Vừa xuất hiện thêm một dấu hiệu cho thấy Trịnh Xuân Thanh và Đinh
La Thăng sẽ bị án nặng chứ không thể nhẹ nhàng “cho có”.
Trong hai ngày 21 và 22 tháng 12 năm 2017 – trùng với thời gian
mà Bộ Công an tổ chức khám nhà thượng tá công an kiêm đại gia bất động sản Phan
Văn Anh Vũ nhưng lại bắt hụt, một số trang báo nhà nước mà tiêu biểu là báo Người
Lao Động đã “vô tình” đăng tin “Theo cơ quan an ninh điều tra, đáng chú ý, bị
can Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú nhưng thái độ khai báo không thành khẩn”, và
“Trong quá trình điều tra, ông Đinh La Thăng có thái độ khai báo chưa thành khẩn,
né tránh trách nhiệm, hợp thức hóa tài liệu không đúng bản chất sự việc để đối
phó, gây cản trở hoạt động điều tra”.
Theo “truyền thống” của ngành tư pháp (công an, viện kiểm sát và tòa án) ở Việt
Nam, thái độ khai báo có “thành khẩn” hay không được xem là tiêu chí quan trọng
đầu tiên để xem xét lượng án đối với bị can, bị cáo (nếu có án). Sau tiêu chí
này mới là tiêu chí “nhận tội”.
Còn theo kinh nghiệm của giới luật sư chuyên bào chữa cho bị cáo, “thái độ khai báo thành khẩn” sẽ giúp cho bị cáo được tòa án giảm khoảng 20% mức án.
Như vậy, bước đầu cả Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng đều đã mất “lợi thế so sánh” 20% đó.
Hiện tượng cơ quan an ninh điều tra “chủ động” thông tin cho báo chí về “thái độ khai báo không thành khẩn” của Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng đã bổ túc thêm một cơ sở quan trọng mà cho thấy vụ án của “cặp đôi hoàn hảo” này – khả năng nhiều được đưa ra xét xử vào tháng Giêng năm 2018 – đã được “bỏ túi”.
Trước đó, đã có một dấu hiệu “bỏ túi” khác: ngày 20/12/2017, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đột ngột thông báo về bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng. Kết luận điều tra này lại được hoàn tất trong một thời gian kỷ lục là 12 ngày kể từ ngày ông Thăng bị bắt là 8/12. Trong khi đó ở Việt Nam, một vụ án từ khâu khởi tố để điều tra cho đến khi cơ quan điều tra có kết luận điều tra kéo dài từ “một lệnh” (“lệnh” tương đương với thời hạn tạm giam từ 3 đến 4 tháng). Nhiều trường hợp kéo dài đến 3 – 4 “lệnh”.
Sáng ngày 21/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã hoàn tất và chuyển kết luận điều tra vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) sang Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị truy tố 22 bị can.
Trong đó, ông Đinh La Thăng, nguyên chủ tịch Hội đồng thành viên PVN, cùng 11 bị can bị đề nghị truy tố về tội cố ý làm trái, 8 bị can khác bị đề nghị truy tố về tội tham ô tài sản. Riêng hai bị can Trịnh Xuân Thanh, nguyên chủ tịch HĐQT PVC và Vũ Đức Thuận, nguyên tổng giám đốc PVC, bị đề nghị truy tố cả 2 tội danh.
Vừa xuất hiện thêm một dấu hiệu cho thấy Trịnh Xuân Thanh (phải) và Đinh La Thăng sẽ bị án nặng chứ không thể nhẹ nhàng “cho có”. Ảnh: DatViet
Như vậy, hồ sơ truy tố Đinh La Thăng đã được “ghép” cùng vụ Trịnh Xuân Thanh tại tòa trong phiên xử vào tháng Giêng năm 2018 chứ không đợi đến tháng 2/2018 tại phiên tòa xử Hà Văn Thắm. Theo kịch bản này, chính Trịnh Xuân Thanh có thể vừa là bị cáo vừa là nhân chứng: bị cáo trong vụ án của mình, và là nhân chứng chống lại Đinh La Thăng.
Và như vậy, Đinh La Thăng sẽ phải ra tòa không phải một mà ít nhất 2 vụ án: vụ PVC và vụ Ngân hàng Đại Dương. Khi đó, tội của ông Thăng càng nguy ngập hơn.
Chỉ đạo hoàn thành quá gấp gáp kết luận điều tra đối với Đinh La Thăng đã gần như chấm dứt cơ hội can thiệp của “thái thượng hoàng” (nếu có) để thả ông Thăng trong quá trình ông bị tạm giam.
Hiện tượng Bộ Công an thậm chí còn chủ động cung cấp thông tin việc hoàn tất kết luận điều tra và vụ án Thanh – Thăng cho báo chí nhà nước đăng tải càng cho thấy Tổng bí thư Trọng muốn “đặt sự đã rồi” và lập tức trấn áp các phản ứng và can thiệp chạy tội cho Đinh La Thăng.
Nếu không xảy đến một phép màu nào, Đinh La Thăng Việt Nam sẽ biến thành Bạc Hy Lai Trung Quốc.
Năm 2012, khi Tập Cận Bình khởi động chiến dịch vừa chống tham nhũng vừa thanh trừng phe phái trong đảng, Ủy viên bộ chính trị, Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai đã bị cách chức, để sau đó đã bước đi tuần tự, “đúng quy trình”, bị bắt giam và cuối cùng phải ra tòa nhận án đến chung thân.
5 năm sau đến lượt cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng ở Việt Nam.
Nếu chỉ riêng vụ PVC với tội “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng”, ông Đinh La Thăng có thể phải nhận mức án hàng chục năm tù giam. Còn nếu cộng cả hình phạt từ 2 vụ án mà ông Đinh La Thăng phải hầu tòa, mức án chung dành cho ông có lẽ sẽ ngất ngưởng.
Còn theo kinh nghiệm của giới luật sư chuyên bào chữa cho bị cáo, “thái độ khai báo thành khẩn” sẽ giúp cho bị cáo được tòa án giảm khoảng 20% mức án.
Như vậy, bước đầu cả Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng đều đã mất “lợi thế so sánh” 20% đó.
Hiện tượng cơ quan an ninh điều tra “chủ động” thông tin cho báo chí về “thái độ khai báo không thành khẩn” của Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng đã bổ túc thêm một cơ sở quan trọng mà cho thấy vụ án của “cặp đôi hoàn hảo” này – khả năng nhiều được đưa ra xét xử vào tháng Giêng năm 2018 – đã được “bỏ túi”.
Trước đó, đã có một dấu hiệu “bỏ túi” khác: ngày 20/12/2017, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đột ngột thông báo về bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng. Kết luận điều tra này lại được hoàn tất trong một thời gian kỷ lục là 12 ngày kể từ ngày ông Thăng bị bắt là 8/12. Trong khi đó ở Việt Nam, một vụ án từ khâu khởi tố để điều tra cho đến khi cơ quan điều tra có kết luận điều tra kéo dài từ “một lệnh” (“lệnh” tương đương với thời hạn tạm giam từ 3 đến 4 tháng). Nhiều trường hợp kéo dài đến 3 – 4 “lệnh”.
Sáng ngày 21/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã hoàn tất và chuyển kết luận điều tra vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) sang Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị truy tố 22 bị can.
Trong đó, ông Đinh La Thăng, nguyên chủ tịch Hội đồng thành viên PVN, cùng 11 bị can bị đề nghị truy tố về tội cố ý làm trái, 8 bị can khác bị đề nghị truy tố về tội tham ô tài sản. Riêng hai bị can Trịnh Xuân Thanh, nguyên chủ tịch HĐQT PVC và Vũ Đức Thuận, nguyên tổng giám đốc PVC, bị đề nghị truy tố cả 2 tội danh.
Vừa xuất hiện thêm một dấu hiệu cho thấy Trịnh Xuân Thanh (phải) và Đinh La Thăng sẽ bị án nặng chứ không thể nhẹ nhàng “cho có”. Ảnh: DatViet
Như vậy, hồ sơ truy tố Đinh La Thăng đã được “ghép” cùng vụ Trịnh Xuân Thanh tại tòa trong phiên xử vào tháng Giêng năm 2018 chứ không đợi đến tháng 2/2018 tại phiên tòa xử Hà Văn Thắm. Theo kịch bản này, chính Trịnh Xuân Thanh có thể vừa là bị cáo vừa là nhân chứng: bị cáo trong vụ án của mình, và là nhân chứng chống lại Đinh La Thăng.
Và như vậy, Đinh La Thăng sẽ phải ra tòa không phải một mà ít nhất 2 vụ án: vụ PVC và vụ Ngân hàng Đại Dương. Khi đó, tội của ông Thăng càng nguy ngập hơn.
Chỉ đạo hoàn thành quá gấp gáp kết luận điều tra đối với Đinh La Thăng đã gần như chấm dứt cơ hội can thiệp của “thái thượng hoàng” (nếu có) để thả ông Thăng trong quá trình ông bị tạm giam.
Hiện tượng Bộ Công an thậm chí còn chủ động cung cấp thông tin việc hoàn tất kết luận điều tra và vụ án Thanh – Thăng cho báo chí nhà nước đăng tải càng cho thấy Tổng bí thư Trọng muốn “đặt sự đã rồi” và lập tức trấn áp các phản ứng và can thiệp chạy tội cho Đinh La Thăng.
Nếu không xảy đến một phép màu nào, Đinh La Thăng Việt Nam sẽ biến thành Bạc Hy Lai Trung Quốc.
Năm 2012, khi Tập Cận Bình khởi động chiến dịch vừa chống tham nhũng vừa thanh trừng phe phái trong đảng, Ủy viên bộ chính trị, Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai đã bị cách chức, để sau đó đã bước đi tuần tự, “đúng quy trình”, bị bắt giam và cuối cùng phải ra tòa nhận án đến chung thân.
5 năm sau đến lượt cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng ở Việt Nam.
Nếu chỉ riêng vụ PVC với tội “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng”, ông Đinh La Thăng có thể phải nhận mức án hàng chục năm tù giam. Còn nếu cộng cả hình phạt từ 2 vụ án mà ông Đinh La Thăng phải hầu tòa, mức án chung dành cho ông có lẽ sẽ ngất ngưởng.
Thiền Lâm/(Calitoday)