Nguồn tin từ văn phòng Quốc hội Đức cho
biết: ´´Dự kiến sẽ có 2 Đại biểu Quốc hội Đức sang Việt Nam để quan sát phiên
tòa xét xử ông Trịnh Xuân Thanh´´.
Quyền Thủ tướng Đức Angela Merkel, Chủ tịch đảng CDU phát biểu trước Quốc hội |
Ngày 16.12.2017, nguồn
tin từ Quốc hội Đức cho thoibao.de biết, một vị nghị sĩ của đảng cầm quyền Liên
minh dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) sẽ sang Việt Nam vào đầu tháng 1.2018 trong dịp
mở phiên tòa xét xử và một nữ nghị sĩ của Đảng Cánh tả (Die Linke) cũng đang
cân nhắc cùng đi, quyết định cuối cùng của bà sẽ được đưa ra vào thứ 3 tuần
tới.
Gần đây, ngay sau khi
ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tuyên bố trên truyền
thông nhà nước sẽ đưa ông Trịnh Xuân Thanh ra xét xử tại Hà Nội vào đầu năm
2018, các chính trị gia Đức lập tức hướng sự quan tâm đến vụ việc này. Việc điều
tra vụ ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc được Tổng công tố liên bang Đức coi là `` cuộc điều tra vì tình nghi hoạt
động gián điệp (§ 99 Bộ luật Hình sự) cũng như bắt cóc (§ 239 Bộ luật Hình
sự)``.
Phát biểu trước đó, ông
Martin Patzelt, nghị sĩ quốc hội của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) bày
tỏ: "Việc bắt cóc
thật là kinh khủng. Nếu Việt Nam muốn hòa nhập với các quốc gia văn minh, họ
phải tôn trọng nhân quyền."
Bà Petra Isabel
Schlagenhauf, luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh cho biết thêm: ´´Thực tế có 4 luật sư đã được gia đình
ông Trịnh Xuân Thanh thuê để biện hộ cho quyền lợi pháp lý của ông tại Hà Nội,
nhưng tới nay mới có 1 người được cấp giấy phép bào chữa cho ông vào tháng 10,
một người khác vừa được cấp phép vào hôm thứ 5 ngày 14.12 vừa qua, 2 luật sư
còn lại vẫn đang phải đợi Chính quyền Việt Nam cho phép. Thông tin hiện có 3
luật sư bào chữa cho ông Thanh là chưa đúng ´´.
Sự việc gần đây trở nên
nóng lên khi hôm 8.12 vừa qua, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng cũng bị
bắt giam vì có liên quan đến các vụ việc tại Tổng công ty dầu khí Việt Nam PVN
nơi ông đã có thời gian làm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí quốc
gia Việt Nam (PVN) giai đoạn 2009-2011, đây cũng là nơi ông Trịnh Xuân Thanh
từng công tác trong vai trò Chủ tịch HĐQT Tổng công ty xây lắp dầu khí thuộc
Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVC).
Theo các hồ sơ được đóng
dấu ´´ Mật ´´ mà thoibao.de cũng như một số hãng truyền thông quốc tế nhận
được, vụ việc này liên quan đến nhiều tầng, nhiều lớp lãnh đạo cấp cao nhất của
Việt Nam.
Chính phủ Đức trong thời
gian nhiều năm qua luôn cố gắng hỗ trợ Việt Nam xây dựng một nhà nước pháp
quyền thông qua các chương trình trao đổi, đào tạo luật pháp. Đến thời điểm
hiện nay, đối với vụ xét xử ông Trịnh Xuân Thanh. Đức vẫn cương quyết đưa ra quan
điểm ”yêu cầu Việt Nam áp
dụng quy trình tố tụng theo tiêu chuẩn một nhà nước pháp quyền đối với ông
Trịnh Xuân Thanh và có sự tham dự của các quan sát viên quốc tế”.
Khi các nghị sĩ Đức trực
tiếp đến Hà Nội để quan sát phiên tòa xét xử ông Trịnh Xuân Thanh, thì có nghĩa
họ rất quan tâm và mong muốn Việt Nam sẽ có một nhà nước pháp quyền, coi đây
như là một điều kiện để nước này có thể hội nhập với thế giới văn minh.
Nghị Sĩ Martin Patzelt, thành viên Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Cộng Hòa Liên Bang Đức |
Lê Anh –
Thoibao.de