17 septembre 2017

THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC ĐẾN KỲ ANH THĂM AI?


Phương Trạch



Bão số 10 đi qua...
Sau khi cơn bão số 10 (tên quốc tế là Doksuri), cơn bão được cho là mạnh nhất trong mấy năm gần đây, đổ bộ vào các tỉnh miền Trung nước ta vào hôm qua(15/9/2017), đã gây nên nhiều thiệt hại to lớn cho nhân dân nơi đây. Thì hôm nay(16/9/2017), các báo lề đảng  đồng loạt đưa tin: “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Kỳ Anh kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 10”(1).



Đối với nhân dân các tỉnh miền Trung, việc hàng năm chịu nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra đã trở thành quy luật. Vì “nằm giữa không mất phần chăn”. Cho nên cứ hễ có bão vào Việt Nam là thế nào các tỉnh miền Trung cũng phải hứng chịu không nhiều thì ít. Như cơn bão số 10 năm nay thì các tỉnh miền Trung hứng trọn. Do đó đã từ bao đời nay, người dân nơi đây luôn có các biện pháp phòng ngừa trước bão và khắc phục hậu quả sau bão là việc bình thường mà chẳng cần ai “chỉ đạo”.Vì đó là tài sản, là cuộc sống của họ.

Nhưng cũng có những năm, nhân dân miền Trung chịu nhiều trận lụt khủng khiếp, không phải do thiên tai, mà do… “nhân tai” gây ra. Đó là các năm 2007, 2010, và năm 2016. Không những với các sự cố như vỡ đập, nứt đập, vỡ đường ống dẫn dòng… mà một số công trình thủy điện từ lâu đã khiến bao người dân sợ hãi khi vào mùa mưa bão, bỗng biến chúng thành những “quả bom nước” khổng lồ treo lơ lửng trên đầu dân.

Năm 2016,người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình, đã nhiều ngày phải sống  trong cảnh “màn trời chiếu đất” khi bị lũ lụt càn quét. Đập Hố Hô đã xả nước ào ạt, nhưng rất “đúng quy trình” với lưu lượng 1.800 m3/s , đã làm cho hàng ngàn người dân Hà Tĩnh trở tay không kịp. Biến cả huyện Hương Khê ngập sâu trong biển nước. Hàng ngàn ngôi nhà bị ngâp lụt và hư hại. Hàng ngàn héc ta cây cối hoa màu bị mất trắng. Hàng trăm con trâu bò trôi theo dòng lũ về biển(2).

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và huyện Hương Khê đã nhiều lần kiến nghi cấp trên về việc phải dừng hoạt động của công trình thủy điện tư nhân này. Vì lợi ích mà nó mang lại chẳng là bao(công suất là 13 MW). Do đó, theo GS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, kêu gọi tiến tới một lộ trình chấm dứt hoạt động của nhà máy thủy điện Hố Hô thuộc hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh(3).

Thế nhưng không biết vì nguyên nhân nào mà những ý kiến của các nhà khoa học và lãnh đạo địa phương đến nay vẫn rơi vào im lặng?

Trở lại việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về Kỳ Anh lần này, nhiều câu hỏi được đặt ra.

Giá như Thủ tướng Phúc đến sớm hơn, hoặc có cách điều khiển cho bão thổi chậm hơn tý nữa, với sự có mặt của Thủ tướng tại Kỳ Anh trước khi cơn bão số 10 ập đến, thì dân Kỳ Anh nói riêng, và dân mấy tỉnh miền Trung vừa qua đâu đến nỗi thiệt hại như vậy? Vì đảng và nhà nước ta luôn có các phương án “chống bão, chống lũ, chống hạn” rất kỳ diệu. Như “ Nghiêng đồng đổ nước ra khơi/Vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”; hoặc“ Chẳng mưa từ chín tầng mây/Làm mưa từ những bàn tay con người”..vv.

Cũng cần nhắc với TT  Phúc là, một khi  đã đến Kỳ Anh, việc thăm hỏi nhân dân là phụ. Điều cần thiết nhất là phải kiểm tra xem cái anh chàng Formosa của ông bạn vàng “4 tốt” sau cơn bão có thiệt hại gì không? Để từ đó đảng và nhà nước có phương án trợ cấp cụ thể. Có thể là với tiền thuê đất cho 3.300ha ấy với giá 96 tỷ VN đồng cho thời hạn thuê 70 năm, thì nay nên  miễn thu toàn bộ luôn. Coi như cho không vậy còn có ơn.Vì tính ra mỗi năm tiền thuê đất trên mỗi héc ta được 415.000VNĐ. Đủ để mua dăm bảy ký thịt lợn đấy. Còn trên mỗi héc ta đất nông nghiệp này, nếu trông ngô cao sản, thì môi mùa bình quân  cũng chỉ thu được dăm tấn là cùng.

Cái mà người dân Kỳ Anh nói riêng, và nhân dân 4 tỉnh miền Trung cần, sau khi chịu nhiều thiệt hại do thảm họa Formosa gây ra là, nhà nước không chỉ trợ cấp 6 tháng gạo cho những người dân bị thiệt hại do thảm họa này, mà cần có kế hoạch lâu dài về khắc phục làm sạch môi trường biển. Và phải tổ chức khảo sát, đánh giá khách quan và toàn diện về những thiệt hại về nhiều mặt do vụ xả thải này rây ra. Từ đó buộc công ty này phải có trách nhiệm không những làm sạch biển, mà phải tiếp tục bồi thường cho dận một thời gian nữa. Không thể coi việc ‘ngầm bắt tay dưới gầm bàn” với nhau  để lấy  5 trăm triệu USD là xong. Mà có thể buộc công ty này phải đền số tiền gấp hàng trăm lần như thế mới hợp tình hợp lý.

Nhưng dù sao cũng cần có lời khen ngợi cái ông Thủ tướng Cờ Lờ Mờ Vờ (CLMV) này. Vì dù sao ông ta cũng đã “dũng cảm” chịu bước ra đường để nhìn xem tận mắt những hậu quả tàn khốc do cơn bão này gây ra. Càng đáng khen gấp ngàn lần hơn nếu so với ông TBT Nguyễn Phú Trọng, khi vào Vũng Áng trong lúc cá nổi trắng bờ bãi do Fómosa xả thải gây ra. Vậy mà ông “nhóm lửa đốt lò” này đạp lên xác cá mà đi, và coi như “không nghe, không biết, không thấy”.

Ngoài 3.300 héc ta mà Hà Tĩnh đã biếu không cho Formosa trước đây, thì tỉnh Hà Tĩnh còn cho công ty này bành trướng một cách khủng khiếp:

“Ngày 7.2.2017,tỉnh Hà Tĩnh đã đồng ý cho Cty FHS xây dựng 304 căn nhà liền kề 2 tầng, và các hạng mục phụ trợ, các công trình hạ tầng kỹ thuật trên diện tích 5,91ha tại phường Kỳ Liên (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh).

Tổng vốn đầu tư của dự án này là hơn 434 tỉ VND, tương đương 19.351.600 USD.

Dự án thứ hai là “Khu chung cư cho nhân viên Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh” .Dự án sẽ xây dựng khu nhà ở chung cư cao từ 5-12 tầng với 1.776 căn hộ, các công trình phụ trợ và công trình hạ tầng kỹ thuật tại phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh trên diện tích hơn 140.000m2 (gồm 13 tòa chung cư 5 tầng, 5 tòa chung cư 8 tầng, 6 tòa chung cư 12 tầng; cửa hàng bách hóa 2 tầng, nhà giữ trẻ 2 tầng; hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh gồm đường giao thông, cây xanh, hệ thống điện, cấp thoát nước và xử lý nước thải).

Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 2.020 tỉ VND, tương đương 90.604.000 USD. Dự kiến đưa công trình vào hoạt động từ năm 2019. Thời gian hoạt động của 2 dự án là 50 năm.Như vậy cả hai dự án có tổng vốn đâu tư gần 110 triệu USD  (4)..

Một câu hỏi đặt ra là tại sao trong đoàn của TT Nguyễn Xuân Phúc về thăm Kỳ Anh lần này, sao không có ông Võ Kim Cự cùng đi với đoàn? Hay là ông Cự lo trước  khi về nghỉ hưu, đang giành thời gian để tổng kết các thành tích ông ấy đã đạt được trong quá trình từng bước thực hiện kế hoạch Hán hóa mảnh đất Hà Tĩnh này? Hoặc là ông ấy đang đi khảo sát xem, với việc hàng  chục ngàn lao động người TQ đang làm việc tại đây, mỗi năm có bao nhiêu người trong số đó lấy vợ Việt, đang sinh con đẻ cái và tập nói bi bô …nỉ ,hảo, xỉ..vv.. Bao nhiêu dãy phố Tàu tiếp tục mọc lên san sát với các biển hiệu Tàu tràn ngâp khắp nơi, khiến người lạ đi qua đây cứ ngỡ khu đất này là “nhượng địa của Tàu” như Hồng Kông trước kia vậy?.

Và ông ấy còn phải tính xem, khoảng bao nhiêu năm nữa thì công việc hiện thực hóa nội dung Hội nghị Thành Đô năm 1990 sẽ trở thành hiện thực theo ước nguyện của các vị lãnh đạo ĐCSVN?

Xem ta nhân dân Hà Tĩnh phải tính đến việc lập dự án trăm ngàn tỷ và đúc tượng để thờ Võ Kim Cự. Để ghi nhớ công lao trời biển của ông ta, vì đã lập nhiều thành tích vẻ vang, làm rạng danh quê hương đất nước. Góp phần làm cho đất nước Việt Nam mau chóng trở thành “khu tự trị” thuộc “ Trung Húa Rấn Mín Cung Hứa Của”( Nước CHNDTH), và sau này là Nhà nước Âu Lạc.