Nguyễn Tường Thụy - Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng lên đến đỉnh cao khi ông Đinh La Thăng bị bắt. Ông Thăng là quan chức to nhất, là thanh củi gộc cho vào cái lò của ông Trọng mặc dù ngoài xin lỗi Đảng, xin lỗi nhân dân ông còn xin lỗi cả… cá nhân ông Trọng. Đinh La Thăng từng là ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Tp HCM, Bộ trưởng Giao thông vận tải, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN)…
Ông Đinh La Thăng |
Nói ông Thăng là quan chức to nhất bị bắt là ở chỗ đó. “Tiện tay”, ông Trọng cho bắt luôn cả em trai ông Thăng là Đinh Mạnh Thắng. Có một điều lạ là sai phạm của ông Đinh La Thăng là từ hồi ông làm lãnh đạo PVN nhưng sau đó vẫn bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, bầu ông vào Bộ chính trị rồi cho làm Bí thư Thành ủy Tp HCM.
Trong chiến dịch “đốt lò”, đã có nhiều quan chức cỡ bự, đại gia đang chờ ra vành móng ngựa. Điều này đã lấy lại lòng tin của nhiều người. Tuy nhiên đối với cũng nhiều người, tức là “một bộ phận không nhỏ”, người ta còn nghi ngờ về động cơ, mục đích của ông Trọng. Có những cánh rừng có nhiều củi mục nhưng không được nhặt về. Gần đây là thông tin khởi tố hai cựu Tổng giám đốc PVN nhưng sau đó đã nhanh chóng cải chính khiến công luận ngơ ngác không hiểu tại sao.
Nhưng để xảy ra sai phạm tràn lan, gây thất thoát và tham nhũng hàng chục nghìn tỉ đồng, hàng tỉ đô la do lỗi tại ai? Có phải là cán bộ kém phẩm chất? Điều này đúng. Có phải cơ chế quản lý lỏng lẻo? Điều này cũng đúng. Nhưng ai là người cất nhắc họ thành cán bộ rồi tạo điều kiện cho họ chui sâu leo cao? Cái gì sinh ra sự quản lý hớ hênh, để lòng tham của con người nổi dậy, “dễ đến thế, ngu gì mà không vơ vét”. Suy xét cho sâu xa thì rõ ràng là do cái thể chế này sinh ra mà thể chế thì không ai bắt bỏ tù được, chỉ có thể thay đổi. Điều này đã bàn đến nhiều, ở đây chỉ đề cập một nguyên nhân cụ thể là cách sử dụng con người, tức là khâu tổ chức cán bộ.
Có một mẫu người dễ thăng tiến nhất, được cho là kiên định, vững vàng, năng nổ và vì thế anh ta được cấp trên tin cậy, tạm gọi là mẫu cán bộ năng nổ. Mẫu người này có những đặc điểm sau:
- Luôn tỏ ra kiên định về lập trường, vững vàng về tư tưởng. Không kiên định vững vàng, sao họ không hề tỏ ra nghi ngờ bất cứ nghị quyết nào của các cấp ủy đảng, không nghi ngờ bất cứ mệnh lệnh nào của cấp trên. Mọi nghị quyết, mọi mệnh lệnh của cấp trên dù đúng sai, họ đều hưởng ứng, triển khai thực hiện một cách sốt sắng và rất… ồn ào.
- Năng nổ, thích thể hiện: Lúc nào họ cũng đứng ở vị trí tiên phong. Phong trào thi đua nào được phát động, y như rằng có mặt họ ở hàng đầu. Khi là lính thì tích cực làm việc, dĩ nhiên là sếp phải trông thấy, khi làm quan to rồi thì tích cực làm mẫu dĩ nhiên là phóng viên phải đi theo. Về hiệu quả như thế nào thì họ không cần biết, “đi đâu không biết hàng đầu cứ đi”.
- Sẵn sàng xé rào: Mẫu cán bộ này ít trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Họ thấy chuyên môn nghiệp vụ giỏi không cần thiết trong cơ chế này. Bài học về những người tài giỏi, liêm chính nhưng rất ì ạch trên con đường tiến thân khiến họ tránh xa. Trong khi làm lãnh đạo, họ ít để ý đến các qui định của pháp luật và đặc biệt là ít quan tâm đến các nguyên tắc của quản lý kinh tế và rất mạnh bạo xé rào. Họ cho những nguyên tắc, qui định là rào cản cho sự phát triển. Họ mạnh dạn chi những khoản tiền không cần chứng từ, miễn sao được việc. Những khoản chi này sẽ được hợp lý hóa bằng chứng từ giả. Dĩ nhiên là đối với khoản ngoài sổ sách thì không cần chứng từ. Một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải thay cán bộ. Vị giám đốc mới về “xốc” xí nghiệp lên bằng cách hô hét, quát tháo om sòm. Nhiều lúc cao hứng lên, anh ra lệnh cho trợ lý ngay trước mặt công nhân: “Mày về làm quyết định thưởng cho chúng nó 10 triệu, tao ký. Anh không cần biết qui định thưởng tối đa, tối thiểu là bao nhiêu hoặc bằng bao nhiêu phần trăm của giá trị làm lợi, cứ làm như tiền của mình. Chuyên môn thì không dám cãi.
Có những cán bộ cần mẫn, chặt chẽ trong nguyên tắc tài chính, lo cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa trong sản xuất, tiết kiệm nhiều tỉ đồng cho ngân sách nhưng không ai để ý đến. Trong khi đó, mẫu người trên chỉ giỏi hò hét, phá phách thì được ca ngợi như một hiện tượng của phong trào “thi đua yêu nước”, “học tập và làm theo”.
- Biết ăn chia: Khi cơ chế quản lý quá lỏng lẻo mà lại được sự tin cậy, chiều chuộng của cấp trên, họ yên tâm và mạnh bạo trong việc phá phách và vơ vét. Tuy nhiên, họ tỏ ra biết điều trong khâu “phân phối”, trên dưới ai cũng có phần nên vui vẻ cả.
- Có tài diễn thuyết: Mẫu năng nổ này thường có duyên diễn thuyết, thu hút được đám đông. Ngoài hô hét, họ hay minh họa bằng các câu chuyện lạ, khôi hài, tay vung vít, chém vào không khí, chân đi đi lại lại, có khi gạt phăng cả mic xuống nền hội trường. Cao hứng, họ đi xuống cả các hàng cử tọa, chỉ mặt gọi thằng này thằng kia một cách suồng sã và… thân mật.
- Tác phong quần chúng: Mẫu người này thường có tác phong quần chúng, nói năng khá thoải mái, xuề xòa, dễ hòa đồng với mọi người, hay bao bạn bè, đồng nghiệp. Các ngón nghề cái gì cũng biết, từ hút thuốc lào cho đến gái gú. Họ chơi với ai cũng khá chung thủy, trừ khi buộc phải cứu lấy mạng mình. Họ cũng quý đồng hương, thiên vị quê hương mình. Họ cư xử cũng có nghĩa, có tình, mang chất giang hồ. Đây có lẽ là ưu điểm duy nhất của mẫu người này. Trong khi người ta đã quá chán ngán với mẫu cán bộ lạnh lùng, đạo đức giả thì “tác phong quần chúng” này dễ chiếm được cảm tình của mọi người.
- Họ rất nhạy bén, đón ý cấp trên. Họ hiểu rất nhanh ý muốn của từng vị thượng cấp một, sẵn sàng giành lấy những việc mà người khác e ngại không muốn hay không dám làm vì nó trái với nguyên tắc, qui định quản lý hoặc trái với lương tâm đạo đức.
- Được coi là có cá tính: Cách thể hiện của họ khác người nên có được coi là có cá tính. Tất nhiên, trong một tập thể hoặc toàn xã hội, ai cũng na ná như ai thì cũng dở. Nhưng tiếc rằng, cá tính của các vị ấy không đột phá vào sự trì trệ mà theo xu hướng ngược lại. Ngày xưa, thời chiến tranh, lính tráng hay truyền cho nhau chuyện về những ông tướng có tính cách kỳ quặc. Ví dụ có ông thương người, dừng xe lại cho đi nhờ. Đến khi họ xuống xe cảm ơn thì ông nổi “cá tính”, bắt lái xe chở về người đi nhờ về vị trí cũ (chắc dọa thôi), vì theo ông, có gì mà phải cảm ơn. Có ông lãnh đạo xuống công trường, thấy một cô gái trèo lên máy xúc chơi, ông tưởng cô này là thợ lái máy liền hứng lên chỉ đạo cho đơn vị xây dựng cô ta thành chiến sĩ thi đua hay anh hùng gì đấy. Chuyện đồn đại ở các đơn vị, không biết thực hư thế nào.
- Được tin cậy: Mọi thể hiện của họ gây được ảo giác cho cấp trên. Cấp trên thấy họ xông xáo nên cho rằng họ được việc, là năng nổ. Vì vậy, mẫu cán bộ này thăng tiến rất nhanh. Họ lên vị trí càng cao thì phá càng mạnh, vơ vét, chia chác càng nhiều. Cuối cùng thì họ có thể hạ cánh an toàn nhưng cũng nhiều trường hợp về hưu rồi cũng không thoát vì tội lớn quá và rõ quá, đảng phải “cay đắng” xử lý họ. Nhưng xét cho cùng thì cũng tại đảng mơ hồ quá, tin tưởng, nuông chiều họ quá nên vô hình trung tạo môi trường cho họ vi phạm pháp luật có hệ thống và để lại hậu quả rất nặng nề. Nếu công tâm, khách quan, đánh giá đúng năng lực, phẩm chất cán bộ, không cất nhắc họ vào vị trí dễ phá phách, dễ vơ vét thì đâu đến nỗi họ lâm vào vòng lao lý và đảng phải chịu tổn thất nặng nề đến thế. Sai phạm của họ liên quan đến nhiều người, nhưng có nhiều người thoát còn họ trở thành vật hy sinh.
Mẫu cán bộ này hiện vẫn đang được ưa chuộng ở các cơ quan, tổ chức của nhà nước và các cấp ủy đảng mà không dễ mấy ai chịu nhìn nhận.
Nguyễn Tường Thụy
(Blog RFA)
Trong chiến dịch “đốt lò”, đã có nhiều quan chức cỡ bự, đại gia đang chờ ra vành móng ngựa. Điều này đã lấy lại lòng tin của nhiều người. Tuy nhiên đối với cũng nhiều người, tức là “một bộ phận không nhỏ”, người ta còn nghi ngờ về động cơ, mục đích của ông Trọng. Có những cánh rừng có nhiều củi mục nhưng không được nhặt về. Gần đây là thông tin khởi tố hai cựu Tổng giám đốc PVN nhưng sau đó đã nhanh chóng cải chính khiến công luận ngơ ngác không hiểu tại sao.
Nhưng để xảy ra sai phạm tràn lan, gây thất thoát và tham nhũng hàng chục nghìn tỉ đồng, hàng tỉ đô la do lỗi tại ai? Có phải là cán bộ kém phẩm chất? Điều này đúng. Có phải cơ chế quản lý lỏng lẻo? Điều này cũng đúng. Nhưng ai là người cất nhắc họ thành cán bộ rồi tạo điều kiện cho họ chui sâu leo cao? Cái gì sinh ra sự quản lý hớ hênh, để lòng tham của con người nổi dậy, “dễ đến thế, ngu gì mà không vơ vét”. Suy xét cho sâu xa thì rõ ràng là do cái thể chế này sinh ra mà thể chế thì không ai bắt bỏ tù được, chỉ có thể thay đổi. Điều này đã bàn đến nhiều, ở đây chỉ đề cập một nguyên nhân cụ thể là cách sử dụng con người, tức là khâu tổ chức cán bộ.
Có một mẫu người dễ thăng tiến nhất, được cho là kiên định, vững vàng, năng nổ và vì thế anh ta được cấp trên tin cậy, tạm gọi là mẫu cán bộ năng nổ. Mẫu người này có những đặc điểm sau:
- Luôn tỏ ra kiên định về lập trường, vững vàng về tư tưởng. Không kiên định vững vàng, sao họ không hề tỏ ra nghi ngờ bất cứ nghị quyết nào của các cấp ủy đảng, không nghi ngờ bất cứ mệnh lệnh nào của cấp trên. Mọi nghị quyết, mọi mệnh lệnh của cấp trên dù đúng sai, họ đều hưởng ứng, triển khai thực hiện một cách sốt sắng và rất… ồn ào.
- Năng nổ, thích thể hiện: Lúc nào họ cũng đứng ở vị trí tiên phong. Phong trào thi đua nào được phát động, y như rằng có mặt họ ở hàng đầu. Khi là lính thì tích cực làm việc, dĩ nhiên là sếp phải trông thấy, khi làm quan to rồi thì tích cực làm mẫu dĩ nhiên là phóng viên phải đi theo. Về hiệu quả như thế nào thì họ không cần biết, “đi đâu không biết hàng đầu cứ đi”.
- Sẵn sàng xé rào: Mẫu cán bộ này ít trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Họ thấy chuyên môn nghiệp vụ giỏi không cần thiết trong cơ chế này. Bài học về những người tài giỏi, liêm chính nhưng rất ì ạch trên con đường tiến thân khiến họ tránh xa. Trong khi làm lãnh đạo, họ ít để ý đến các qui định của pháp luật và đặc biệt là ít quan tâm đến các nguyên tắc của quản lý kinh tế và rất mạnh bạo xé rào. Họ cho những nguyên tắc, qui định là rào cản cho sự phát triển. Họ mạnh dạn chi những khoản tiền không cần chứng từ, miễn sao được việc. Những khoản chi này sẽ được hợp lý hóa bằng chứng từ giả. Dĩ nhiên là đối với khoản ngoài sổ sách thì không cần chứng từ. Một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải thay cán bộ. Vị giám đốc mới về “xốc” xí nghiệp lên bằng cách hô hét, quát tháo om sòm. Nhiều lúc cao hứng lên, anh ra lệnh cho trợ lý ngay trước mặt công nhân: “Mày về làm quyết định thưởng cho chúng nó 10 triệu, tao ký. Anh không cần biết qui định thưởng tối đa, tối thiểu là bao nhiêu hoặc bằng bao nhiêu phần trăm của giá trị làm lợi, cứ làm như tiền của mình. Chuyên môn thì không dám cãi.
Có những cán bộ cần mẫn, chặt chẽ trong nguyên tắc tài chính, lo cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa trong sản xuất, tiết kiệm nhiều tỉ đồng cho ngân sách nhưng không ai để ý đến. Trong khi đó, mẫu người trên chỉ giỏi hò hét, phá phách thì được ca ngợi như một hiện tượng của phong trào “thi đua yêu nước”, “học tập và làm theo”.
- Biết ăn chia: Khi cơ chế quản lý quá lỏng lẻo mà lại được sự tin cậy, chiều chuộng của cấp trên, họ yên tâm và mạnh bạo trong việc phá phách và vơ vét. Tuy nhiên, họ tỏ ra biết điều trong khâu “phân phối”, trên dưới ai cũng có phần nên vui vẻ cả.
- Có tài diễn thuyết: Mẫu năng nổ này thường có duyên diễn thuyết, thu hút được đám đông. Ngoài hô hét, họ hay minh họa bằng các câu chuyện lạ, khôi hài, tay vung vít, chém vào không khí, chân đi đi lại lại, có khi gạt phăng cả mic xuống nền hội trường. Cao hứng, họ đi xuống cả các hàng cử tọa, chỉ mặt gọi thằng này thằng kia một cách suồng sã và… thân mật.
- Tác phong quần chúng: Mẫu người này thường có tác phong quần chúng, nói năng khá thoải mái, xuề xòa, dễ hòa đồng với mọi người, hay bao bạn bè, đồng nghiệp. Các ngón nghề cái gì cũng biết, từ hút thuốc lào cho đến gái gú. Họ chơi với ai cũng khá chung thủy, trừ khi buộc phải cứu lấy mạng mình. Họ cũng quý đồng hương, thiên vị quê hương mình. Họ cư xử cũng có nghĩa, có tình, mang chất giang hồ. Đây có lẽ là ưu điểm duy nhất của mẫu người này. Trong khi người ta đã quá chán ngán với mẫu cán bộ lạnh lùng, đạo đức giả thì “tác phong quần chúng” này dễ chiếm được cảm tình của mọi người.
- Họ rất nhạy bén, đón ý cấp trên. Họ hiểu rất nhanh ý muốn của từng vị thượng cấp một, sẵn sàng giành lấy những việc mà người khác e ngại không muốn hay không dám làm vì nó trái với nguyên tắc, qui định quản lý hoặc trái với lương tâm đạo đức.
- Được coi là có cá tính: Cách thể hiện của họ khác người nên có được coi là có cá tính. Tất nhiên, trong một tập thể hoặc toàn xã hội, ai cũng na ná như ai thì cũng dở. Nhưng tiếc rằng, cá tính của các vị ấy không đột phá vào sự trì trệ mà theo xu hướng ngược lại. Ngày xưa, thời chiến tranh, lính tráng hay truyền cho nhau chuyện về những ông tướng có tính cách kỳ quặc. Ví dụ có ông thương người, dừng xe lại cho đi nhờ. Đến khi họ xuống xe cảm ơn thì ông nổi “cá tính”, bắt lái xe chở về người đi nhờ về vị trí cũ (chắc dọa thôi), vì theo ông, có gì mà phải cảm ơn. Có ông lãnh đạo xuống công trường, thấy một cô gái trèo lên máy xúc chơi, ông tưởng cô này là thợ lái máy liền hứng lên chỉ đạo cho đơn vị xây dựng cô ta thành chiến sĩ thi đua hay anh hùng gì đấy. Chuyện đồn đại ở các đơn vị, không biết thực hư thế nào.
- Được tin cậy: Mọi thể hiện của họ gây được ảo giác cho cấp trên. Cấp trên thấy họ xông xáo nên cho rằng họ được việc, là năng nổ. Vì vậy, mẫu cán bộ này thăng tiến rất nhanh. Họ lên vị trí càng cao thì phá càng mạnh, vơ vét, chia chác càng nhiều. Cuối cùng thì họ có thể hạ cánh an toàn nhưng cũng nhiều trường hợp về hưu rồi cũng không thoát vì tội lớn quá và rõ quá, đảng phải “cay đắng” xử lý họ. Nhưng xét cho cùng thì cũng tại đảng mơ hồ quá, tin tưởng, nuông chiều họ quá nên vô hình trung tạo môi trường cho họ vi phạm pháp luật có hệ thống và để lại hậu quả rất nặng nề. Nếu công tâm, khách quan, đánh giá đúng năng lực, phẩm chất cán bộ, không cất nhắc họ vào vị trí dễ phá phách, dễ vơ vét thì đâu đến nỗi họ lâm vào vòng lao lý và đảng phải chịu tổn thất nặng nề đến thế. Sai phạm của họ liên quan đến nhiều người, nhưng có nhiều người thoát còn họ trở thành vật hy sinh.
Mẫu cán bộ này hiện vẫn đang được ưa chuộng ở các cơ quan, tổ chức của nhà nước và các cấp ủy đảng mà không dễ mấy ai chịu nhìn nhận.
Nguyễn Tường Thụy
(Blog RFA)