Thế sự
Việt Nam hiện đang sống trong một chế độ toàn trị, sự cầm quyền của Đảng Cộng sản được ghi cả vào Hiến pháp. Hiện nay, trong một xu thế mới, các tổ chức xã hội dân sự đã lần lượt ra đời, bất chấp cấm đoán từ phía nhà cầm quyền.
Trả lời trên RFA, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội hiện sống ở Hà Nội nhận định về xu hướng phát triển xã hội dân sự trong bối cảnh hiện nay. Ông nói:
“Đặc biệt bây giờ một số anh em lập ra mười mấy tổ chức xã hội dân sự, nhưng tôi nhìn thấy là nó còn mỏng lắm, khởi xướng của anh em rất là đáng khuyến khích, đáng hoan nghênh. Nhưng mà cái để đảm bảo các tổ chức đó hoạt động chính là cơ sở pháp luật. Nếu không có Luật lập hội thì làm sao những tổ chức đó có cơ sở phát triển được. Cho nên người ta để như vậy nhưng lúc nào muốn dẹp là dẹp nó không có bảo đảm gì. Cho nên việc thúc đẩy là đòi hỏi phải có luật cơ bản, có nghĩa là bây giờ Việt Nam có một qui trình không bình thường Hiến pháp thì bị luật treo, còn luật thì bị nghị định treo, thông tư treo, đưa ra thì có số liệu nhưng không có hiệu lực thi hành.”
Dù vậy, các tổ chức xã hội dân sự, dù chưa có nhiều thành viên tham
gia, chưa được đông đảo nhân dân ủng hộ vì sợ sự đàn áp bằng bạo lực, vẫn có những cuộc hội họp để đề ra cương lĩnh hoạt động trong thời gian gần đây. Vào ngày 5/8/2014, đại diện của 19 tổ chức xã hội dân sự độc lập đã nhóm họp trong vòng 2 giờ tại Văn phòng Công lý
Hòa bình, Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở Saigon. Đây là cuộc họp thường kỳ lần thứ ba mà các hội đoàn độc lập tự phát này thực hiện, các cuộc họp thường chú trọng thảo luận tình hình đất nước.
Nhà cầm quyền Việt Nam đã tìm cách
ngăn trở các hoạt động này. Nhưng có một điều đáng ghi nhận cách thức ngăn trở đã “mềm” hơn trước đây. Nếu cách đây vài năm, việc công khai thành lập và danh tính người tham gia
có thể nhận ngay hậu quả là bị công an “mời làm việc” thì nay chỉ một số thành viên chủ chốt như TS Phạm Chí Dũng- chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển và blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị triệu tập.
Theo tiến sĩ Phạm Chí Dũng, ông đã nhận ra những “tín hiệu” từ nhà cầm quyền, ông nói trên các
phương tiện truyền thông hải ngoại: “Tôi hy vọng trong thời gian tới họ (nhà cầm quyền) và chúng tôi sẽ có được mối dung hòa chung và có thể giải thích đối thoại thậm chí là chia sẻ với nhau và chúng tôi cũng có thể có điều kiện để chia sẻ phần nào đối với nhà nước Việt Nam về những vấn đề liên quan tới đại sự quốc gia.”
Theo ông
Phạm Chí Dũng tín hiệu mới của chính quyền xuất phát từ những cam kết quốc tế, đến từ Công ước quốc tế cấm tra tấn, từ việc Việt Nam gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, từ việc Nhà nước Việt Nam cam kết sẽ mở rộng xã hội dân sự có thể liên can tới quyền lập hội. Chủ yếu là từ những tác động quốc tế nó dẫn đến thái độ của nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức xã hội dân sự thể hiện với cá nhân ông trong lần triệu tập ngày 5/8/2014.
Trong
tình hình Việt Nam buộc phải chọn lựa hướng tiếp cận với thế giới để tìm đồng minh khi mà Trung Quốc vẫn tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông, nhiều nhà nhận xét chính trị cho rằng hiện nay chính là thời điểm tốt nhất để các tổ chức xã hội dân sự ra đời và tìm cách trở thành tiếng nói đối lập ôn hòa với chính quyền. Nhưng liệu việc đối thọai thực sự của hai bên sẽ đến? Việc này có vẻ chưa thể có trong thời điểm hiện nay, và nếu nó xảy ra, sẽ là dấu ấn lịch sử trong việc cải cách và thay đổi thể chế toàn trị tại Việt Nam.
Dân News