Nguyễn Đình Cống
Hình như tại các nước có chế độ đa nguyên thì
đại hội các đảng, kể cả của đảng cầm quyền, rất gọn nhẹ, tiêu rất ít tiền. Vì
sao vậy ?. Vì họ chỉ được dùng tài chính của
đảng , không được xài ngân sách quốc gia như một dạng tiền chùa.
Tiêu rất nhiều tiền cho đại hội chỉ diễn ra đối
với các đảng thống trị, trước đây là ĐCS Liên xô, hiện nay số một là ĐCS Trung
quốc, số hai có lẽ là ĐCS VN. Họ tha hồ dùng tiền ngân sách từ thuế của dân và
tài sản quốc gia. Số tiền chi cho ĐH đảng chắc là rất lớn nhưng khó thống kê cho đầy đủ và là số liệu tuyệt mật.
Một số người băn khoăn, không hiểu tổng chi
phí cho các cấp lần ĐH 13 này của ĐCSVN sẽ hết bao nhiêu. Một số dự đoán không
dưới 40 ngàn tỷ.
Gần đây Thu Hà
công bố bài “Đại hội XIII, một tỷ đô la sẽ “cuốn theo chiều gió”
(Báo Tiếng Dân ngáy
12/6/2020). Nhưng tác giả chỉ mới tính
toán dựa vào một vài số liệu thu thập được gần đây và QĐ số 39 ngày 4/9/2014.
Đó là QĐ của Văn phòng trung ương đảng về
chi phí cho các đại hội cấp dưới, chuẩn bị tiến tới ĐH 12. QĐ 39 kể ra 13 khoản, đó chỉ mới là chi cho ĐH từ tỉnh
thành trở xuống, chưa kể đến các khoản chi cho ĐH toàn quốc, trong đó chưa thấy
kể các việc như tổ chức các đoàn đi nước ngoài chuẩn bị văn kiện, vé máy bay
cho các đại biểu trong nước về dự ĐH, chi quà tặng cho các đại biểu và người phục
vụ, chi cho các đoàn khách nước ngoài v.v…
Tổ chức một đại hội,
việc cần chi nhiều thứ. Vấn đề là chi như thế nào cho hợp lý, không lãng phí.
ChỈ xin kể ra một thứ lãng phí , rất hình thức, đó là bông hoa đeo ngực cho các
đại biểu dự ĐH các cấp. Mỗi bông hoa giá từ 5 đến 10 ngàn, toàn bộ hết trên 1 tỷ.
Phần lớn số hoa này nhanh chóng biến thành rác. Quan ọng là lãng phí thời gian
và nhân lực. Số đại biểu dự ĐH các cấp quá đông và thời gian họp quá dài. Đại
đa số đại biểu đến họp chủ yếu là để nhận sự vinh dự và cho thêm phần vui vẻ chứ
đóng góp cho ĐH rất ít. Phần lớn chẳng nghe báo cáo chính trị, chẳng biết gì mà
thảo luận về phương hướng và chỉ tiêu. Ngay cả việc bầu cử, đa số chỉ hóng hớt
về nhân sự và bầu theo chỉ đạo chứ biết
cụ thể may ra chỉ được vài phần trăm (đại biểu ở vùng này bầu cho một ứng viên ở
vùng khác thì phần lớn là không biết gì về phẩm chất của người ấy).
Lãng phí trong việc mất nhiều thì giờ để làm,
để đọc và nghe văn kiện. Hình như ở ĐH chẳng có ai chăm chú lắng nghe đọc báo
cáo. Họ ngồi im lặng nhưng không nghe. Mà người đọc, phần lớn đọc như cái máy.
Đọc xong rồi không nhớ, không hiểu những điều cụ thể mình đã đọc những gì, chỉ
nhớ rẳng đã đọc báo cáo.
Về giá thành của báo cáo. Lấy tổng chi phí các
loại để có được báo cáo, dem chia cho số chữ của nó thì được A, giá thành mỗi chữ của báo cáo. Ước
tính A khoảng từ 100 đến 200 ngàn đồng. Để tỏ ra báo cáo có giá trị người ta cố viết nó
thật dài bằng cách đưa vào nhiều những lời
sáo rỗng và khẩu hiệu. Tôi chưa được đọc văn kiện của ĐH 13, còn văn kiện của ĐH 10;
11; 12 là quá dài. Nếu được viết thật
súc tích thì có thể rút bớt khoảng 2 phần ba số chữ, như vậy A sẽ tăng lên, đến
khoảng 500 ngàn.
Các trường Đại học,
các Viện và các nhà khoa học có nghiên cứu và giảng dạy các loại kinh tế vĩ mô
và vi mô cũng nên có ai đó, tổ chức nào đó nghiên cứu về Kinh tế ĐH đảng. Tác
giả Thu Hà được dẫn ở trên mới chỉ là một cá nhân lẻ loi và mới bắt đầu.
Gọi hệ số chi cho
ĐH là P, bằng tổng chi phí cho mọi công việc liến quan đến đại hội từ cơ sở đến
trung ương, chia cho ngân sách nhà nước một năm thì ĐH 13 của ĐCSVN chắc lập được
kỷ lục của thế giới vì có chỉ số P cao nhất. Không biết điều này sẽ làm cho
toàn Đảng, toàn Dân, toàn Quân tăng niềm tự hào hay tăng niềm xót xa.