Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 21.09.2015
Nếu mở một tờ báo lớn hay nhỏ ở VN hiện nay ra xem, ngày nào cũng nhan nhản
những chuyện đâm chém, trộm cướp, từ trộm gà trộm chó ở nông thôn đến chuyện đục
két sắt, trộm xộc vào nhà chém trước cướp sau ở ngay thành phố.
Chuyện vợ giết chồng, chồng giết vợ rồi đào hố chôn vợ dưới gầm giường,
chém loạn xạ cả người hàng xóm.
Ngô Minh Đức mới 17 tuổi giết cô giáo rồi đốt xác phi tang, đứng trước tòa nhận 18 năm tù.
|
Chuyện buôn bán ma túy, chuyện cậu học sinh Ngô Minh Đức mới 17 tuổi giết
cô giáo rồi đốt xác phi tang hoặc giết bạn học rồi quẳng xác xuống sông hoặc
một nhóm thanh niên trẻ măng trộm cướp chỉ để đi nhậu.
Nhóm thanh niên chặn xe cướp tài sản để lấy tiền đi nhậu. |
Thậm chí con giết cha như bi kịch mới đây, vụ án mạng thương tâm trên xảy ra vào khoảng 12h ngày 20/9 vừa qua, tại thôn Thái Lâm, xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa). Lê Văn Thạch (SN 1991) đi uống rượu với bạn bè về, thấy ông Lê Văn Thái (SN 1964), bố mình, đang nằm trong buồng. Không nói gì, Thạch bất ngờ dùng dao nhọn (loại dao Thái Lan) lao tới đâm một nhát chí mạng kiến ông này tử vong tại chỗ…
Tất cả chỉ vì đạo đức suy thoái ngay từ lũy tre làng. Người ta nói thời
phong kiến đang trở lại, nhưng thực ra thời phong kiến không đến nỗi loạn luân,
loạn lạc đến như thế.
Thời nay còn hơn cả thời phong kiến xưa. Ông đại biểu Nguyễn Xuân Tỷ đã
từng nói tước Quốc Hội VN: “Có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có mấy năm mà trong
nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng khiếp”.
“Khủng khiếp hơn, đó là “cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư
sản ngày xưa”.
Nơi xảy ra vụ con giết cha. |
Điều quan trọng hơn, không phải chỉ ở huyện Mỹ Đức mà sau khi báo chí đăng
tin này, hàng trăm email của bạn đọc gửi về tòa soạn VietNamNet ngày 16/9 gần
như đều đồng thanh: “Ở địa phương tôi cũng thế! ”,
và “Ở đâu chẳng vậy”. Nó đã trở nên một hiện tượng quen thuộc và “bình thường”
trong cả nước. Có hàng ngàn hàng vạn chuyện như vậy. Nỗi nguy của toàn dân
chính là ở đó. Bạn hãy nhìn cảnh “vui vẻ” này:
Toàn là anh em chú bác cô dì thông gia làm quan
Hiện nay dư luận đang xôn xao bởi cái tin Bộ máy chính quyền tại huyện Mỹ
Đức, TP Hà Nội – Thủ đô của nước CHXHCN VN– có 13 phòng, ban thì hơn 10 người
là anh em, họ hàng với lãnh đạo huyện.
Cả họ làm quan, nhân tài hết đất dụng võ. |
Mỹ Đức là huyện thuần nông ở Hà Nội với nhiều danh lam thắng cảnh như khu danh thắng Hương Sơn, hồ Quan Sơn. Tại đây có nhiều cán bộ UBND huyện là người nhà của bí thư huyện ủy và lãnh đạo UBND huyện.
Theo tố cáo, nhiều cán bộ công tác tại các vị trí quan trọng của UBND huyện
có liên quan trực tiếp tới Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức Lê Văn Sang (tái đắc cử nhiệm
kỳ 2015-2020).
Cụ thể: Bà Lê Thị Vĩnh, Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch, là cô ông Sang;
bà Đỗ Thị Lê Hương, Phó chánh Văn phòng Huyện ủy, là con thông gia với ông
Sang; ông Lê Văn Nhiệm, phó ban quản lý dự án, là em họ ông Sang; bà Lê Hải
Hồng, Phó Phòng Kinh tế, là chị họ ông Sang; ông Lê Văn Sức, Trưởng Phòng Dân
tộc học, gọi ông Sang bằng chú; bà Nguyễn Thị Hòa, Phó Ban Dân số và Kế hoạch
hóa gia đình, là em bên họ vợ ông Sang; Nguyễn Thị Duyên, kế toán Phòng Quản lý
đô thị, con dâu ông Sang...
Còn ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch huyện Mỹ Đức, có 2 con trai là Nguyễn
Văn Hùng, Phòng Tài chính - Kế hoạch và Nguyễn Văn Hưng, Phòng Nội vụ của
huyện.
Không phải họ hàng, không có cửa vào làm cán bộ xã
Một thí dụ khác như người dân xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa hiện đang râm ran
phẫn nộ khi phần lớn cán bộ được tuyển dụng vào các chức danh ở xã đều là họ
hàng của ông Đặng Tín, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Tâm
Có đến hơn 2/3 cán bộ ở xã là bà con, dòng họ của bí thư Đảng ủy. Nhiều
người trong số đó không có trình độ, không có chuyên môn trong khi những người
có bằng đại học lại không thể xin được việc ở xã này. Trong số 23 cán bộ xã đã
có 18 người là bà con họ Đặng hoặc bà con phía vợ của vị bí thư này. Ngay Ban
Thường vụ Đảng ủy 3 người, có 2 người là chú cháu, gồm Bí thư Đặng Tín và Phó
Bí thư Đặng Thị Dung. Ông Huỳnh Thanh Nam, một người dân ở xã Hòa Tâm, cho
biết:
“Dân xã tôi gọi đây là thời của họ Đặng trị. Không phải người của dòng họ
này thì không có cửa vào làm cán bộ xã Hòa Tâm”.
Trong khi 100% cán bộ xã đều không có bằng đại học, một số cán bộ là họ
hàng với bí thư xã còn chưa có bằng cấp 3, còn con em người dân ở xã này tốt
nghiệp đại học trở về thì không thể xin được việc.
Cụ thể, trường hợp anh Huỳnh Thanh Tú, tốt nghiệp Đại học Quy Nhơn chuyên
ngành tài chính kế toán hơn 3 năm nay nhưng hiện phải đi phụ nuôi tôm. Anh Tú
nói: “Tôi nghĩ mình về quê với hy vọng làm được một việc gì đó. Vậy mà đã nộp
đơn rất nhiều lần vào xã nhưng rồi vẫn không được tuyển dụng. Họ chỉ tuyển bà
con có liên quan đến họ Đặng, không quan tâm đến bằng cấp”.
Lần nộp đơn gần đây nhất của anh Tú là khi xã tuyển công an viên nhưng anh
cũng bị loại. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Phúc là chồng của phó bí thư Đảng ủy
xã và là cháu rể của ông Đặng Tín được tuyển dụng mặc dù ông Phúc chỉ có bằng
trung cấp. Về trường hợp tuyển công an viên, ông Lê Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã
Hòa Tâm, thừa nhận có nhiều hồ sơ xin tuyển, trong đó có hồ sơ của anh Huỳnh
Thanh Tú. Tuy vậy, ông Đặng Tín lại ngụy biện rằng xã tuyển ông Phúc là do chỉ
một mình ông này nộp hồ sơ ứng tuyển vào chức danh công an viên. Thế còn đơn
của những người như anh Tú thì ông quên luôn. Người dân chỉ còn biết nhún vai
phê hai chữ “đểu thật”, đúng là “Thời đại đồ đểu, đểu từ làng đểu ra, đểu từ
ngoài đểu vào”.
Một thí dụ cụ thể khác về sự ăn chặn ăn bớt tiền của dân.
Trưởng thôn bị tố mạo danh chữ ký để ăn chặn tiền cấp phát cho dân
Thời gian vừa qua, người dân trên địa bàn thôn 8 (thị trấn Ea Kar, huyện Ea
Kar, Đắk Lắk) xôn xao trước sự việc vị trưởng thôn này đã nhận tiền kinh phí hỗ
trợ người trồng lúa theo nghị định của Chính phủ từ thị trấn để phát cho dân,
tuy nhiên trưởng thôn đã lập khống danh sách, mạo danh chữ ký của dân để ăn
chặn tiền.
Tóm tắt sự việc, vào tháng 5/2015, chính phủ hỗ trợ người trồng lúa từ năm 2013 đến năm 2015. Tại đây, vào đầu tháng 6/2015 UBND thị trấn Ea Kar đã giao lại số tiền hỗ trợ trên 12.700.000 đồng cho bà Hoàng Thị Tiến - Trưởng thôn 8 để về cấp phát lại cho 44 gia đình.
Theo phản ánh của người dân thôn 8, sau khi bà Tiến nhận tiền về đã không
hề thông báo lại cho dân biết và không hề chi trả tiền cho người dân. Sự việc
chỉ được phát giác khi một gia đình dân trong thôn biết thông tin từ UBND thị
trấn Ea Kar đã cấp phát tiền cho thôn lúc này bà Tiến mới… vội vã tìm gặp các
gia đình dân để đưa tiền.
Vậy mà bà Trưởng thôn Hoàng Thị Tiến trơ tráo biện minh: “Cái này có thể
trong quá trình lập danh sách tôi bị nhầm lẫn nên phần nhận tiền này tôi đã lỡ
ký thay”. Chao ôi, sao mà bà Trưởng thôi “nhầm” khôn thế, nếu không ai phát
giác ra bà cho nó “nhầm” luôn, đút tiền vào túi vốn đã đầy ắp của bà.
Chủ tịch xã mượn bằng anh vợ để "thăng quan tiến chức"
Ngày 19-10, thông tin từ UBND huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hóa) cho biết cơ
quan này đã ra quyết định cách chức ông Hoàng Văn Đồng, Chủ tịch UBND xã
Tiến Lộc với lý do sử dụng bằng giả.
Tấm bằng tốt nghiệp của anh vợ được ông Hoàng Văn Đồng mượn để thăng quan, tiến chức. |
Chỉ khi nhận được tố cáo của dân, Ủy ban kiểm tra huyện Hậu Lộc mới vào cuộc xác minh và có kết luận ông Đồng không có bằng tốt nghiệp phổ thông 3 mà mượn bằng của anh vợ sửa thành của mình để hợp thức hóa hồ sơ giấy tờ. Ngoài ra, cơ quan này còn phát hiện ông Đồng có nhiều sai phạm trong công tác quản lý, điều hành. Cụ thể, ông Đồng đã lập hồ sơ khống để rút hơn 280 triệu đồng tiền hỗ trợ của Nhà nước và có dấu hiệu buông lỏng quản lý về đất đai.
Thật chuyện bằng cấp của nhiều quan cán ở VN không thể nào tin nổi. Mua
bằng, học giùm thi hộ, bằng gì cũng có. Chuyện từ nông thôn đến quan cao cấp là
như vậy rồi.
Bà hiệu trưởng ăn chặn tiền của cả học sinh nghèo
Từ những năm 2011, bà Phan Thị Giang - Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Ngân
Thủy (nay bà Giang đang là Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Phú Thủy) đã cùng
những người thân tín đang công tác tại trường “ăn chặn” tiền hỗ trợ cho các
cháu ở các lớp học vùng cao (mỗi cháu 120.000 đồng/tháng) và tiền lương của các
giáo viên dạy hợp đồng tại trường, mỗi giáo viên ít nhất 2 triệu đồng/tháng.
Trường Mầm non xã Ngân Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) nhỏ bé như thế này mà bà hiệu trưởng ăn chặn hàng trăm triệu đồng của học sinh nghèo. |
Lám nhà giáo mà vô lương tâm đến thế thì dạy dỗ con em sẽ trở thành những
công dân như thế nào?
Sao hồi này nhiều bà làm quan và tham thế. Thời phong kiến xưa làm gì có
mấy cảnh này. Chỉ có thời đại này mới sản xuất ra nhiều phụ nữ “anh hùng” như
thế.
Xây cầu 3 tỉ rưỡi chỉ để phục vụ ông chủ tịch xã
Đó là chuyện “ly kỳ” ở xóm 6, xã Sơn Thọ, Hà Tĩnh. Tóm
tắt là để có cây cầu qua suối, nhà nước đã bỏ ra số tiền 3 tỉ rưỡi làm chiếc
cầu phục vụ dân. Theo lời lãnh đạo Ban Quản Lý Dự án 3 (đại diện chủ đầu
tư) lại cho rằng, khảo sát thiết kế với đại diện chính quyền địa phương, số
người qua lại vị trí xây dựng cầu Khe Tây là 500 lượt/ngày đêm!
Cây cầu “hoành tráng” này chỉ phục vụ gia đình ông chủ tịch xã. |
Theo ông Nguyễn Hữu Hòa, từ lâu nay, người dân xóm 6 đều đi bằng đường bê
tông dẫn ra cầu Gãy. Còn nếu muốn đi cầu treo thì phải đi đường rừng, lội suối.
Ông nói: “Không lẽ chúng tôi lại vượt qua 2 cái khe, băng rừng để đi cầu
treo? Trong khi đường bê tông dẫn ra cầu Gãy thì dễ đi hơn nhiều”.
Còn bà Nguyễn Thị Minh nói thẳng: “Tôi chỉ nghe họ bảo làm cầu
thì biết vậy thôi, chứ chúng tôi có đi qua cầu đâu? Chúng tôi cũng không ký gì
cả".
Đúng là thời đại này nhiều chuyện quái đản. Rất nhiều nơi người dân và học
trò phải liều mình đu dây qua suối dữ, vậy mà một cây cầu hơn 3 tỉ làm ra chỉ
để cho gia đình ông chủ tịch xã đi thì ngân sách nào chịu cho thấu.
Dân cứ è cổ ra đóng tiền nuôi quan tham. Bạn đọc thử nhận định xem thời đại
này là thời đại gì? Có phải là hết thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng tàn lụi nay
đến“thời đại đồ đểu” không?
Văn Quang