20 juillet 2018

Cộng sản và tư bản

Trần Trường Sa


1 – Thế nào là một quốc gia cộng sản? tư bản?


Nhiều người, nhất là các bạn trẻ thường hỏi tôi: thế nào là TBCN? thế nào là XHCN? nước ta là nước XHCH hay TBCN?

Chủ nghĩa xã hội là lý thuyết kinh tế và mô hình tổ chức xã hội do Marx và Lênin đưa ra; chủ nghĩa tư bản là từ Marx gọi các nước có nền kinh tế phát triển đã công nghiệp hóa thời bấy giờ, không theo lý thuyết kinh tế như  Marx nghĩ hoặc không theo mô hình tổ chức xã hội như Lênin đề ra. Trên thực tế không có triết gia nào đề ra cái lý thuyết gọi là chủ nghĩa tư bản cả!


Nói một cách sơ đẳng nhất, có 2 loại hình kinh tế : (A) tư hữu và (B) công hữu. Và 2 loại hình quản lý xã hội : (I) độc tài và (II) dân chủ.

Khi người dân có quyền tư hữu thì trong sản xuất kinh doanh họ tuân theo quy luật thị trường. Dĩ nhiên, sự vận hành đó đôi khi bị hạn chế bởi nhà cầm quyền, nhất là dưới các chế độ độc tài, thậm chí tài sản của họ có thể bị tước đoạt bởi cường quyền.

Khi tài sản (tư liệu sản xuất) thuộc về công hữu thì người dân không còn được quyền sở hữu (riêng mình) về tài sản nữa, làm sao nói đến chuyện (sở hữu) quyền dân được! Khi đó việc sản xuất kinh doanh của xã hội vận hành theo kế hoạch do nhà cầm quyền lập ra.

Vì thế chỉ có 3 hình thái thái xã hội xảy ra mà thôi:    

(A-I) : Tư hữu-độc tài: phổ biến vào thời vua chúa xưa.

(A-II) : Tư hữu-dân chủ: phổ biến ở các nước ta gọi là tư bản chủ nghĩa ngày nay.

(B-I) : Công hữu-độc tài: phổ biến ở các nước theo CNXH thời Liên xô tồn tại.

Loại hình (B-II) : Công hữu-dân chủ là loại hình trong mơ của Karl Marx. Hình thái này không bao giờ tồn tại, vì quyền làm chủ cơ bản nhất của muôn loài là làm chủ tài sản. Khi quyền này không có thì các quyền dân chủ khác tự nhiên bị thủ tiêu. Cái mâu thuẩn của Marx là coi “vật chất quyết định ý thức” nhưng lại tước đi cái quyền làm chủ công cụ làm ra vật chất! Mark mơ tưởng đến một thế giới, con người làm theo năng lực tạo ra của cải vật chất, nhưng không có quyền sở hữu công cụ làm ra vật chất, mà lại hưởng thụ theo  nhu cầu mình cần! Có nghĩa là không làm vẫn được hưởng! Ai điều hành cái hệ thống ấy??? Thật hoang tưởng!!! (sẽ nói ở phần sau).

Ngày nay, các nước dạng (A-I) còn tồn tại rất nhiều, phần lớn có nền kinh tế kém phát triển. Các nước này tuy chịu ách thống trị độc tài, nhưng khi có nhà cầm quyền tương đối lương thiện biết chăm lo cho quốc gia dân tộc thì kinh tế vẫn phát triển ở một mức giới hạn nào đấy. Chế độ độc tài có 2 đặc tính cơ bản : dể điều hành (ưu) và chóng nảy sinh tiêu cực (nhược) vì quyền lực dể (99,9%) làm nẩy sinh tha hóa. Tuy nhiên, những người nắm quyền tư hữu của cải luôn đấu tranh để giành quyền quản trị xã hội (để đảm bảo thuận lợi cho việc kinh doanh của họ) cho nên xã hội các nước này sẽ nhanh chóng biến đổi theo hai hướng: tư bản lủng đoạn nhà nước và tư bản dân chủ. Hướng một làm đất nước hổn loạn, dẩn đến sự sụp đổ của chính quyền và dần đưa đất nước sang hình thái (A-II) rất chậm chạp và có nhiều chia rẻ xã hội. Hướng hai đưa ngay đất nước đến hình thái (A-II) một cách nhanh chóng trong hòa bình.

Các nước đang chuyển biến theo hướng một là : Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, và nhiều nước ở châu Phi, Trung đông…

Các nước đã chuyển biến theo hướng hai là : Hàn quốc, Đài loan, Indonesia …

Tóm lại, nước theo cộng sản chủ nghĩa phải là quốc gia có đủ hai đặc trưng : công hữu tư liện sản xuất (dẩn đến việc nền kinh tế phải vận hành theo kế hoạch nhà nước đề ra) và có đảng cầm quyền quản lý đất nước (không có đối thủ cạnh tranh). Nước theo tư bản chủ nghĩa là quốc gia có đủ hai đặc trưng : tư hữu tư liện sản xuất (dẩn đến việc nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường) và nhà cầm quyền quản lý đất nước do dân bầu ra một cách tự do và trung thực (theo nhiệm kỳ).

Nước ta và còn rất nhiều nước không thuộc hai nhóm trên. Có nước như Venezuela có chế độ đa đảng, bầu cử tự do, nhưng đảng cầm quyền suốt chục năm nay lại hướng theo con đường công hữu tư liệu sản xuất. Có nước như Trung Quốc, Việt Nam, Lào chỉ do một đảng (xưng là cộng sản) lảnh đạo, nhưng lại cho tư hữu tư liện sản xuất, nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường.


2 – Những bất công nẩy sinh trong xã hội tư bản và sự điều chỉnh :


Tư hữu là một thuộc tính tự nhiên của con người (và cả muôn loài).


Ở đây không đề cập đến sự chiếm đoạt của cải bằng bạo lực, cường quyền … , là những phương cách chuyển đổi quyền tư hữu từ người này sang người khác mà không có sự đồng thuận một cách tự nguyện thực chất của chủ sở hữu củ.


Khi đi khai phá một vùng đất mới, người đi trước đã bỏ công khai hoang để biến đất hoang thành đất trồng trọt. Dĩ nhiên, số đất đó thuộc quyền sở hữu của họ là chính đáng. Thế rồi con cháu họ thừa kế quyền sở hữu đó cũng là lẻ tự nhiên. Điều ít ai nghỉ đến là: quyền khai phá đất hoang để sản xuất và xác lập quyền sở hữu của những người tiếp sau đã bị tước đoạt, vì đất hoang đã hết. Người đến sau dù giỏi dang, chăm chỉ đến bao nhiêu đi nữa cũng phải làm thuê cho người đến trước. Tương tự, trong kinh doanh cũng thế. Người đi trước bao giờ cũng chiếm thế thượng phong về vị trí, mối lái khách hàng mua bán… đến độ có lúc họ trở thành nhà kinh doanh độc quyền về một ngành nghề ở một khu vực bằng một cách nào đó. Ví dụ như họ ký hợp đồng độc quyền mua một loại nguyên liệu then chốt nào đấy … . Người đi sau phải chấp nhận thế “trâu chậm ăn cỏ úa” hay thậm chí bị tước đoạt quyền kinh doanh một mặt hàng nào đó ở một khu vực nào đó vì không còn khách hàng. Đây là tính hoang dã của xã hội tư bản sơ khai.


Trong các xã hội quyền dân chủ bị hạn chế hay thậm chí xã hội bị chế độ toàn trị bao phủ, các nhà tư bản có thế lực dùng tiền mua chính sách bằng cách hối lộ cho các quan chức, từ đó họ có thể chiếm quyền sở hữu các vùng đất béo bở, quyền kinh doanh các lỉnh vực lợi nhuận cao …. Tính man rợ của xã hội tư bản xuất hiện.


Đôi lúc còn man rợ đến độ có kẻ ngang nhiên chiếm đoạt sở hữu từ tay người khác qua trung gian của chính sách do nhà cầm quyền đưa ra. Ví dụ như, thu hồi ruộng đất của nông dân để làm công trình phúc lợi : nhà văn hóa, nhà trẻ, chợ …. Sau một thời gian, các công trình này không phát huy tác dụng, chính quyền quyết định bán các công trình này cho tư nhân với giá rẻ như cho, mà người mua là các nhà đầu tư có thế lực. Khi quy hoạch các công trình công cộng lớn như cầu đường, nhà văn hóa … cấp tỉnh, huyện … chính quyền cố ý giải tỏa đất đai dư ra, nhiều người dân phải từ bỏ quyền sở hữu. Sau khi thi công xong, phần dư đó được phân chia bán cho những người có thế lực với giá rất rẻ so với thị trường.


Khi quyền dân chủ được phát huy, tính man rợ sẽ bị chận đứng bằng các quy định, điều luật ví dụ như : các công trình thuộc về sở hửu công cộng nếu chuyển quyền sở hửu cho tư nhân phải được xét duyệt ở cấp trung ương; nếu là công trình lớn ở một mức nào đấy thì phải được quốc hội thông qua. Phương thức xét chuyển là đấu thầu công khai, minh bạch. V… v….


Tính hoang dã cũng được hạn chế và dần bị tiêu diệt bằng các chế tài của pháp luật như : luật chống độc quyền, luật hạn ngạch đất đai …. Chính quyền không trưng thu mà trưng mua đất đai ngoài hạn ngạch, các phương tiện sản xuất cho thuê … với giá phải chăng rồi bán trả góp cho người tham gia trực tiếp sản xuất …


3 - Tính hoang tưởng của chủ nghĩa Marx và tính man dã của Đệ tam quốc tế


Nhận thức được những bất công nẩy sinh trong lòng xã hội tư bản, Marx tìm đến căn nguyên của nó, đó là quyền sở hữu tư liệu sản xuất. Đến đây tính lười nhác trổi lên, Marx đã không nghĩ cách kiểm soát, điều chỉnh nó, mà cho rằng cứ xóa bỏ nó là xong!. Tính lười nhác này di căn phổ biến trong các nhà nước cộng sản sau này : hể cái gì không kiểm soát được, “cấm” là xong!


(Tính lười nhác của Marx thể hiện rất rỏ trong nghiên cứu triết học, thiếu tính phổ quát. Trong duy vật biện chứng, khi nghiên cứu về vũ trụ, Marx cho rằng “vật chất có trước, ý thức có sau; vật chất quyết định ý thức”. Trong đó Marx cho rằng: Vật chất được hiểu là những thứ có khối lượng hay năng lượng; Ý thức sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Không bàn đến quan niệm như thế là “đúng hay sai”. Rỏ ràng rằng Marx đã bỏ sót nhiều thành tố rất quan trọng tạo nên vũ trụ, đó là “thuộc tính của các vật”, đó là “sự tương tác của các vật”, đó là “khả năng nhận biết của các vật đối với môi trường chung quanh”, …. Trong duy vật lịch sử, khi nghiên cứu xã hội loài người, Marx cho rằng xã hội loài người trải qua các thời kỳ: cộng sản nguyên thủy-chiếm hữu nô lệ-phong kiến-tư bản-cộng sản hiện đại. Rỏ ràng rằng Marx chỉ tìm hiểu xã hội Tây Âu rồi áp đặt cho cả thế giới. Mawx chẳng thèm biết gì về Phương đông! (Sau này hậu duệ của Marx đã thêm vào: “tuy nhiên một số nước có thể bỏ qua một giai đoạn nào đó” vừa để bào chửa cho Marx vừa để lôi kéo các nước chậm phát triển vào con đường xây dựng theo chủ nghĩa cộng sản (điều mà chính Marx không chấp nhận). ).)


Marx mơ tưởng đến một loại hình xã hội (B-II): công hữu tư liệu sản xuất và toàn dân làm chủ! Điều này còn hoang tưởng hơn cả ý tưởng “Nhân chi sơ-tính bổn thiện” của Khổng Khâu (làm sao thiện được khi vừa mới sinh ra là “miệng đã đòi ăn”!?). Làm sao người dân có thể có ý thức làm chủ được khi “cái họ có quyền làm chủ” là toàn bộ của cải xã hội? Quá lớn, quá nhiều trở thành không có cái nào họ làm chủ cả! Tất cả mọi người có quyền làm chủ cái khối của cải khổng lồ mơ hồ ấy trở thành không ai làm chủ cả!


Quyền làm chủ (riêng có) tài sản (tư liệu sản xuất) bị tước bỏ, nhưng quyền làm chủ (riêng có) gia đình thì tồn tại. Ai cũng lo cho “vợ tôi”, “con tôi”, “cha mẹ tôi” … là cái không một xã hội nào phủ nhận được! Của cải xã hội là chung, nhưng mạnh ai nấy vơ vét về cho gia đình mình thì làm sao xã hội giàu mạnh được! Pôn pôt nhận ra được cái bất cập ấy nên đã cho thủ tiêu luôn ý thức gia đình bằng cách con đẻ ra được nuôi tập trung (cách phát huy cao độ nhất chủ nghĩa Marx). Khi coi cách hành xử đó của Pôn pôt là tội ác chống lại loài người về đạo đức, thì việc tước bỏ quyền tư hữu tư liệu sản xuất cũng là tội ác chống lại loài người về kinh tế.


Trong lúc Marx dự báo xã hội công sản sẽ nẩy sinh một cách tự nhiên khi xã hội tư bản đã phát triển đến tột cùng thì Lê nin (lảnh đạo đệ tam quốc tế) lại cưởng bức xây dựng xã hội cộng sản bằng bạo lực thông qua các xô-viết. Cướp đoạt chính quyền bằng súng đạn, tước đoạt quyền tư hữu cũng bằng súng đạn qua việc kích động những người nghèo nổi dậy. Đa phần những người này chỉ biết chia phần tước đoạt được của người giàu rồi sau đó ngồi nhìn nhau chứ làm sao biết tiếp tục sản xuất ra của cải vật chất như thế nào nữa. Vì thế Lênin phải đưa ra chính sách “kinh tế mới” trưng dụng lại những người giàu củ làm quản lý cho khối tài sản họ vừa bị tước đoạt. Nhưng những kẻ “tội đồ” này làm sao chỉ huy được những “ông chủ” mới!? Khi những “ông chủ” nổi giận đấu tố thì người quản lý sẽ ra tro!


Nền sản xuất man dã ấy nhanh chóng kiệt quệ. Nếu không có thế chiến thứ hai, cơ hội để lùa những “ông chủ” ra chiến trường rồi sau đó biến họ thành công cụ sản xuất cho một ông chủ thực sự, cụ thể là Đảng cộng sản Liên xô, thì có lẻ chủ nghĩa cộng sản đã bị xóa sổ sớm hơn. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói không sai: “Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh”.


4 - Ai thắng ai ?!


Các lảnh tụ cộng sản thường có nhiều câu nói rất hay. Nhưng điều rất dở là trong hành động, họ không bao giờ chấp nhận ý nghĩa, kết quả thực tiển của những câu nói ấy. Chính vì thế mà câu nói của cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có giá trị gần như vĩnh cửu : “Đừng nghe những gì cộng sản nói! Mà hảy nhìn những gì cộng sản làm!”.

Một câu nói hay của Lênin là : “Vấn đề quyết định ai thắng ai giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội là xã hội nào làm ra nhiều của cải vật chất hơn.” Thực tiển đã chứng minh rất rỏ khi so sánh 3 cặp nền kinh tế sau:

-  Đông Đức và Tây Đức : chia cắt trong hòa bình. Liên xô bao cấp khí đốt và xăng dầu cho Đông Đức, khối lượng hàng viện trợ của Liên xô cho Đông Đức nhiều hơn chục lần Hoa kỳ giúp Tây Đức tái thiết đất nước. Bốn mươi năm sau, Tây Đức có nền kinh tế đứng đầu châu Âu (vượt qua Anh, Pháp , …). Đông Đức tuy là nước khá nhất Đông Âu nhưng vẫn bám vào Liên xô với món nợ xấu ngày một cao! Khi Liên xô dưới thời Gorbachyov cắt giảm viện trợ, bức tường Beclin bị nhân dân xô đổ để tiến tới nước Đức thống nhất theo kinh tế tư bản như ngày nay. Lênin nói quá đúng!

-  Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam : chia cắt trong chiến tranh. Miền Bắc đánh chiếm được miền Nam bằng bạo lực sau hơn 20 năm. Khi thống nhất, kinh tế miền Nam hơn miền Bắc cả chục lần. Nhưng điều này không đủ sức thuyết phục là CNTB ưu việt hơn CNXH. Vì miền Bắc nhận viện trợ của Liên xô, Trung quốc nhiều hơn viện trợ của Hoa kỳ cho miền Nam, nhưng phần lớn đó là viện trợ quân sự. Miền Bắc đổ quá nhiều người và của cho chiến tranh nên chiến thắng trong kiệt quệ! Sau khi thống nhất, 10 năm xây dựng CNXH, dù tiếp tục nhận viện trợ của Liên xô và nhiều lần được Liên xô xóa nợ, nhưng kinh tế cả nước suy sụp nhanh chóng. Khi Gorbachyov cắt giảm viện trợ, Việt nam lập tức chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường (TBCN). Chỉ 10 năm sau từ một nước thiếu đói (dưới 5kg gạo/1 đầu người/1 tháng) trở thành một nước xuất khẩu gạo. Tuy mang tên là một nước Cộng hòa XHCN nhưng thực chất có một nền kinh tế tư bản (dù là tư bản rừng rú). Ai thắng ai? Nhiều người cho rằng dù miền Nam thua trận nhưng lại là “bên thắng cuộc”. Suy nghỉ này không chính xác, vì TBCN là bản chất tự nhiên trong tư duy kinh tế của cả loài người trong đó có toàn dân Việt Nam chứ không riêng gì miền Nam. Một lần nữa Lênin lại đúng!

-  Bắc Triều tiên và Nam Triêu tiên : Chia cắt trong đình chiến. Sau 65 năm, thu nhập bình quân đầu người của Nam Triêu tiên gấp ba mươi mấy lần của Bắc Triêu tiên. Bắc Triều tiên phải chấp nhận cho Nam Triều tiên đầu tư tư bản vào lảnh thổ của mình. Đến nay có lẻ lảnh đạo Bắc Triều tiên đã thấy, không có con đường nào khác hơn là làm kinh tế TBCN thì đời sống người dân mới khá lên được. Có lẻ lần này Lênin lại đúng!

Tháng 7 – 2018