Tuyên bố của GS Tương Lai ly khai khỏi "đảng-CSVN-NguyễnPhúTrọng" để về với "đảng Lao Động của HCM" đón nhân nhiều ý kiến trái chiều, đa số là không đồng tình. Tuy vậy cũng có không ít ý kiến cảm thông với GS Tương Lai.
Xin đăng lại ý kiến của GS Nguyễn Quang A, nhà báo Kha Lương Ngãi và blogger Hạ Đình Nguyên dưới đây.
GS NGUYỄN QUANG A:
HÃY TÔN TRỌNG QUYÉT ĐỊNH CỦA Gs TƯƠNG LAI
Tôi không tán thành chủ trương quay lại đảng lao động và tư tưởng HCM của Gs Tương Lại, nhưng tôi tôn trọng và hoan nghênh quyết định của ông (nhất là quyết định cắt đứt quan hệ với ĐCSVN).
1) những ai đấu tranh cho dân chủ, quyền con người nhất thiết phải hành xử như vậy (ngược lại thì có mâu thuẫn nội tại)
2) trong Đcsvn còn có nhiều người nghĩ giống Gs Tương Lai và nếu họ đều nghĩ và làm như ông thì sẽ có thể có 2 đảng (lao động và cộng sản) còn tốt hơn là chỉ có 1 đảng, chí ít cũng nên ủng hộ mầm mống này của đa nguyên chính trị.
3) Cuộc đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ khó khăn, gian khổ và cần rất nhiều loại người (có thể rất khác về tư duy với bản thân chúng ta) tham gia; cần đến tình đoàn kết hơn là sự chia rẽ, dè bửu lẫn nhau.
Tôi không tán thành chủ trương quay lại đảng lao động và tư tưởng HCM của Gs Tương Lại, nhưng tôi tôn trọng và hoan nghênh quyết định của ông (nhất là quyết định cắt đứt quan hệ với ĐCSVN).
1) những ai đấu tranh cho dân chủ, quyền con người nhất thiết phải hành xử như vậy (ngược lại thì có mâu thuẫn nội tại)
2) trong Đcsvn còn có nhiều người nghĩ giống Gs Tương Lai và nếu họ đều nghĩ và làm như ông thì sẽ có thể có 2 đảng (lao động và cộng sản) còn tốt hơn là chỉ có 1 đảng, chí ít cũng nên ủng hộ mầm mống này của đa nguyên chính trị.
3) Cuộc đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ khó khăn, gian khổ và cần rất nhiều loại người (có thể rất khác về tư duy với bản thân chúng ta) tham gia; cần đến tình đoàn kết hơn là sự chia rẽ, dè bửu lẫn nhau.
NHÀ BÁO KHA LƯƠNG NGÃI
Tôi thuộc loại người cạn nghĩ, tôi chỉ ở tầm mức: Nhìn, nghe, thấy, suy luận, chọn lựa đi đâu, đi theo khuynh hướng nào, tổ chức nào có lợi cho Nước cho Dân. Với suy nghĩ như vậy, nên tôi đã công khai từ bỏ ĐCSVN từ 8/3/2004, đồng thời mong chờ xuất hiện một tổ chức nào đó để tôi tham gia. Chính vì thế tôi đã gia nhập nhóm 72, nhóm 61 và hiện nay tham gia Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng (mặc dù 3 nhóm này chưa đạt đến tầm vóc của một tổ chức Đảng mà tôi mong đợi.)
Chính vì vậy, khi xuất hiện cuộc tranh luận sôi nổi bắt nguồn từ Tuyên bố ly khai " ĐCSVN của TBT Nguyễn Phú Trọng" của GS Tương Lai trong mấy ngày qua thể hiện sự quan tâm, khát khao, đòi hỏi, mong chờ của Nhân dân về sự ra đời của một tổ chức Đảng đầy đủ uy tín, tầm vóc lãnh đạo cách mạng đã làm cho tôi suy nghĩ và hy vọng : Những ý kiến phản bác, hoài nghi, lên án . . . bản Tuyên bố của GS Tương Lai sẽ không chỉ là phản bác, hoài nghi, lên án . . . mà từ đây sẽ xuất hiện nhân tố mới , tình thế mới theo như sự mong chờ của Nhân dân. Tôi thành thật ước mong : Phản bác, hoài nghi, lên án . . . sẽ không chỉ đi tới phản bác, hoài nghi, lên án !
BLOGGER HẠ ĐÌNH NGUYÊN
Anh Ngãi thân,
Ý kiến anh rất là vừa phải và kín đáo. Có người muốn giải quyết lịch sử chỉ một lần?
Tôi ngưỡng mộ những người có tư tưởng đấu tranh triệt để cho cái đúng và sai. Nhưng tôi không đặt trọn niềm tin về hiệu quả của nó. Cái triệt để thuần lý nhấp nháy sáng như một vì sao xa trên bầu trời tối đen, liệu có vạch được lối cho bước chân đi?
Sự thành công và thành nhân đang quyện vào nhau rất khó mà tự rạch ròi. Thành công là của số đông, thành nhân là chuyện của ít người. Mọi tiếng nói góp phần cho cuộc đấu tranh chống xâm lược và độc tài đều cần thiết. Một hợp âm mới tạo được một bài ca hay. Tiếng trầm, tiếng bỗng, tiếng lưng chừng đều có vai trò và chỗ đứng của nó.
Tôi nhớ một câu ca của một thời, là "Chờ đợi nhau qua cầu đổ nát". Nó thấm thía và thâm trầm. Nhưng có người không thích chờ đợi, cho là tiêu cực, muốn một mình cứ nhãy qua. Thế cũng tốt, hoặc là rất tốt.
Lịch sử đang tiến dần từng bước, là điều mà nhiều con người có thể tham dự. Mơ chi, chờ đón chi, và tiên tri làm chi cho một cơn sóng thần mà mình chưa biết. Thành nhân là một giá trị, hẳn rồi. Và thành công càng là giá trị.
Tôi tán thành ý kiến của TS Nguyễn Quang A.