi cũng chưa nhận được thêm thông tin gì, ngoài việc là bên Ủy ban đã cử người xuống địa phương làm việc với Hải Dương.
Còn nếu ông Phan Ngọc Núi - nguyên Phó trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Tỉnh ủy Hải Dương khẳng định Bộ GD-ĐT đã trả lời không công nhận bằng thạc sỹ của ông Hiển, thì cần phải đi xem xét lại tấm bằng trên.
Vì Bộ GD-ĐT xác nhận có nghĩa đại diện cho nhà nước, cơ quan Chính phủ có chức năng xác định chất lượng văn bằng, mà họ nói không được công nhận.
Còn Bí thư Hải Dương có bằng thật, học thật thì cần phải xem xét cụ thể tấm bằng đó sự thật là ra sao. Còn bây giờ thì phải đợi kết luận chính thức cụ thể của UBKT Trung ương".
Cùng ngày, Báo Đất Việt tiếp tục liên hệ với Bí thư Nguyễn Mạnh Hiển để thông tin đa chiều, tuy nhiên ông Hiển cảm ơn và hiện tại chưa muốn thông tin gì thêm.
Nguyên giám
đốc Sở GD-ĐT Hải Dương: "Bằng của anh Hiển là thật"
Ngày 26/9, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Quốc, nguyên
Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Dương, cho biết: "Khi tôi còn đang đương nhiệm là
Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Dương, do anh Hiển khai bị mất bằng tốt nghiệp THPT nên
tôi có cấp lại bằng cho anh Hiển (lúc đó anh Nguyễn Mạnh Hiển là Chủ tịch
UBND tỉnh), theo danh sách sổ gốc của Sở GD-ĐT.
Tôi rất nguyên tắc, khi làm phải đảm báo tính chính xác nên
khi cấp lại bằng cho bất cứ một đồng chí nào thì đều cấp chính xác theo sổ
gốc.
Do quy định không hạn chế số lượng là bao nhiêu nên tôi đã
yêu cầu sao ra 5 cái bằng chính xác là từ sổ gốc ra cho anh Hiển có thể sử
dụng".
Ông Quốc giải thích thêm theo quy định của Bộ GD-ĐT, bằng
được cấp ra từ sổ gốc thì bằng đó có giá trị như bằng chính.
"Không hề có chuyện anh Hiển chưa học hết cấp ba
mà được cấp bằng. Tôi không bao giờ làm việc đấy. Nguyên tắc của tôi là không
báo giờ làm trái, làm sai về bằng cấp của người ta", ông Quốc nói.
|
Châu An
Nguồn: Theo Báo Đất Việt