Các nhà lãnh đạo quốc gia phân tích tương lai của một quốc gia dựa trên các điều kiện kinh tế chính trị quân sự đang diễn ra. Tuy nhiên, như lịch sử đã chứng minh, khi quyết định, phần lớn các lãnh đạo đều nhìn về quá khứ. Lý do, quá khứ đã được chứng nghiệm giúp cho họ yên tâm và xem đó như là nguồn bảo đảm cho quyết định của mình.
Lịch sử nhân loại
để lại những bài học trong quá khứ không thể bỏ qua. Ba Lan là bài học xương
máu nhất. Các diễn biến chính trị, quân sự đang diễn ra tại Á Châu cho thấy Tập
Cận Bình “yêu” láng giềng Việt Nam cũng giống như Hitler từng “yêu” láng giềng Ba
Lan.
Trong diễn văn đọc
trước Quốc Hội Đức ngày 21 tháng Năm, 1935, Hitler ca ngợi tình láng giềng giữa
Đức và Ba Lan: “Chúng tôi công nhận, với sự hiểu biết và tình hữu nghị thắm
thiết của những người Quốc Xã dành cho Ba Lan, quê hương của một dân tộc ý thức
quốc gia. Quốc Xã Đức, và đặc biệt chính phủ Đức hiện nay, không có mong muốn
nào hơn là sống trong điều kiện hòa bình, hữu nghị với tất cả các nước láng
giềng.”
Nội dung tương tự,
Tập Cận Bình ca ngợi tình láng giềng giữa Trung Cộng và Việt Nam khi phát biểu
trước cái gọi là “Quốc Hội Việt Nam” ngày 6 tháng 11, 2015: “Cổ nhân có câu “
ngàn vàng chỉ để mua tình láng giềng”…Nhân dân hai nước Trung Quốc Việt Nam từ
lâu đã là láng giềng, từ xưa tới nay đã có quan hệ qua lại mật thiết, gần đây
còn có giao tình cùng chống giặc ngoại xâm, ngày nay có cùng chung sự nghiệp
chấn hưng phồn vinh.”
Ngay
cả trong lúc nói những câu ân cần dành cho láng giềng Ba Lan, Hitler đã có ý
định xóa bỏ quốc gia này trong bản đồ thế giới.
Lúc
4:45 phút sáng thứ Sáu ngày 1 tháng 9, 1939, Hitler tung một đạo quân lên đến
1.5 triệu người thuộc nhiều binh chủng và áp dụng chiến thuật tấn công chớp
nhoáng để tấn công Ba Lan từ cả hai hướng Bắc và Nam. Chỉ riêng lục quân đã lên
đến 54 sư đoàn. Quân đội Ba Lan cũng lên đến một triệu nhưng chống cự chưa được
bốn tuần lễ. Thủ đô Warsaw đầu hàng ngày 27 tháng 9, 1939. Hơn năm triệu, trong
tổng số ba mươi mốt triệu dân Ba Lan bị giết trong Thế Chiến Thứ Hai.
Tại
sao Hitler đánh Ba Lan trước?
Các
sử gia đưa ra nhiều lý do nhưng nếu chọn một lý do, phần lớn đồng ý lý do hàng
đầu là không gian sinh tồn của một Hitler đang ôm mộng đế quốc. Ba Lan, ngoài
ra còn giữ vị trí chiến lược như một vùng độn (buffer state) ở phía Đông, và để
tấn công Liên Sô, Đức phải tấn công Ba Lan trước.
Theo
sử gia Tadeusz Piotrowski, tại Obersalzberg ngày 22 tháng 8, tức chỉ một tuần
lễ trước khi tấn công Ba Lan, Hitler chỉ thị cho các tư lịnh mặt trận: “Mục
đích của chiến tranh là tiêu diệt khả năng vật chất của kẻ thù. Đó là lý do tôi
đã chuẩn bị, hiện nay mới chỉ từ phía Đông, các đơn vị SS với các mệnh lệnh
giết không thương xót hay khoan dung tất cả đàn ông, đàn bà, và trẻ em con cháu
dòng dõi Ba Lan hay nói tiếng Ba Lan. Với cách duy nhất này chúng ta mới có thể
có được một không gian sinh tồn mà chúng ta cần.”
Ba
Lan là quốc gia duy nhất Hitler không cần lập một chế độ bù nhìn, thay vào đó
bị cai trị trực tiếp và vô cùng hà khắc dưới bàn tay của Hans Frank, một luật
sư riêng của Hitler được cử sang cai trị Ba Lan. Tội phạm chiến tranh này bị
treo cổ tại Nuremberg ngày 16 tháng 10, 1946. Hitler còn chủ trương đồng hóa
dân tộc Ba Lan trong đó có cả việc thay đổi họ tên, ngôn ngữ, lễ nghi nhà thờ
và gần như mọi phương tiện thông tin.
Tại
sao Ba Lan đầu hàng chỉ trong vòng bốn tuần lễ?
Các
sử gia đưa ra nhiều lý do, nhưng nếu phải chọn một, có lẽ nên chọn lý do Ba Lan
không chuẩn bị chiến tranh về mọi mặt ở một mức độ như Đức Quốc Xã.
Vũ
khí quá lạc hậu, trông cậy các đồng minh ở xa, quân đội trên danh nghĩa có cả
triệu quân nhưng động viên chỉ mỗi một ngày trước khi các chiến xa Đức vượt
biên giới dù Hilter đã nuốt sống Tiệp từ tháng Giêng, 1939.
Không
cần phải phân tích dài dòng, chỉ thay Việt Nam vào Ba Lan trong bài viết sẽ
thấy hiểm họa Trung Cộng đang đè nặng trên đầu dân tộc Việt.
Những
kẻ độc tài thời đại nào cũng giống nhau vì đều là những con người có lòng tham
quyền lực không đáy. Dưới mắt họ không có con người mà chỉ có đất đai và của
cải.
Nếu
Hilter chỉ muốn dừng lại ở Áo và Tiệp, có lẽ bản đồ thế giới ngày nay đã khác.
Tương tự, Trung Cộng sau 40 năm bán sức lao động của bảy trăm triệu người Trung
Hoa để tạo một lượng thặng dư tài sản khổng lồ để khắp nơi trên thế giới nhưng
không dừng lại. Tập Cận Bình nuôi mộng bá chủ thế giới và sẽ xua đàn kiến đỏ
Tàu Cộng tàn phá Việt Nam trong một ngày nào đó.
Những
gì xảy ra ở Ba Lan sẽ xảy ra ở Việt Nam với một mức độ thảm khốc hơn nhiều
trong tương lai.
Vậy
câu hỏi đặt ra là phải làm gì?
Về
mặt lý luận, người viết đã phân tích trong bài “Để thắng được Trung Cộng”, xin
tóm tắt dưới đây:
1.
Việt Nam phải có dân chủ. Việt Nam phải có dân chủ mới bảo vệ được đất nước.
Điều đó đúng nhưng cần phải nói thêm, dân chủ không chỉ giúp bảo vệ đất nước mà
còn để thắng được Trung Cộng. Ngoài ra, dân chủ phải đến sớm, đừng đợi đến khi
chiến tranh Á Châu bùng nổ, máu đổ, thây phơi mới đến.
2.
Vượt qua mọi bất đồng để tạo thế đoàn kết dân tộc. Một dân tộc chia rẽ không
thắng được ai. Đây là thời điểm để xác định lại lòng yêu nước. Yêu nước ngày
nay không phải là sản phẩm của chủ nghĩa dân tộc cực đoan hay bùa mê CS mà gắn
liền với với quyền lợi sống còn của đất nước và hướng đi dân chủ nhân bản của
thời đại. Chỉ có một Việt Nam đoàn kết dưới ngọn cờ dân chủ mới thật sự tập
trung được sức mạnh tổng hợp của dân tộc và là nền tảng cho một quốc gia dân
chủ thịnh vượng lâu dài.
3.
Chủ động chiến lược hóa vị trí quốc gia. Giống hệt vị trí của Ba Lan trước Thế
chiến thứ Hai, Việt Nam hiện còn đang giữ vị trí chiến lược nhưng vì CSVN bám
theo chân Tàu Cộng nên không chủ động chiến lược hóa vị trí quốc gia được. Mọi
chính sách đối ngoại của CSN đều phải được Bắc Kinh chấp thuận và không được tự
tiện đi ra ngoài chính sách đối ngoại toàn cầu của Trung Cộng.
4.
Ba Lan có liên minh quân sự với Anh và Pháp nhưng gần như không có sự hợp tác
chiến lược cụ thể nào. Ngay cả sau khi tuyên chiến với Đức, các lãnh đạo Anh và
Pháp vẫn còn tin vào một giải pháp chính trị hơn là một đương đầu trực tiếp
bằng quân sự. Do dự là cha đẻ của mọi thất bại. Liên minh giữa Ba Lan với Anh,
Pháp là những liên minh không đáng tin cậy và quốc gia nào có những liên minh
không đáng tin cậy sẽ dễ bị tấn công hơn là các quốc gia có sự liên minh tin
cậy.
Bốn
điểm nêu trên, chọn lựa dân chủ là quan trọng nhất.
TT
Harry Truman đã không mạnh dạn gởi Hàng không mẫu hạm USS Franklin D. Roosevelt
và hạm đội tháp tùng hùng hậu vào Địa Trung Hải để bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ trong xung
đột Eo Biển Thổ năm 1946 và nhất là không ủng hộ Thổ vào NATO nếu Thổ không cam
kết một nền dân chủ.
Yêu
nước ngày nay đồng nghĩa với yêu dân chủ và mọi người Việt dù ở đâu hãy nỗ lực
cho mục đích tối cần thiết và quan trọng này.
Trần
Trung Đạo
(FB
Trần Trung Đạo)
http://www.tintuchangngay.org/2020/06/tran-trung-ao-bai-hoc-lang-gieng.html