14 mai 2017

CHE GIẤU, GIÚP ĐỠ BẠCH HỒNG QUYỀN LÀ KHÔNG PHẠM TỘI

Phạm Lê Vương Các
Sau khi phát lệnh truy nã toàn quốc đối với nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Hà Tĩnh còn đe nẹt: "Những cá nhân, tổ chức nào che giấu, giúp đỡ người bị truy nã bỏ trốn hoặc biết mà không tố giác thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật."
Không biết Công an Hà Tĩnh định căn cứ vào điều luật nào mà đòi xử lý những người đang che dấu, giúp đỡ Bạch Hồng Quyền? Nếu ai đó đang che dấu, giúp đỡ hoặc biết mà không tố giác người đang bị truy nã là Bạch Hồng Quyền thì hành vi này có bị xem là phạm pháp không?
Câu trả lời là KHÔNG! Và cũng không có luật nào để xử lý người đang che dấu, giúp đỡ cho trường hợp của Bạch Hồng Quyền như đe nẹt của Công an Hà Tĩnh. Vì trường hợp của Quyền không thuộc phạm vi điều chỉnh của tội "che dấu tội phạm" hoặc tội "không tố giác tội phạm".


Thông báo truy nã Bạch Hồng Quyền trên trang điện tử công an Hà Tĩnh


Hành vi che giấu hoặc không tố giác tội phạm chỉ có thể bị xử lý đối với một số loại tội phạm nhất định, chứ không phải là tất cả - mà tội gây rối trật tự công cộng là một ngoại lệ như vậy.
Cụ thể tại điều 313 Bộ Luật Hình Sự hiện hành quy định về tội "che giấu tội phạm" và điều 314 quy định về tội "không tố giác tội phạm". Điều luật này đã liệt kê cụ thể một số loại tội phạm mà người thực hiện hành vi che giấu hoặc không tố giác người phạm vào "một trong các tội phạm được quy định tại điều 313" thì mới bị xử lý hình sự.

Căn cứ vào các tội phạm được quy định tại điều 313 thì TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG THEO ĐIỀU 245 KHÔNG NẰM TRONG PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA ĐIỀU 313.
Bạch Hồng Quyền bị truy nã về tội "gây rối trật tự công cộng" điều 245. Đây là một loại tội phạm không nằm trong phạm vi quy định của điều 313 và 314. Điều này có nghĩa là bất kỳ ai đó đang che giấu, giúp đỡ hoặc biết mà không tố giác Bạch Hồng Quyền, thì người đó cũng không phạm vào tội "che giấu tội phạm" theo điều 313 hoặc tội "không tố giác tội phạm" theo điều 314 BLHS.
Vì vậy, về mặt pháp lý, các cá nhân hoặc tổ chức nào đang che giấu, giúp đỡ Bạch Hồng Quyền hãy cứ an tâm mà thực hiện, vì hành vi này là không phạm vào tội "che giấu tội phạm" hoặc tội "không tố giác tội phạm" theo BLHS hiện hành. Sau cái lý đến cái "tình", Bạch Hồng Quyền là một nhà hoạt động xứng đáng nhận được sự che chở và giúp đỡ của tất cả chúng ta, bởi Anh ấy đang bị công an Hà Tĩnh truy bắt vì các hoạt động can đảm, dấn thân vào vùng thảm hoạ Formosa để hỗ trợ cho bà con đồng bào miền Trung đấu tranh đòi công lý và môi trường.


THAM KHẢO LUẬT TẠI ĐÂY:

Các tội phạm được liệt kê cụ thể theo điều 313 mà khi ai đó có hành vi che giấu hoặc không tố giác thì mới bị xử lý.
Điều 313. Tội che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:
- Các điều từ Điều 78 đến Điều 91 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
- Điều 93 (tội giết người); Điều 111, các khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 112 (tội hiếp dâm trẻ e m); Điều 114 (tội cưỡng dâm trẻ e m); Điều 116, các khoản 2 và 3 (tội dâm ôô đối với trẻ e m); Điều 119, khoản 2 (tội mua bán phụ nữ);
- Điều 120 (tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em);
- Điều 133 (tội cướp tài sản); Điều 134 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 138, các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều 139, các khoản 2, 3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 140, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 143, các khoản 2, 3 và 4 (tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
- Điều 153, các khoản 3 và 4 (tội buôn lậu); Điều 154, khoản 3 (tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới); Điều 155, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm); Điều 156, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 157 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 158, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 160, các khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 165, các khoản 2 và 3 (tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 166, các khoản 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép); Điều 179, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng); Điều 180 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả); Điều 181 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác); Điều 189, các khoản 2 và 3 (tội huỷ hoại rừng);
- Điều 193 (tội sản xuất trái phép chất ma tuý); Điều 194 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý); Điều 195 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý); Điều 196, khoản 2 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 197 (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 198 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 200 (tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 201, các khoản 2, 3 và 4 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác);
- Điều 206, các khoản 2, 3 và 4 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 221 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ); Điều 230 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 231 (tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 232, các khoản 2, 3 và 4 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ); Điều 236, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ); Điều 238, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc);
- Điều 256, các khoản 2 và 3 (tội mua dâm người chưa thành niên);
- Điều 278, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản); Điều 279, các khoản 2, 3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 280, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 281, các khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 282, các khoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 283, các khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi); Điều 284, các khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 289, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ); Điều 290, các khoản 2, 3 và 4 (tội làm môi giới hối lộ);
- Điều 311 khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử);
- Các điều từ Điều 341 đến Điều 344 về các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 314. Tội không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị e m ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.