Hôm 29.12, Bộ Ngoại giao Đức đã mời Đại sứ Đoàn Xuân Hưng của Việt Nam lên
chất vấn và thể hiện phản ứng về việc Hà Nội sẽ đưa ông Trịnh Xuân Thanh ra xét
xử vào ngày 8.1 đầu năm tới.
Bộ Ngoại giao Đức đã triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng vào sáng thứ 6, ngày 29.12.2017. |
Nội dung buổi làm việc với Đại sứ Đoàn Xuân Hưng được một phát ngôn viên Bộ
Ngoại giao Đức tiết lộ ´´ phía Việt Nam đã ý thức được, họ biết phải
làm gì để khôi phục mối quan hệ song phương và hồi sinh trở lại quan hệ đối tác
chiến lược´´ phát ngôn viên này nói thêm ´´ Việc xét xử cần
tuân thủ theo tiêu chuẩn của một nhà nước pháp quyền, đó là điều căn bản nhất ´´.
Kể từ khi xấy ra việc mật vụ Việt Nam xâm nhập lãnh thổ Đức để bắt cóc ông
Trịnh Xuân Thanh ở Berlin hôm 23.7, đây là lần thứ 3 vị Đại sứ của Việt Nam tại
Đức bị Chính phủ Đức triệu tập lên chất vấn về hành vi, vi phạm pháp luật Đức
nặng nề, bất chấp các cam kết quốc tế cũng như quan hệ đối tác chiến lược, là
kết quả mà hai bên đã cố gắng xây dựng trong suốt 40 năm trước đó mới đạt được.
Cũng hôm 29.12, Nhật báo Berlin Zeitung của Đức đã loan tải việc ông Trịnh
Xuân Thanh có khả năng ´´ bị lĩnh tới 2 án tử hình´´, điều
này sẽ làm cho quan hệ Đức – Việt trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, bên cạnh
đó quy mô của vụ việc lại xẩy ra trên lãnh thổ của nước thành viên khác thuộc
châu Âu là Cộng hòa Séc, thì khả năng rất lớn phía Việt Nam trong thời gian tới
sẽ gặp phải phản ứng của cả liên minh châu Âu, điều đó chắc chắn làm cho cơ hội
thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) ngày càng trở nên xa
vời.
Sau khi Chính phủ Đức đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam hôm
22.9, thì quan hệ quốc phòng giữa hai nước cũng bước vào một thời kỳ băng giá
mới với việc Bộ Quốc phòng Đức cũng đình chỉ mọi tiếp xúc với quân đội Việt Nam
từ cấp Cục, Vụ trở lên.
Chính quyền Đức ở các địa phương cũng nhận được chỉ thị từ Chính quyền liên
bang ngừng các cuộc tiếp xúc, ký kết hợp tác mới với Việt Nam cho đến khi vụ
việc Việt Nam đưa mật vụ xâm nhập lãnh thổ Đức, bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh
được giải quyết triệt để trên cơ sở một nhà nước pháp quyền.
Tòa đại sứ Viêt nam tại Berlin những ngày này cũng trở nên vắng lặng, các
cán bộ Sứ quán dường như được lệnh hạn chế ra ngoài tiếp xúc, giao lưu với kiều
bào ở đây. Có lẽ cũng vì lý do lo ngại bị tiết lộ thông tin những gì đã thực sự
diễn ra tại khuôn viên cơ quan đại diện này vào hôm 23.7, khi ông Trịnh Xuân
Thanh bị đưa vào đây để xử lý gây mê, đặt nằm trên cáng thương rời khỏi nước
Đức.
Nguyễn Phong – Thoibao.de