Thời điểm Đại Hội 12 đầu năm 2016 sắp tới đòi hỏi chúng ta phải nói thẳng, nói thật, nói hết với quảng đại quần chúng, với toàn thể đảng viên, với niềm hy vọng áp lực lên Đảng cầm quyền toàn trị để mong thoát khỏi sự tụt hậu ngày càng trầm trọng về mọi mặt của đất nước, đồng thời xây dựng một nước VN hòa bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải.
Các bài góp ý đã đăng :
- ông Lê Công Giàu : Thư đảng viên, không phải “Thế lực thù địch”!
- ông Võ văn Thôn : GÓP Ý VĂN KIÊN ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN VN.
- ông Tống Văn Công : GÓP Ý VĂN KIÊN ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN VN.
- ông Lê Thân : Bản góp ý “ Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 12 “
- Ông NguyễnThu Giang, nguyên Phó GĐ Sở Tư Pháp Tp/ HCM : “QUY CHẾ BẦU CỬ ỨNG CỬ TẠI ĐẠI HỘI 12 “ ĐCSVN THEO QUYẾT ĐỊNH 244-QĐ/TW"
- GS Tương Lai : “Từ bỏ mô hình đã lựa chọn sai, mô hình Xã hội chủ nghĩa.”."
“Từ bỏ cái gọi là “Chủ nghĩa Mác-Lênin ”."
“Trung thực và nghiêm túc thực hiện “Điều mong muốn cuối cùng” trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ”."
Chúng tôi giới thiệu bài "KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI ĐIỀU LỆ VÀ CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG" của ông Hà Tuấn Trung, đảng viên thuộc Chi bộ 10, Đảng bộ Phường Đội Cấn – Quận Ba Đình Hà Nội
Ông Hà Tuấn Trung: " Dư luận nhân dân cho rằng chất lượng của Đảng cộng sản Việt Nam bây giờ đã khác rất xa so với thời kỳ cách mạng và kháng chiến. Đi đôi với những sai lầm về đường lối, Đảng lại dùng những biện pháp phi dân chủ, trấn áp mọi ý kiến khác biệt, coi cả những dân oan đi khiếu kiện hoặc những người biểu thị thái độ chống Trung Quốc xâm lược, bành trướng...cũng biến thành những “thế lực thù địch” !...
Làm như vậy là Đảng đã tự cô lập mình trước ý chí và nguyện vọng của nhân dân... tạo ra nguy cơ bùng nổ hỗn loạn, thậm chí xẩy ra nội chiến bất cứ lúc nào.
Nhiều đảng viên trung kiên của đảng cũng cảm thấy xấu hổ hơn là tự hào với danh hiệu đảng viên cộng sản hiện nay, lòng tin của nhân dân đối với Đảng đã giảm sút nghiêm trọng! Cảm nhận của nhân dân về sự vĩ đại của Đảng chỉ còn là những ký ức tiếc nưối trong quá khứ...Bên ngoài thì Trung Quốc với dã tâm bành trướng, thực sự là kẻ thù nguy hiểm đang uy hiếp nền độc lập, thống nhât toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta... "
KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI ĐIỀU LỆ VÀ CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG
--- (dự thảo 2 – ngày 12/6/2015) ---
Hà Tuấn Trung
Kính gửi :
- ĐAI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LẦN THỨ XII
- BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Tôi là Hà Tuấn Trung, đảng viên thuộc Chi bộ 10, Đảng bộ Phường Đội Cấn – Quận Ba Đình Hà Nội. Thực hiện quyền của đảng viên tại Điều 3 – Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam hiện hành : “Đảng viên có quyền : “1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng...”. Nhân dịp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII - Cơ quan lãnh đạo tối cao của Đảng sắp họp, tôi xin kiến nghị Đại hội sửa đổi một số vấn đề quan trọng trong Điều lệ và Cương lĩnh của Đảng.
1) Kể từ ngày thành lập Đảng cho đến khi lãnh đạo
toàn dân giành được thắng lợi vang dội trong cách mạng Tháng 8 năm 1945 và tiến
hành thành công 2 cuộc kháng chiến “thần thánh” bảo vệ nền độc lập và thống nhất
Tổ Quốc, Đảng ta xứng đáng với sự tôn vinh của nhân dân : quang vinh và vĩ đại, được
cả thế giới khâm phục ! Nguyên nhân căn
bản của những thắng lợi đó là do có đường lối đúng, hợp ý nguyện của nhân dân
và thực hiện đúng Tư tưởng Đại đoàn kết của Hồ Chí Minh, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dân tộc...
được nhân dân tin tưởng tuyệt đối và hết lòng ủng hộ, không quản ngại hy sinh,
gian khổ...
Tuy nhiên, từ sau khi kết thúc chiến tranh, Đảng
ta đã phạm sai lầm về đường lối xây dựng đất nước dựa trên nền tảng lý luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin, dẫn đến nguy cơ đổ vỡ vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước.
Trong bối cảnh đó, Đại hội VI của Đảng đã nhận ra sai lầm và quyết định thay đổi
đường lối, gọi là “đổi mới”, thực chất là từ bỏ một phần những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác-Lênin. Nhờ đó mà đất nước thoát khỏi nghèo đói, khủng hoảng
và có những bước phát triển nhất định...Nhưng do đổi mới còn nửa vời nên sự
phát triển rất chậm chạp và không bền vững dẫn đến tụt hậu ngày càng xa so với
các nước khác cùng có bước khởi đầu tương tự hoặc lạc hậu hơn ta rất nhiều.
Trong khi đó tình trạng suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên và tệ quan liêu, tham nhũng ngày càng nặng nề đã và đang phá nát Đảng từ
bên trong
Dư luận nhân dân
cho rằng chất lượng của Đảng cộng sản Việt Nam bây giờ đã khác rất xa so với thời
kỳ cách mạng và kháng chiến. Đi đôi với những sai lầm về đường lối, Đảng lại
dùng những biện pháp phi dân chủ, trấn áp mọi ý kiến khác biệt, coi cả những dân oan đi khiếu kiện hoặc những người
biểu thị thái độ chống Trung Quốc xâm lược, bành trướng...cũng biến thành những
“thế lực thù địch” !...Làm như vậy là Đảng đã tự cô lập mình trước ý chí và
nguyện vọng của nhân dân... tạo ra nguy
cơ bùng nổ hỗn loạn, thậm chí xẩy ra nội chiến bất cứ lúc nào. Nhiều đảng viên
trung kiên của đảng cũng cảm thấy xấu hổ hơn là tự hào với danh hiệu đảng viên
cộng sản hiện nay, lòng tin của nhân dân
đối với Đảng
đã giảm sút nghiêm trọng! Cảm nhận của nhân dân về sự vĩ đại của Đảng
chỉ còn là những ký ức tiếc nưối trong quá khứ...Bên ngoài thì Trung Quốc với
dã tâm bành trướng, thực sự là kẻ thù nguy hiểm đang uy hiếp nền độc lập, thống
nhât toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta...
Vì vậy đã đến lúc Đảng cần nhìn thẳng vào sự thật,
đánh giá đúng tình hình đặng tiến hành đổi mới một cách căn bản và toàn diện nhằm
cứu lấy Đảng, khôi phục lại lòng tin của
nhân dân và phục vụ nhân dân được tốt hơn.
Trước thực trạng hiện nay của đất nước, nếu Đảng
không tỉnh ngộ thì sớm muộn sẽ tự mình đánh mất vai trò lãnh đạo đi đến tan rã
và sụp đổ ! Nói một cách khác là Đảng phải tự mình đổi mới mạnh mẽ để trở thành
một đảng thực sự đặt quyền lợi của nhân dân, của Tổ Quốc Việt Nam lên trên hết,
chứ không phải chỉ vì quyền lợi của Đảng hoặc vì mục đích xây dựng một thứ chủ
nghĩa viển vông nào đó.
2) Từ khi thành lập đến nay, ĐCSVN đã có 3 cương
lĩnh chính trị :
1. Cương
lĩnh giải phóng dân tộc : tức “Chính cương vắn tắt” do Nguyễn Ái Quốc
soạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng ngày 3/2/1930 đồng thuận.
Sau 45 năm (1930 – 1975) Cương lĩnh này đã hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch
sử.
2.Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại
hội VII (năm 1991) quyết định. Cương lĩnh này ra đời sau khi Liên Xô và phe
xã hội chủ nghĩa vì thực hiện theo lý luận của “chủ nghĩa Mác-Lênin” mà đã sụp
đổ, nhưng do nhận định sai về nguyên nhân của những sự sụp đổ đó mà Đảng ta vẫn
“kiên trì” đi vào vết xe đã đổ của họ !
3.Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội do Đại hội XI (năm 2011) bổ sung, phát triển Cương
lĩnh 1991. Nội dung của cương lĩnh này tuy có được điều chỉnh chút ít
nhưng về căn bản không khác so với Cương lĩnh năm 1991.
Thời gian hiệu lực của Cương lĩnh hiện hành
chưa thể định lượng được, vì theo tuyên bố của TBT Nguyễn Phú Trọng thì đến hết
thế kỷ XXI chưa chắc đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện, tức là thời
kỳ quá độ vẫn chưa thể kết thúc!
Chủ nghĩa xã hội mang ý nghĩa phổ quát
như một lý tưởng hướng tới xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh và hạnh phúc cho tất cả mọi người...đã xuất hiện từ hàng
ngàn năm trước, phản ánh nguyện vọng mong muốn của nhân loại…Từ đó trên
thế giới đã xuất hiện nhiều loại hình chủ nghĩa xã hội khác nhau và đương nhiên
cũng có kết cục khác nhau.
Chủ
nghĩa xã hội mà Cương lĩnh 1991 và 2011 của ĐCSVN xác định là “chủ
nghĩa xã hội khoa học” để
tiến lên Chủ nghĩa
cộng sản
theo lý luận ban đầu của Mác, lý luận đó đã bị thực tiễn chứng minh là sai
lầm, ảo tưởng…
Do Cương lĩnh hiện hành của Đảng xác định: chủ
nghĩa xã hội mà ta xây dựng là một
bước quá độ để tiến lên chủ nghĩa cộng sản nên trong quá trình xây
dựng phát triển đất nước...mọi đường lối, chủ trương, chính
sách...đều phải định hướng theo mục đích, tiêu chí của một xã hội cộng
sản. Đó là một sự định hướng mang tính chủ quan, ngoài quy luật...
hậu quả là tạo ra những mâu thuẫn, cản trở quá trình xây dựng đất
nước trong tình trạng lạc hậu bế tắc và cuối cùng sẽ khó tránh khỏi sụp
đổ. Sau mấy chục năm thực hiện “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” tuy đã đạt được một số thành
tựu nhất định (thoát khỏi khủng hoảng, cải thiện được một phần mức
sống của nhân dân...) nhưng về cơ bản cho đến nay Việt Nam vẫn còn là
một nước nghèo, năng suất lao động rất thấp, tụt hậu ngày càng xa so
với các nước khác trong khu vực...kết quả đó rất không tương xứng với khả
năng thực tế của đất nước, của dân tộc ta và đang có nguy cơ mắc vào bẫy
thu nhập trung bình thấp, không thể phát triển cao hơn được nữa.
Nguyên nhân cốt lõi của tình hình kể trên
không phải là do nhân dân ta thiếu cần cù, thông minh hoặc đất nước ta
thiếu nhân tài, cũng không phải là do sự điều hành quản lý của các
cơ quan Nhà nước yếu kém hoặc thiếu trách nhiệm...mà nguyên nhân cốt
lõi là ở chỗ : tất cả đều phải hoạt động trong khuôn khổ Cương lĩnh
hiện hành của Đảng, mà thông qua thực tiễn ngày càng bộc lộ rõ sự
lạc hậu của nhiều nội dung quy định trong đó.
Những năm gần đây đã xuất hiện không ít
những luồng tư duy và cả những kiến nghị chính thức với Trung ương
Đảng, như:
Cần đổi mới mạnh mẽ, căn bản
và triệt để hơn nữa đất nước mới có thể phát triển được. Cần phải xây dựng Nhà nước pháp
quyền thực sự của dân, do dân, vì dân, mở rộng dân chủ; phải thị
trưởng đầy đủ, cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế;
phải công nhận quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất; phải
cải cách giáo dục v.v và v.v.....
Đó đều là những ý kiến rất tâm
huyết và trí tuệ...Tuy nhiên tất cả những ý kiến đó dù rất hợp lý
nhưng đều không được chấp nhận, vì đó là những loại ý kiến nằm ngoài
Cương lĩnh hiện hành của Đảng mà lâu nay vẫn được coi là bất khả xâm
phạm (?)
Vấn đề đặt ra là chúng ta có nên “kiên
trì” chờ đến khi kết thúc thời kỳ quá độ (khoảng 100 năm nữa) mới
đánh giá toàn bộ kết quả và mới tính đến việc xây dựng một Cương
lĩnh khác? Hay là ngay từ bây giờ thông qua thực tiễn đã cho thấy cần
có một Cương lĩnh mới phù hợp với tình hình hiện nay và trong vài
chục năm tới, để đẩy nhanh quá trình xây dựng đất nước tiến lên
thành một nước phát triển, phồn vinh và hạnh phúc.
Với suy
nghĩ trên đây, tôi xin mạo muội soạn thảo về một số nội dung cần đổi mới trong
Điều lệ và Cương lĩnh chính trị của Đảng (gửi kèm theo thư này). Kính mong
được Ban chấp hànhTrung ương và Đại hội XII của Đảng quan tâm nghiên cứu
.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015
Hà Tuấn Trung
Click vào đây để xem toàn văn "KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI ĐIỀU LỆ VÀ CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG"
Click vào đây để xem toàn văn "KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI ĐIỀU LỆ VÀ CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG"