Điều mà Bộ GTVT SỢ nhất là nếu nhượng bộ BOT Cai Lậy sẽ tạo thành tác động Domino - hàng loạt BOT SAI khác cũng phải di dời.
Về hình thức bên ngoài, có vẻ đây là bài toán khó(!); nhưng thật ra lại dễ vô cùng: Khó là bởi các vị không chịu nhận sai, thấy sai không chịu sửa.
Ngay sau
khi Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm dừng thu phí ở BOT Cai Lậy, ngày
5.12.2017, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã đề xuất 3 “kịch bản” để tháo
gỡ ách tắc:
Kịch bản
thứ nhất, vẫn giữ nguyên trạm thu phí ở vị trí hiện tại, nhưng tăng cường vận
động, cải thiện việc thu phí và phục vụ các nhu cầu của người tham gia giao
thông. Ví dụ có chỗ cho lái xe dừng lại khi họ thắc mắc và nội dung thắc mắc sẽ
được giải thích.
Kịch bản
thứ hai là di dời trạm thu phí về tuyến tránh theo yêu cầu, tức là phá phương
án tài chính cũ và tính toán lại. Theo ông Đông, kịch bản này phải thương thảo
với nhà đầu tư vì liên quan đến thời gian thu phí.
"Theo
tính toán thì phương án này không khả thi vì thời gian hoàn vốn không đúng như
cam kết của hiệp định vay vốn, ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng", ông
Đông nói
(https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ba-kich-ban-giai-quyet-bot-cai-lay-cua-bo-giao-thong-3680172.html).
Còn kịch
bản thứ ba, Bộ đưa ra là đặt hai trạm thu phí, một trạm đặt trên quốc lộ cũ để
thu phí phần nhà đầu tư bỏ ra đầu tư trên quốc lộ; một trạm được đặt trên tuyến
tránh để thu phí phần nhà đầu tư đã đầu tư xây dựng tuyến đường này.
Có thể
thấy ngay lập tức là “kịch bản 1” không đáng bàn bởi… DÂN KHÔNG CHỊU: Cứ theo
kịch bản (KB) này, thì đã không xảy ra chuyện chỉ trong 5 ngày đã xảy ra mấy
chục lần đóng - xả trạm.
KB 2,
theo ông Đông, BỘ GTVT và nhà đầu tư không chịu vì liên quan đến chuyện thanh
toán nợ ngân hàng cũng như tính chính danh của một hợp đồng mà Nhà nước (đại
diện là Bộ GTVT) đã ký. Nói theo ngôn ngữ dân gian, Nhà nước không thể hành xử
theo cách, ký rồi xé bỏ hợp đồng!
Vậy là
chỉ còn KB 3.
Người dân chúng tôi đồng
tình với 2 sửa đổi NHỎ.
Một là,
Trạm thu phí trên đường tránh cứ việc tiến hành nhưng phải công khai thời gian
thu phí cũng như cơ sở tính toán để áp đặt là bao lâu (ví dụ mỗi ngày trung
bình bao nhiêu xe qua, loại phí thấp chiếm bao nhiêu %, loại phí cao là bao nhiêu;
rồi lấy tổng mức đầu tư chia cho trung bình một ngày sẽ ra thời gian là mấy
năm?)…
Hai là,
Trạm thu phí trên QL1A là một cấu trúc hoàn toàn… lãng phí và vô lý: Nhà nước
đã thu phí BẢO TRÌ đường bộ, không lẽ lại thu tiếp - thành 2 lần thu cho một
khoản chi? Đó là chưa kể sinh ra một đội ngũ làm công ăn lương sai nguyên tắc,
tốn kém vô cùng - chưa kể dừng xe mua vé tốn thời gian, hao tổn nhiên liệu. Rõ
ràng, đối với một nhà nước “của Dân, do Dân, vì Dân” lãnh đạo tuyệt đối mọi thứ
thì việc rút bớt từ “Quỹ bảo trì đường bộ” khoản tiền 300-400 tỷ đồng (trong
tổng số 10.000 tỷ đồng) là chuyện dễ hơn trở bàn tay.
Theo cách
thức vừa nêu, “khủng hoảng” Cai Lậy sẽ chấm dứt, hợp đồng cả 2 phía vẫn được
bảo đảm, người dân hài lòng! Tất cả mọi giải pháp khác “Đề xuất 2 điểm” nêu
trên đều khó chấp nhận.
Cần nhấn
mạnh một lần nữa, giải quyết ổn thỏa cuộc “cách mạng” tiền lẻ là một yêu cầu
bức thiết, phù hợp với cả lý và tình.
Thứ nhất, cái SAI của Nhà nước là không thể chối cãi vì ngay cả
ông Ủy viên Thường vụ Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Trần Quang
Chiểu cũng công khai thừa nhận: “Không thể bắt Dân gánh chịu cái mà Nhà nước
làm sai” (https://tuoitre.vn/dan-khong-co-lua-chon-ve-duong-di-bat-co…
https://tuoitre.vn/vi-tri-dat-bot-cai-lay-bat-hop-ly-khong-…)
https://tuoitre.vn/vi-tri-dat-bot-cai-lay-bat-hop-ly-khong-…)
Thứ hai,
các quan chức của Bộ GTVT hãy nên dừng cái sự “BOT Cai Lậy vẫn… đúng quy trình
nên không sai”!? Cần nhớ rằng từ trước đến nay CHƯA CÓ một lần phản ứng nào của
Dân lại được báo chí chính thống đồng tình ủng hộ mạnh mẽ và liên tục như
thế; cũng chưa có khi nào người dân từ Nam chí Bắc ủng hộ Cai Lậy đông đảo thế;
càng chưa có bao giờ cuộc đấu tranh để đảm bảo lẽ sinh tồn lại được áp dụng
bằng nhiều hình thức sáng tạo, sinh động đến như thế…
Nói, để
thấy rằng, nếu không giải quyết “vấn đề BOT Cai Lậy” êm thấm, hệ lụy sẽ rất khó
lường…
Thứ ba,
điều mà Bộ GTVT SỢ nhất là nếu nhượng bộ BOT Cai Lậy sẽ tạo thành tác động
Domino - hàng loạt BOT SAI khác cũng phải di dời.
Về hình
thức bên ngoài, có vẻ đây là bài toán khó(!); nhưng thật ra lại dễ vô cùng: Khó
là bởi các vị không chịu nhận sai, thấy sai không chịu sửa. Ngược lại, một khi
hành xử theo đúng kỷ cương phép nước là “sai thì phải sửa, phải luôn đặt lợi
ích của Toàn Dân lên trên hết” như Bác Hồ vẫn nói thì, tại sao lại không đổi
thay?
Đó là
chưa tính chuyện một khi tìm hết, tìm đủ các nguồn cội, cách thức, liên hệ lợi
ích nhóm… dẫn đến sai trái, công cuộc chống tham nhũng sẽ rất hiệu quả: Muốn
hay không, các vị phải thừa nhận rằng BOT là hình thức mập mờ nhất, đáng nghi
nhất của quy trình… tham nhũng!
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang đề ra chương trình xây dựng Chính
phủ Kiến tạo. Ai cũng hiểu nội hàm của 2 chữ “kiến tạo” - dẫu có giải thích
cách nào đi nữa cũng phải bao gồm xây
mới và sáng
tạo! Không thể làm ra cái MỚI nếu không kiên quyết dứt bỏ những cái
cũ đang cản trở, biến con đường cao tốc thành con đường gập ghềnh, nhan nhản
các BOT dật dờ, đầy rẫy các kiểu thu tiền của dân vô tội vạ!
Ngạn ngữ
phương Tây có câu: “Thà chọn một kết thúc đau đớn còn hơn phải sống chung với
sự đau đớn kéo dài không kết thúc”
Thay đổi
dứt khoát, triệt để những sai lầm, hợp Lòng Dân là con đường ngắn nhất để đến
với xã hội lành mạnh, tốt đẹp!
11.12.2017