Trần Quang Thành thực hiện
Hồi đầu năm nay, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra Thông điệp 2014 rất hoành tráng với
những lời hứa hẹn đây ấn tượng về
cải cách thể chế ; về tạo điều kiện để dân chúng tiếp cận mạng thông tin toàn cầu nhằm mở rộng tự do, dân chủ, tiếp cận thông
tin ; về gói kích cầu nông nghiệp, nông thôn và nông dân vv và vv
Bảy tháng đã trôi qua,
lời hứa và thực thi lời hứa của
Thủ tướng ra sao? Câu hỏi đó được giải đáp phần nào qua cuộc phỏng
vấn nhà bình luận Nguyễn Hoàng Đức của phóng viên Trần Quang Thành
Mời quí vị theo dõi
Trần Quang Thành : Xin
chào nhà bình luận Nguyễn Hoàng Đức
Nguyễn Hoàng Đức : Vâng,
xin chào nhà báo Trần Quang Thành
TQT : Đầu năm 2014, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại đưa ra một thông điệp
mới rất hoành tráng. Ông hứa cải
tiến thể chế. Ông lại hứa mở rộng tự do, dân chủ, tạo điều kiện cho
nhân dân tự do phát biểu, tự do lên tiếng. Ông lại hứa hẹn với nông
dân sẽ có những món tiền giúp cho
nông dân phát triển nông nghiệp để nông thôn tiến bộ hơn trong cuộc
sống hiện nay. Bảy tháng đã trôi qua, nhà bình luận Nguyễn Hoàng Đức
thấy những lời hứa hẹn cua ông Thủ tướng đã đi đến đâu?
NHĐ : Chúng ta phải hiểu rõ bản chất và căn nguyên của nó. Một chính trị gia của Ý là ông Machiavelli có nói là lãnh
đạo muốn tồn tại thì phải hứa liên tục bởi vì khi anh ngừng hứa thì anh ngừng
làm cho nhân dân hy vọng. Ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói
là tái cơ cấu, thì tái cơ cấu để làm gì, khi nền kinh
tế đang đổ nát rồi. Với cả Vinashin và Vinalines
nợ chầy bây chưa trả. Nợ đọng nợ xấu nhiều thế nào
thì chúng ta không có thống kê chính xác chân thực, để đánh giá được vấn đề. Nhưng nó rất là khủng khiếp rồi, nó vượt qua ngưỡng an
toàn bao nhiêu Kilomet thì chúng ta cũng chỉ áng chừng thôi.
Câu chuyện tái cơ cấu là thế này: Bây giờ bản chất của quyền lực
chính trị là người ta phải giữ ghế.
Nhưng
mà hứa tự do dân chủ cho nhân dân.
Nếu bây
giờ nhân dân càng tự do dân chủ thì đảng cộng
sản lãnh
đạo độc tài lại càng sợ mất chỗ, thế thì làm thế nào để thực hiện đây? Hầu như
nguyên lý căn bản không thể xử lý được mâu thuẫn này, đó là điều thứ nhất.
Điều thứ hai, chúng ta nhìn một chút là khi khoán hợp tác xã ra đời và ông
bí thư ở Vĩnh Phú bị kỷ luật khi đưa ra việc
khoán và cuối cùng cả nước đi theo bước chân của ông là khoán ruộng đất. Tôi đã đi về vùng nông thôn tôi thấy một điều thế này: Tất cả các cán bộ ban chủ nhiệm hợp tác xã là họ chống lại khoán ruộng
đất bởi họ đang có nhu cầu đánh kẻng cho nhân dân đi làm rồi họ chia chác điểm,
chia chác thóc và tất cả các bổng lộc thu ở đấy. Bây giờ họ khoán cho nông dân thì tất cả các uy lực của họ trở thành là vớ vẩn,
lèo phèo hết. Vì vậy họ chống lại cái tốc độ
khoán ruộng đất ấy hơn ai hết. Giờ đây việc tái cơ cấu cả nền kinh tế cũng như thế. Cụ thể hơn là cổ phần hóa các
cơ sở kinh tế quốc doanh, tạm gọi là tư
nhân hóa. Rồi xuất hiện cả những vấn đề
lớn chính trị ở trong kinh tế đó là công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của công
nhân. Công đoàn độc lập ra đời thì lại là một hình thức của ông Walesa của Ba
lan xuất hiện, Công đoàn đại đoàn kết, người ta sẽ phản ứng lại cái việc độc
tài của cái công đoàn của đảng chuyên bảo vệ cho giới chủ mà không thực sự đứng
về phía công nhân. Tái cơ cấu thì anh sẽ phải cổ phần hóa sẽ làm mất cái cơ cấu
quốc doanh mà cơ cấu quốc doanh ấy là để trao cho nhiều nhân vật quyền lực. Tôi
kể anh một chuyện thật 100% và nó vẫn diễn ra hàng ngày ở đây. Cách đây 20 năm tôi vào Sài Gòn có một anh chỉ làm giám đốc một công ty khoảng 20 người
thôi mà anh ta đi một chiếc xe Lada cũ. Xe Lada khi ấy chỉ có hàng thứ trưởng mới
được đi. Cơ quan của anh ta chỉ có 20 người nhưng anh ta cứ nghiễm
nhiên đi xe Lada nghĩa là phải đổ xăng rồi nuôi một lái xe, phải có chỗ giữ xe. 20 người nhân viên của anh ta không thể chịu nổi chi phí
cho chiếc xe ấy vào thời điểm ấy và anh ta tuyên bố luôn: Chúng tôi cần những người trung thành chứ không cần những
người tài. Bởi vì người trung thành thì
làm cho chúng tôi vẫn có chức, còn người tài thì làm anh ta mất chức. Thế thì
câu chuyện của chúng ta bây giờ vẫn thời sự.
Bây giờ
chúng ta tái cơ cấu quốc doanh, lại cổ phần hóa tư nhân thì
lại phá vỡ cơ cấu quyền lực. Chúng ta đều biết người châu Á, người Trung Quốc và người Việt Nam rất nặng về học để làm
quan. Học bao nhiêu đèn sách cuối cùng chỉ để làm quan, ăn trên
ngồi trốc. Bây giờ cô phần hóa, tư nhân
hóa, dân sự hóa thì nó phá vỡ cái cơ cấu quyền lực. Cho nên đây là một mâu thuẫn
không thể giải quyết được, là điều khó khăn duy nhất khiến họ nói một đằng làm
một nẻo. Nếu anh không hưa hẹn thì anh sẽ chấm dứt vai trò lãnh đạo,
nhưng giờ anh hứa hẹn thì có làm được không? Chẳng hạn như ngày xưa người ta đã
nói rất nhiều rồi những "nghị quyết như 192 đánh từ vai đánh xuống"
hoặc chống tham nhũng thì chống từ ai và đến ai thì phải dừng lại. Có nhiều đại biểu Quốc hội đã nói rồi, chỉ có người lãnh đạo
có quyền lực thì mới tham nhũng được chứ còn anh nông dân, anh công nhân thì làm gì có quyền để mà
tham nhũng. Nên tôi tóm lại khi tái cơ cấu thì lại mất chỗ địa
vị và chỗ đứng của người cầm quyền mà chuyện ấy họ thực hiện cực kỳ khó. Chúng
ta lại soi sang Trung Quốc một chút, vừa rồi họ ra
cái lệnh là kê khai tài sản và không cho một số gia đình gửi tiền ra nước ngoài
và nếu anh không khai báo thì anh phải mất chức, thì một loạt quan chức Trung Quốc họ xin mất chức luôn để họ
giữ cái khoản tiền ấy, bởi vì họ cho rằng họ đã thu được một món rất khá để họ
hạ cánh an toàn.
TQT : Như
vậy có nghĩa là điều đấu tiên ông Thủ tướng haa cải tiến thể chế
thì bảy tháng qua vẫn giẫm chân tại chố và ông học chính trị gi nước Ý là hứa, cứ hứa và hứa để dân cứ hy vọng và hy vọng mà
thồi có phải không thưa nhà bình luận Nguyễn Hoàng Đức?
NHĐ : Chúng ta thấy nó đúng về bản chất và cả tính nguyên lý của nó. Đây là mâu thuẫn có tính chất hạt nhân bên trong. Anh cải
cách thế nào nhưng mà quyền lực người ta nghĩ là phải có bởi cải tổ cơ cấu là mất
hàng loạt cái ghế mà họ đã ngồi ấm chỗ rồi thì làm sao họ cải cách được. Bởi vì
cải cách thì phải có cơ cấu mới, có chức năng mới thì họ có dám từ bỏ cái cơ cấu
cũ, chức năng cũ để hình thành cái cơ cấu mới, chức năng mới không. Đấy là vấn đề then chốt.
TQT : Lại
nói về vấn đề sử dụng phương tiện thông tin hiện đại internet để
mở rộng dân chủ, thông tin của nhân dân. Vậy nhà bình luận Nguyễn
Hoàng Đức thấy bảy tháng qua việc thực hiện vấn đề này tiến triển
ra sao?
NHĐ : Cái này vẫn theo truyền thống chính trị của Việt Nam lâu rồi. Họ tồn tại bằng chiến thuật chứ không phải bằng chiến lược
vĩ mô. Ví dụ tái cơ cấu hoặc cổ phần hóa doanh nghiệp là một chiến lược vĩ mô. Thấy đúng thì phải làm luôn nhưng mà họ vẫn không làm.
Bởi vì
nó mâu thuẫn ngay trong bản chất. Cách nói của giới lãnh đạo Việt
Nam, lúc nào cũng nói chung chung, nào là "tăng cường"
nào là "quyết tâm" rồi là "lên đỉnh cao" nhưng mà nghe nó cứ nhàn nhạt như là chuyện ở đâu ấy. Người ta rất sợ cụ thể đi vào một việc nào. Rất nhiều cuộc
họp ở Việt Nam, có một số người là chuyên
gia viết. Trước cả cuộc họp họ đã viết xong diễn văn bế mạc từ lâu rồi.
Nó toàn là những diễn văn vô cảm ở đấy chỉ tồn tại một số thủ thuật để câu giờ. Bởi cái thắng lợi, bản chất của chính trị là trụ vững, và
họ thì hoàn toàn hiểu điều ấy. Họ cần cái thông tin rồi những lời hứa nó phát
triển trên Internet nhưng điều đó không quá quan trọng đối với họ, bởi chiến lược
vĩ mô ở trong đầu, cái lời nói và cái hành động không bao giờ đi đôi với nhau.
Khi lời nói phát ra là những lời có tính chất thủ thuật chính trị.
TQT : Gần
đây có một tổ chức xã hội dân sự
mới ra đời. Có thể nói gần như họ
tự do hoạt động, không bị nhà nước kiểm soát. không bị khủng bố.
Phải chăng đó là lới hứa của ông Thủ tướng được thực hiện thưa nhà
bình luận Nguyễn Hoàng Đức ?
NHĐ
: Cái
này cũng đúng một phần. Nhiều người trí thức tin ông
Nguyễn Tấn Dũng là một ngọn cờ cấp tiến. Chúng ta biết rằng Myanma trước cũng độc
tài nhưng họ buộc phải thay đổi và họ đã dũng cảm thay đổi. Thế thì Việt Nam có dám dũng cảm thay đổi,
dám học theo tấm gương ấy không ? Thế thì ông Nguyễn Tấn Dũng hoặc là cái phái
cấp tiến cũng bị ép rất nhiều bởi vì nếu họ không cải tổ thì tình trạng ứ đọng
lâu ngày quá, dòng nước không chảy nó sẽ ung thối. Ông triết gia Nietzsche nói
rằng con rắn nó không tự lột xác thì nó sẽ chết. Lâu nay người ta rất sợ bị lột xác.
Họ gọi
là tự diễn biến. Diễn biến họ đã sợ rồi nói gì
đến cả sự lột xác. Bị o ép nhiều và do xu hướng thời đại về mặt dân sự, dân chủ
không thể cưỡng được thì họ cũng phải tìm cách thích hợp, cộng với sức ép của
quốc tế, với sức ép của trí thức và của nhân dân nhưng phái bảo thủ họ vẫn nặng,
liệu có chuyển được hay không?
TQT : Khi
còn là Chủ tịch ASEAN, chính ông Nguyễn Tấn Dũng đã đi gợi ý cho
Myanma nên thay dổi và mở rộng tự do, dân chủ. Nghe theo lời khuyên,
người Myanma họ đã làm. Bây giờ phải chăng ông Nguyễn Tấn Dũng đã
thua người Myanma trong cải cách tự do, dân chủ?
NHĐ : Hồi ấy Myanma họ độc tài nặng nề hơn cả Việt nam. Nguyễn Tấn Dũng sang đấy thì phải nói thế để ra vẻ mình
thực tiễn hơn,ưu việt hơn. Nói theo thời, gọi là tát nước
theo mưa. Nhưng sau đó họ cải cách quá nhanh, cải cách 180 độ luôn thì người Việt
Nam mình có dám làm không. Chúng ta nên nhớ là não trạng của người Việt Nam là não trạng rất cố kỵ và bảo thủ.
Với
thay đổi tư tưởng có tính chất 180 độ thì người Việt Nam và người Trung
Quốc hầu như chưa có.
TQT : Gọi
là tự do, dân chủ. Gọi là tự do internet. Gọi là tự do phát biểu.
Đó là những lời ông Nguyễn Tấn Dũng đưa ra trong thông điệp 2014. Nhưng
mà bảy tháng trôi qua, người ta thấy 2 blogger Trương Duy Nhất và Phạm
Viết Đào đã chính thức ngồi tù với 2 bản án. Lại thêm một blogger
nữa Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh bị bắt giam sắp sửa hết hạn 3 tháng
mà chưa thấy động thái gì đưa ra xét xử. Lại thấy một loạt các
động thái khác như khóa sổ một
loạt các trang mạng Faceboock. Vậy phải chăng giữa lời nói và việc
làm của ông Nguyễn Tấn Dũng luôn trái ngược nhau như ông đã nói như
ông đã từng nói nếu không chống được tham nhũng thì ông từ chức. Bây
giờ ông không dám hứa ông từ chức
khi cải cách thể chế không thành công. Nhưng ông sẽ làm gì đây thưa
nhà bình luận Nguyễn Hoàng Đức?
NHĐ : Làm chính trị thì người ta không thể thẳng ruột
ngựa được. Ông Nguyễn Tấn Dũng làm chính trị phải có mưu mẹo. Ông ta không phải là ngoại lệ. Có thể ông ta có một chút cấp
tiến một chút tiến bộ và nhiều người dân Việt Nam hy vọng vào điều ấy. Sự thể đúng như anh nói khi một số blogger bị bắt, bị xử thì hình như có hai lực lượng, một lực
lượng thì mở một lực lượng thì đóng, và Nguyễn Tấn Dũng vẫn chịu sức ép này. Lực lượng bảo thủ vẫn mạnh hơn, nếu bên cấp tiến mạnh hơn thì sự việc đã cởi mở hơn rồi.
Cái việc mà phải hướng về phía bảo thủ hoặc cấp tiến thì người ta vẫn cho rằng
làm chính trị thì phải chiến thắng, tức là phải giữ được cái chỗ đứng của mình.
TQT : So
sánh giữa ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng từ lúc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam . Có lẽ một ông rất to mồm, một ông
rất kín tiếng. Có người nói ông Nguyễn Tấn Dũng cấp tiến, đấu tranh
mạnh mẽ. Ông nói tình hữu nghị không được viển vông. Ông lại nói
rằng phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Nhưng ông chỉ nói câu
giờ. Bây giờ đợi Trung Quốc rút giàn khoan ông lại nói rút là phải
rút hẳn. Phải chăng ông ấy chỉ
nói và nói chứ ông ấy chẳng làm gì?
NHĐ
:Cái
chính là bây giờ lực mạnh nhất vẫn là Đảng lãnh đạo và Đảng cộng sản vẫn là lực lượng bảo thủ nhất
và là thân Tàu nhất. Nguyễn Tấn Dũng có làm được không? Khi mà đồng chí X bị kiểm
điểm thì thậm chí sắp đo ván mà vẫn gượng đứng ngay được. Đồng chí X này bị đòn nặng lắm và không thể toàn quyền
thao tác được. Mà thể chế Việt Nam là thể chế không ai chịu
trách nhiệm. Một nhà lãnh đạo nước ngoài
nói rằng giới lãnh đạo Việt Nam đông quá không ai chịu
trách nhiệm. Nên không có một nhà lãnh đạo
có thể chuyển hướng xoay bản lề mà chính họ là một cụm lãnh đạo rất là đông rất
ít có khả năng có một vai trò cá nhân đứng lên có thể xoay vần được.
TQT : Tại
sao người Việt Nam chúng ta bây giờ cứ phải sống trong nuôi hy vọng, nuôi
hy vọng và nuôi hy vọng. Còn trong thực tế vẫn là cuộc sống đầy đau
thương và bất hạnh?
NHĐ : Nói thế cũng không đúng vì cái thế sự nó ở đặc biệt
khi Trung Quốc kéo dàn khoan vào. Đặc biệt khi Ủy ban đối ngoại thượng viện Mỹ nhất trí thông qua hiệp định
dân sự về nhà máy điện nguyên tử cho Việt
Nam, thì trong nội hàm chứa nhiều vấn đề đấy, và chứa rất
nhiều cú hích và xúc tác rất lớn đối với tình hình của Việt Nam nghĩa là nó tiến triển rất
nhiều chứ không phải là không tiến triển gì.
TQT : Vậy
để cho tình hình ngày càng tiến triển và nhân dân làm chủ vận mệnh của mình, mỗi người chúng
ta phải làm gì thưa ông?
NHĐ : Dân trí Việt
Nam còn rất là yếu, quan trí cũng yếu, thậm chí là giới trí
thức cũng rất là yếu. Mà trí thức là bản lề cho cuộc
thay đổi, thì giới trí thức Việt Nam chưa đóng được vai trò bản lề cho sự thay đổi. Nhưng
chúng ta cũng nên nhìn kịch bản của Myanma cho Việt Nam mà hy vọng
Không
có nghĩa chúng ta ngủ yên để hôm sau có một thể chế mới nhưng tất cả những vận
động từ bên ngoài và bên trong, và sự vận động này nó đang ở mức tất yếu, tức
là những nội hàm nó đang phơi bày lộ ra giống như dây điện đã bóc vỏ rồi, như
dây điện trần trụi chạm tay vào nó giật đại loại như thế. Người Trung Quốc có câu thế này "Trời không ở mãi với một
nhà". Hạ, thượng, trung Hán như Đường Tống, Nguyên, Minh, Thanh chẳng hạn thế mà ở Việt Nam dù có thể dân trí chưa tới nhưng hiện có thể xoay vần
bên trên thượng tầng và thêm một yếu tố nữa tôi gọi là vỡ quẻ là "trời
không ở mãi với một nhà" nó đang hình thành.
TQT : Như
vậy chúng ta sẽ tin là đất nước chúng ta
nhất định sẽ có sự chuyển hướng để cho đất nươc vừa dân chủ,
vừa tự do, vừa hùng cường đúng với nguyện vọng của nhân dân phải
không nhà bình luận Nguyễn Hoàng Đức?
NHĐ : Tôi vẫn hiểu ý anh hỏi là chúng ta phải có một ý
thức dân chủ trước khi có một cơ cấu dân chủ, cả châu Âu, cả Mỹ và Pháp, chúng
ta không thể có dân chủ tự do khi không có ý thức về dân chủ và tự do. Nhưng theo tôi ý thức dân chủ tự do đến Việt Nam theo cách này đó là xã hội
dân sự phải là tất yếu. Từ đó sẽ là môi trường để xây
dựng ý thức dân chủ. Nền kinh tế hiện nay phải tái cơ cấu, phải cổ phần hóa nghĩa
là phải được dân sự hóa. Bởi bản chất nhà nước là
không thể nào làm được kinh tế và nhà nước đã thâm thủng và vô hiệu lực về kinh
tế thế nào chúng ta hiểu rồi. Chính chủ nghĩa Marx nói hạ tầng kinh tế quyết định
thượng tầng, và sự sụp đổ hàng loạt nước
ở Đông Âu, ở Liên Xô là do kinh tế chứ còn
chính trị họ đang cực vững, họ đang tuyên truyền cực vững. Nhưng sự yếu kém về
kinh tế làm sụp đổ cả thượng tầng vĩ mô đấy. Ở Việt Nam chúng ta thấy hạ tầng kinh tế là không còn gì nữa. Tất cả nợ đọng và nợ xấu, những cái bãi nhà gọi là nghĩa địa
bất động sản rất là nhiều. Tất cả hầu như không vận động. Cái ý thức dân sự tất yếu trong dân sự phải xuất hiện trước
ý thức về dân chủ và tự do, nghĩa là ý thức cổ phần hóa về kinh tế và dân sự nó
phải đến trước.
TQT :
Xin cảm ơn nhà bình luận Nguyễn Hoàng Đức.
NHĐ : Xin chào nhà báo
Trần Quang Thành