Trần Trường Sa
Tôi không phải là Đảng viên. Lẻ ra, tôi không có phận sự viết bài này. Tuy nhiên, suy nghỉ lại, tôi vẫn phải chấp nhận sống trong một đất nước bị chi phối bởi “Điều 4 Hiến pháp 2013”, có nghĩa là phải chấp nhận sự lảnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Vì thế, tôi cũng phải mong Đảng tốt lên một tí. Vã lại, Đảng hoạt động bằng tiền thuế của dân (trong đó có tôi); mọi hoạt động của Đảng, đa phần đều ảnh hưởng đến đời sống của dân (trong đó có tôi), cho nên tôi có quyền viết lên những điều này.
Mỗi
lần đến kỳ ĐHĐ, mọi người từ trong Đảng đến ngoài Đảng, từ Đảng viên cấp thấp ở
địa phương đến Đảng viên cấp cao ở trung ương, ai ai cũng quan tâm đến vấn đề
nhân sự là quan trọng hàng đầu. Lý do cho hiện tượng này là rất dể thấy, mọi
người bàn nhiều, thiết tưởng không cần thiết phải nhắc lại. Tôi chỉ xin nhắc một
điều: Con người là quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định! Con người
dù tốt đến bao nhiêu đi nữa nhưng nếu không được cởi trói thì cũng không thể
phát huy cái tốt được.
Bài
học xương máu vào cuối thập niên 80 thế kỷ trước cho thấy quá rỏ. Cởi trói kinh
tế, dân hết đói; cởi trói văn nghệ hàng loạt tác phẩm nghệ thuật từ tiểu thuyết,
thơ ca, âm nhạc, kịch nghệ, điện ảnh có chiều sâu giá trị …. ra đời. Nhưng từ
cuối thập niên 90 đến nay đã chừng ¼ thế kỷ mà tại sao :
-
về kinh tế tuy có phát triển về số lượng nhưng chất lượng không tiến bộ; ngược
lại còn bị tha hóa, lủng đoạn theo chiều hướng tư bản man rợ. Đó là nguyên nhân
của tất cả các vụ tham nhũng hàng ngàn tỷ, của các vụ đội vốn công trình do nhà
thầu nước ngoài thi công với chất lượng tồi tệ….
-
về văn hóa văn nghệ tràn ngập các sản phẩm rẻ tiền; những nhà văn, nhà thơ, nhạc
sĩ ….. toàn cho ra những sản phẩm theo lối mỳ ăn liền ….
-
hàng loạt hoặt động chính trị, xã hội như giáo dục, tư pháp …; hành vi, lối sống,
phát ngôn … của các quan chức đều sa sút chất lượng nghiêm trọng.
-
……………
Chắc
hẳn ở đây còn một nút thắt nào đó trong Đảng chưa được cởi bỏ.
Theo
thiển ý của tôi, nút thắt ấy chính là : “Chủ nghĩa Mac-Lenin và Chủ nghĩa xã hội”.
Việc
từ bỏ nền kinh tế kế hoạch để đi theo nền kinh tế thị trường hơn 30 mươi năm
nay; tư bản nước ngoài, tư bản trong nước mặc sức thao túng nền kinh tế mà vẫn
gắn cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa (dù không ai biết định hướng như thế
nào) là một hành vi trói tay người lao động để giới tư bản phát huy tính man rợ
vốn có của nó!
Việc
chấp nhận quyền tư hữu tư liệu sản xuất một cách toàn diện, được nhà nước bảo hộ
mà vẩn kiên định lập trường Chủ nghĩa Mac- Lenin là một hành vi lừa dối người
dân trong nước và nhân dân toàn thế giới. Những nhà tư bản nước ngoài làm ăn có
đạo đức, chân thật rất e ngại đầu tư vào Việt Nam khi tư tưởng Mác-Lenin còn được
tôn vinh. Họ không nặng nề kỳ thị chính trị đâu, nhưng bài học Venezuela còn
đó. Không ai dại bỏ vốn vào một nơi mà có thể bị quốc hữu hóa theo Chủ nghĩa
Mac-Lenin bất cứ lúc nào!
Vì
thế tôi mong Đại hội đảng lần thứ 13 này, bước ngoặt quan trọng nhất không phải
là vấn đề nhân sự mà là vấn đề văn kiện. Không cần phải thay đổi nhiều! Chỉ cần
bỏ mấy dòng chử “tư tưởng chủ nghĩa Mac-Lenin”; “chủ nghĩa xã hội” thay bằng
“tư tưởng dân giàu-nước mạnh”; “tư tưởng HCM”; “chủ nghĩa quốc gia”; … cũng được.
Đổi tên Đảng thành Đảng Cộng đồng Việt Nam thì rất tốt!
Ngoài
ra, không cần đòi hỏi gì nhiều hơn! Điều 4 Hiến pháp vẫn giữ nguyên (chỉ thay
chử “cộng sản” thành “cộng đồng”). Chế độ độc đảng, dân chủ tập trung, đơn
nguyên chính trị …. vẫn duy trì.
Tôi
tin chắc rằng, nếu Đảng gỡ nút thắt này thì nhiều đảng viên (nhưng mà tốt) hiện
có trong Đảng mới phát huy được năng lực của mình, giúp Đảng phục hồi được lòng
tin của nhân dân.
Không
chừng, Đảng tốt lên thì tôi lại xin vào Đảng đấy!
12/06/2020