Hàng tấn cá chết đã trôi dạt vào các bờ biển Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, và Huế. |
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà vận động xã hội dân sự tại Việt Nam, đánh giá việc xử lý thảm họa cá chết hàng loạt của chính quyền Việt Nam là yếu kém, giống như ‘gà mắc tóc’ và ‘đổ thêm dầu vào lửa’.
Sau
phản ứng dữ dội của người dân đối với thông báo về nguyên nhân gây ra thảm họa
cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung cuộc họp báo hôm qua (27/4) của Bộ Tài
nguyên và Môi trường và các bộ liên quan, tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngay
ngày hôm nay đã phải họp với các bộ ngành về vấn đề này.
Báo Dân Trí đưa tin từ Văn phòng
Chính phủ Việt Nam cho biết, lãnh đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn nói đã có kết quả xét nghiệm mẫu nước biển ngay trong ngày 28/4 và bước
đầu loại trừ nguyên nhân ‘tảo nở hoa’ hay ‘thủy triều đỏ’. Tuy nhiên tin tức
này ngay sau đó đã bị gỡ khỏi trang Dân Trí.
Trong
cuộc họp báo chóng vánh một ngày trước
đó, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân thông báo nói có 2
nguyên nhân chính gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở Việt Nam, thứ nhất là
do tác động của độc tố hóa học của con người trên đất liền và trên biển, thứ
hai là do hiện tượng dị thường của thiên nhiên gọi là ‘tảo nở hoa’ hay ‘thủy triều đỏ’.
Tuy nhiên, nguyên nhân thứ hai mà giới hữu trách Việt Nam đưa ra đã bị người
dân phản bác dữ dội, từ cư dân địa phương cho đến giới khoa học.
Nhiều
người đã đưa dẫn chứng bằng hình ảnh lên mạng cho thấy không có chứng cứ có sự
xuất hiện của ‘thủy triều đỏ’, thậm chí một số cư dân mạng còn ‘bắt giò’ lỗi kỹ
thuật photoshop về hình ảnh về thủy triều đỏ trên một vài cơ quan thông tấn nhà
nước.
Trong
khi truyền thông quốc tế nói chính quyền Việt Nam ‘chậm chạp’ trong việc xử lý
thảm họa, TS. Nguyễn Quang A, một nhà vận động xã hội dân sự ở Việt Nam, nhận
xét các lãnh đạo Việt Nam giống như ‘gà mắc tóc’:
Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi trường Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp báo ngày 27/4 công bố nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung.
|
“Việc
ứng xử với một cuộc khủng hoảng rất trầm trọng như thế này bộc lộ sự yếu kém
của việc quản lý khủng hoảng của các nhà chức trách. Không có một sự thống
nhất, người nói thế này, người nói thế kia. Các cơ quan nhà nước rất chậm chạp,
như gà mắc tóc. Ngày hôm qua, ông Thứ trưởng lại đổ thêm dầu vào lửa với cuộc
họp báo được chờ đợi từ rất lâu và rốt cuộc chỉ kéo dài độ 10 phút. Những phát
biểu rất không phù hợp của ông ấy lại đổ thêm dầu vào lửa cho tình hình không
rõ ràng về mặt thông tin đối với công chúng.”
Chính quyền như ‘gà mắc tóc’ trong xử lý thảm họa
Tại
sao lại có sự chậm trễ, lúng túng, ‘ông nói gà, bà nói vịt’ trong việc xử lý
một sự việc khẩn cấp hiện nay?
Tiến
sĩ Nguyễn Quang A nói ông chỉ có thể đưa ra một giả thuyết dựa trên những hiện
tượng thấy được.
“Chính
quyền thì có nhiều nhóm khác nhau. Mỗi nhóm có lợi ích khác nhau. Chính vì cái
lợi ích đó, hay nói một cách thô thiển là trong cuộc đấu đá ở trong các nhóm lẫn
nhau ấy, nó dẫn đến người thì hướng theo cách này, người thì hướng theo cách
kia. Việc đó làm cho sự quản trị gần như bị tê liệt trong một thời gian khác
dài. Lẽ ra, những việc như thế có thể giải quyết một cách chóng vánh, không
nhất thiết phải tìm ra một nguyên nhân rất rõ ràng, nhưng mà cái chính là phải
có sự minh bạch thông tin. Chẳng hạn vừa rồi, báo Sài Gòn Giải Phóng và báo Dân
Trí đăng một bài nội dung giống như nhau về cuộc họp của Thủ tướng chính phủ
với các bộ, ngành, thì nêu ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
loại bỏ khả năng về thủy triều đỏ, chỉ tập trung vào chuyện chất độc do con
người gây ra. Cái đó khác hoàn toàn với cái ngày hôm qua họp báo của ông Thứ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nhưng mới đưa ít thì thì chắc lại có lệnh
của một thế lực khác bắt phải gỡ xuống rồi.”
"Việc ứng xử với một cuộc khủng hoảng rất trầm trọng như thế này bộc
lộ sự yếu kém của việc quản lý khủng hoảng của các nhà chức trách. Không có một
sự thống nhất, người nói thế này, người nói thế kia. Các cơ quan nhà nước rất
chậm chạp, như gà mắc tóc. Ngày hôm qua, ông Thứ trưởng lại đổ thêm dầu vào lửa
với cuộc họp báo..."
Tiến
sĩ Nguyễn Quang A nói.
Thông
tin từ người dân trong nước cho VOA biết hiện những khu vực ở miền Trung có cá
chết hàng loạt, người dân đang rất hoang mang và giận dữ. Khu vực Vũng Áng, Hà
Tĩnh, nơi xuất hiện cá chết đầu tiên, người dân chưa nhận được bất cứ trợ giúp
nào từ chính quyền, trong khi mọi công việc làm ăn, kinh doanh của họ đã bị
đình trệ hoàn toàn. Khách du lịch đã đặt tour ra các khu vực này cũng đồng loạt
hủy tour.
Tiến
sĩ Nguyễn Quang A nói nếu chính quyền tiếp tục tình trạng mập mờ, bối rối trong
cách xử lý, có thể sẽ có những hậu quả nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra.
“Sự
nhất quán trong điều hành nhà nước, niềm tin của người dân vào chính quyền là
một tài sản rất quan trọng và vai trò của nhà nước là rất quan trọng. Nhưng rất
đáng tiếc, những trục trặc như vừa xảy ra báo động một mối nguy hiểm rất lớn
tiềm ẩn trong bản thân các nhà chức trách. Tôi nghĩ đấy là điều rất có thể gây
ra tổn hại rất lớn đối với sự phát triển của đất nước.”
Báo
chí trong nước đưa tin, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hôm nay đã đứng
ra nhận khuyết điểm vì những xử lý ‘không đáp ứng được kỳ vọng của bà con cũng
như giới truyền thông’.
Nguồn:
Theo VOA