Triệu Tử Dương tuyên bố cùng các sinh viên: “Tôi đến quá trễ“
Phương Tôn (chuyển ngữ)
Triệu Tử Dương nói chuyện cùng sinh viên vào ngày 18.5.1989 tại quãng trường Thiên An Môn: “Tôi đến quá trễ” (hình AFP) |
Cần đến hai mươi năm để hồ sơ vụ án “Biển Máu Thiên An Môn
1989″được xem là đang được mở ra trở lại. Người mở vụ án không ai khác hơn là
Triệu Tử Dương, nguyên Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Trung quốc trong thời gian
biến động 1989. Ngày 19.5.2009 nhà xuất bản Simon & Schuster của Mỹ cho ra
đời ấn bản tiếng Anh cuốn sách “Người Tù Của Nhà Nước”
Tập hồi ký bí mật của Triệu Tử Dương được viết lại từ các tép băng
dài trên 30 tiếng đồng hồ do ông ghi âm lén lút từ đầu năm 2000 trong thời gian
bị chính những người anh em trong đảng của ông quản thúc tại gia.
Vào ngày 29.5.2009 „Người Tù Của Nhà Nước“ ấn bản tiếng Hoa chính
thức ra mắt tại Hồng Kông. Chủ nhà xuất bản là Bao Pu, con trai của Bao Tong,
nguyên bí thư thân cận nhất của Triệu Tử Dương. Bao Tong cũng từng bị các đồng
chí của ông tống vào ngục thất và nay vẫn đang còn bị quản thúc tại gia, đã
được Triệu Tử Dương tin tưởng giao phó trách nhiệm đưa ra ánh sáng công luận
tập hồi ký gây chấn động lương tâm của loài người yêu chuộng tự do nhân bản.
Vì hoàn cảnh khắc nghiệt để phổ biến sách đến người dân, một ấn
bản điện số cũng đang được các nhà tranh đấu vì nhân quyền tại Trung quốc dự
tính thực hiện để phổ biến sâu rộng trong nước.
Đề cập đến „Người Tù Của Nhà Nước“ Bao Tong tuyên bố: “Viết
sách và cho xuất bản là quyền của Triệu Tử Dương. Qua cuốn sách này người ta có
thể so sánh Triệu Tử Dương với Đặng Tiểu Bình để thấy ai là người nói lên sự
thật và ai là kẻ gian dối“.
Đặng Tiểu Bình chính là người đã đồng ý ra lệnh tàn sát phong trào
sinh viên năm 1989 và Triệu Tử Dương Tổng Bí Thư đảng lại bị thanh trừng vì
phản đối không chịu gửi quân đội đến bắn vào sinh viên đang tập họp ở quảng
trường Thiên An Môn vào đêm mồng ba rạng sáng mồng bốn tháng 6 năm 1989 .
“Người Tù Của Nhà Nước“ không chỉ đơn thuần là tập hồi ký mà lại
là một gia tài hiếm hoi của một Tổng Bí Thư đảng để lại cho nhân dân, vạch rõ
bộ mặt thật của đảng và nhà nước Trung quốc. Triệu Tử Dương không chấp nhận hệ
thống độc đảng và cho rằng lối thoát duy nhất của Trung quốc là phải hướng theo
nền dân chủ nghị viện của phương Tây.
Đảng và nhà nước Trung quốc hiện đang dùng „Tam Không Gian Thuật“:
không nghe, không thấy, không bàn đến „Người Tù Của Nhà Nước“, một cuốn hồi ký
gây nguy hại nghiêm trọng đến huyền thoại Đặng Tiểu Bình, người được xem là một
kiến trúc sư của cải cách cũng như lên án sự hèn hạ của Thủ tướng Lý Bằng và
bất tài của Giang Trạch Dân Tổng Bí Thư đảng kế nhiệm của ông.
Hồ sơ vụ án dơ bẩn „Biển Máu Thiên An Môn 1989“ đã được mở. Bao
Tong thực hiện nhiệm vụ cuối cùng do người lãnh đạo của ông giao phó, đưa ra
ánh sáng công luận thế giới tập hồi ký chính trị đầy máu và nước mắt của Triệu
Tử Dương, phần còn lại là của chúng ta, đọc để thấu hiểu, cảm nhận để xác định
vị trí của mình trong lòng dân tộc, để quyết tâm không bao giờ quay ngọn súng
nả đạn vào nhân dân vô tội của chính mình hoặc của bất kỳ nước nào đi chăng
nữa, để gìn giữ và ngăn ngừa để không có một Biển Máu Thiên An Môn 1989 thứ hai
xảy ra bất kỳ tại đâu trên phần đất còn lại của quả địa cầu này. Đọc để đừng
lập lại nỗi ân hận của Triệu Tử Dương khi ông tuyên bố cùng các sinh viên: “Tôi
đến quá trễ“.
* * *
Epoch Times: Chính ông đã nghe những tép
băng?
Bao Tong: Cuốn sách được chính tôi đưa ra, dĩ nhiên chính tôi đã nghe những tép băng này.
Epoch Times: Có khó khăn lắm không để cầm được những tép băng này?
Bao Tong : Cực kỳ khó khăn để các tép băng đến được tay tôi.
Epoch Times: Cảm nghĩ của ông như thế nào khi ông được nghe những lời ghi âm nói trên?
Bao Tong : Tôi xác nhận cùng bạn rõ rằng, băng ghi âm của ông Triệu. Giọng nói chính là của ông.
Epoch Times: Triệu Tử Dương từng có chủ ý cho xuất bản sách?
Bao Tong: Việc Triệu Tử Dương để lại những tép băng ghi âm cho tôi thấy ước vọng của ông là xuất bản thành sách. Tôi đoán rằng, vào năm 1993 ông ấy bắt đầu viết bản thảo và cho ghi âm vào năm 2000. Năm 1992 vợ tôi có nhắn lại lời ông Triệu khi vào thăm tôi trong thời gian tôi thọ án bảy năm tù, ông Triệu muốn tôi an tâm, giữ sức khỏe trong tù để về sau còn giúp cho ông viết cuốn sách có tên là „Thời gian mười năm tại Bắc kinh“. Ông ấy đã suy nghĩ chọn tên cho cuốn sách, từ đó tôi tin rằng, ngay từ thời đó ông Triệu đã quyết định xuất bản cuốn sách về cuộc đời trong thời gian mười năm của ông tại Bắc Kinh.
Điều đáng tiếc là tôi không giúp ông ấy được gì vì ngay sau khi được trả tự do, tôi liền bị quản thúc nghiêm ngặt. Đó là lý do để ông ấy quyết định, thực hiện cuốn hồi ký dưới dạng ghi âm. Giờ đây sách đã được xuất bản. Tôi rất vui mừng sách được công bố vào ngay đúng thời điểm này. Tôi hiện rất an lành vì đã hoàn thành được ước vọng của Triệu Tử Dương. Dù rằng khi ông ấy còn sống, tôi không giúp được cho ông ấy xuất bản cuốn sách „Thời gian mười năm tại Bắc kinh“ nhưng sau khi ông ấy qua đời tôi đã hoàn thành nhiệm vụ mà ông ấy giao phó, đưa ra công luận ấn bản Anh ngữ và Hoa ngữ về cuộc đời của ông.
Epoch Times: Tại sao ấn bản Anh ngữ lại được xuất bản đầu tiên?
Bao Tong : Do tình hình đặc biệt của Trung quốc. Một khi ấn bản Hoa ngữ xuất hiện trước, nó liền bị kiểm duyệt, điều này có nghĩa ngay lập tức sách bị tịch thu. Ấn bản Anh ngữ ra đời, sách liền được cộng đồng thế giới chấp nhận, ấn bản Hoa ngữ cũng sẽ không khó khăn mà dễ dàng xuất hiện hơn, theo ý tôi là vậy.
Epoch Times: Một quá trình gian truân để xuất bản được cuốn sách này?
Bao Tong : Rất khó nhưng cũng là trải nghiệm vui.
Epoch Times: Qua đó thân nhân của ông cũng bị áp lực?
Bao Tong : Không, không ai biết về chuyện này.
Epoch Times: Bây giờ sách đã được xuất bản. Chính quyền Bắc Kinh có gây áp lực với ông không?
Bao Tong : Tôi nghĩ rằng, họ không nên tạo áp lực cùng tôi. Tôi chỉ xuất bản một cuốn sách của một cựu Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản, đây là điều công khai, đúng đắn. Cũng giống như người ta phổ biến ra thị trường sách của Đặng Tiểu Bình. Sách của Triệu Tử Dương đi song song với sách của Đặng để người ta có thể so sánh, ai là người nói lên sự thật, ai là kẻ dối trá. Tôi nghĩ rằng mỗi người có thể đánh giá về chuyện này.
Theo luật pháp mà nói, theo điều 33 của Hiến pháp Trung quốc, mọi người dân Trung quốc đều được đối xử bình đẳng trước pháp luật. Một khi việc xuất bản sách của họ Đặng là hợp pháp thì việc tôi cho xuất bản sách của họ Triệu cũng là điều không vi phạm pháp luật Trung quốc. Một khi Bắc kinh xem Trung quốc là một nước pháp trị thì việc xuất bản sách họ Triệu phải là điều không có vấn đề. Qua đó nếu như tôi gặp khó khăn thì đấy sẽ là tin đặc biệt gây xáo động dư luận về Trung quốc – Một nước Trung quốc không có luật pháp. Tôi mong rằng điều này sẽ không xảy ra.
Epoch Times: Tại sao ông nhận xuất bản cuốn này. Đích nhắm chính của ông là gì?
Bao Tong : Tôi nghĩ rằng đây là gia sản Triệu Tử Dương để lại cho nhân dân Trung quốc. Một khi tôi đã nhận ra điều đó thì tôi phải có trách nhiệm công bố ra cho mọi người cùng biết.
Epoch Times: Điểm nào của cuốn sách gây ấn tượng cho ông mạnh nhất?
Bao Tong: Theo tôi đó là điểm khi Triệu Tử Dương nói về tương lai của Trung quốc. Ông ấy cho rằng, nền kinh tế thị trường chỉ có thể hoạt động hoàn hảo với một nền dân chủ nghị viện. Thiếu nó, nền kinh tế thị trường chỉ dẫn đến tham nhũng mà thôi.
Triệu Tử Dương đã từng nói, trước năm 1985 ông rất e dè đối với quan điểm cải tổ về mặt chính trị. Nhưng kể từ năm 1985 ông thay đổi quan điểm và cho rằng một khi không cải tổ chính trị thì việc cải cách kinh tế là nguồn gốc tạo ra tệ nạn tham nhũng. Cho đến ngày 4.6.1989 ông Triệu mới nhận ra rõ ràng, Dân chủ được nhắc đến tại Trung quốc và Nga chỉ là Dân chủ giả tạo. Một nền Dân chủ đúng đắn đầy sức sống phải là một hệ Dân chủ đại nghị của Tây phương. Dù cho có thiếu sót nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có một hệ thống nào được xem là tốt hơn. Với 70 năm tuổi đảng, sau nhiều năm quan sát cuối cùng ông Triệu đi đến quan điểm, Trung quốc phải có hệ thống chính trị Dân chủ nghị viện. Tôi cho rằng đây là kết luận quan trọng nhất của ông ấy.
Epoch Times: Triệu Tử Dương nói gì về hệ thống độc đảng?
Bao Tong: Quan điểm của ông Triệu cho rằng, hệ thống độc đảng không tốt và phải được hệ Dân chủ nghị viện thay thế.
Epoch Times: Có khác biệt nào giữa tác phẩm này và cuốn „Trò chuyện cùng Triệu Tử Dương khi bị quản thúc“ của Zong Fengming?
Bao Tong : Sách của Zong gían tiếp nêu lên quan điểm của Triệu Tử Dương. Sách rất thành công nhưng chưa nói lên được một trăm phần trăm tư tưởng của họ Triệu. Tuy nhiên sách của Zong lại có nội dung phong phú hơn so với sách của Triệu Tử Dương. Sách của Triệu tập trung vào hai câu hỏi: Quá trình tư duy về cải cách của Trung quốc và thảm sát 4.6. Tôi cho rằng, sách của Triệu Tử Dương đã diễn tả được hoàn toàn quan điểm của ông về hai câu hỏi nhức nhối trên lý do là sách diễn lại từ những lời ghi âm của chính ông ấy.
Epoch Times: Phải chăng chỉ là vô tình mà sách được đưa ra công luận chỉ một thời gian ngắn trước ngày lể giỗ 20 năm thảm sát Thiên An Môn 4.6?
Bao Tong : Tôi nhận được những tép băng cách đây bảy, tám năm. Lúc đó tôi nghĩ rằng phải cho xuất bản càng sớm càng tốt. Nhưng thực tế thì việc thực hiện rất phức tạp cần rất nhiều thì giờ cho mãi đến nay. Có thể nói rằng, đây là một vô tình ngẫu nhiên. Nhưng tôi thì nghĩ rằng, sách ra đời đúng ngày giỗ 20 năm là một ý nghĩa trọn vẹn.
Epoch Times: Ông có mong đến một ngày nào đó người ta sẽ đánh giá lại những gì xảy ra cho phong trào sinh viên thời đó?
Bao Tong: Tôi nghĩ rằng, người dân luôn luôn có quan điểm khác với nhà cầm quyền. Câu hỏi đánh giá lại sự việc không dành cho người dân nhưng lại dành cho những người lãnh đạo hiện nay tại Bắc kinh dù cho họ không phải chịu trách nhiệm cho những gì đã xảy ra trong quá khứ. Họ phải nói rõ quan điểm về câu hỏi, liệu quân đội của một quốc gia có được phép nhắm bắn vào nhân dân của chính mình hay không. Nếu như họ trả lời – được phép- , nếu như họ cho rằng những gì xảy ra trong quá khứ là đúng, điều đó đồng nghĩa, Trung quốc không còn một mảy may hy vọng nào. Tôi mong rằng, lãnh đạo đảng ngày nay đưa ra quan điểm rõ ràng, quân đội của một quốc gia không được bắn giết nhân dân của chính họ.
Epoch Times: Ông có mong quan điểm như vậy sẽ được lãnh đạo hiện nay đưa ra vào đúng ngày giỗ 20 năm không?
Bao Tong: Càng sớm càng tốt. Thật ra không cần phải có thời gian lâu lắc để phán xét sự việc theo lương tâm của con người. Họ chỉ cần nói lên quan điểm đối với câu hỏi, liệu quân đội của một quốc gia có được phép nả đạn vào ngay chính đồng bào ruột thịt của họ hay không mà thôi.
Bao Tong: Cuốn sách được chính tôi đưa ra, dĩ nhiên chính tôi đã nghe những tép băng này.
Epoch Times: Có khó khăn lắm không để cầm được những tép băng này?
Bao Tong : Cực kỳ khó khăn để các tép băng đến được tay tôi.
Epoch Times: Cảm nghĩ của ông như thế nào khi ông được nghe những lời ghi âm nói trên?
Bao Tong : Tôi xác nhận cùng bạn rõ rằng, băng ghi âm của ông Triệu. Giọng nói chính là của ông.
Epoch Times: Triệu Tử Dương từng có chủ ý cho xuất bản sách?
Bao Tong: Việc Triệu Tử Dương để lại những tép băng ghi âm cho tôi thấy ước vọng của ông là xuất bản thành sách. Tôi đoán rằng, vào năm 1993 ông ấy bắt đầu viết bản thảo và cho ghi âm vào năm 2000. Năm 1992 vợ tôi có nhắn lại lời ông Triệu khi vào thăm tôi trong thời gian tôi thọ án bảy năm tù, ông Triệu muốn tôi an tâm, giữ sức khỏe trong tù để về sau còn giúp cho ông viết cuốn sách có tên là „Thời gian mười năm tại Bắc kinh“. Ông ấy đã suy nghĩ chọn tên cho cuốn sách, từ đó tôi tin rằng, ngay từ thời đó ông Triệu đã quyết định xuất bản cuốn sách về cuộc đời trong thời gian mười năm của ông tại Bắc Kinh.
Điều đáng tiếc là tôi không giúp ông ấy được gì vì ngay sau khi được trả tự do, tôi liền bị quản thúc nghiêm ngặt. Đó là lý do để ông ấy quyết định, thực hiện cuốn hồi ký dưới dạng ghi âm. Giờ đây sách đã được xuất bản. Tôi rất vui mừng sách được công bố vào ngay đúng thời điểm này. Tôi hiện rất an lành vì đã hoàn thành được ước vọng của Triệu Tử Dương. Dù rằng khi ông ấy còn sống, tôi không giúp được cho ông ấy xuất bản cuốn sách „Thời gian mười năm tại Bắc kinh“ nhưng sau khi ông ấy qua đời tôi đã hoàn thành nhiệm vụ mà ông ấy giao phó, đưa ra công luận ấn bản Anh ngữ và Hoa ngữ về cuộc đời của ông.
Epoch Times: Tại sao ấn bản Anh ngữ lại được xuất bản đầu tiên?
Bao Tong : Do tình hình đặc biệt của Trung quốc. Một khi ấn bản Hoa ngữ xuất hiện trước, nó liền bị kiểm duyệt, điều này có nghĩa ngay lập tức sách bị tịch thu. Ấn bản Anh ngữ ra đời, sách liền được cộng đồng thế giới chấp nhận, ấn bản Hoa ngữ cũng sẽ không khó khăn mà dễ dàng xuất hiện hơn, theo ý tôi là vậy.
Epoch Times: Một quá trình gian truân để xuất bản được cuốn sách này?
Bao Tong : Rất khó nhưng cũng là trải nghiệm vui.
Epoch Times: Qua đó thân nhân của ông cũng bị áp lực?
Bao Tong : Không, không ai biết về chuyện này.
Epoch Times: Bây giờ sách đã được xuất bản. Chính quyền Bắc Kinh có gây áp lực với ông không?
Bao Tong : Tôi nghĩ rằng, họ không nên tạo áp lực cùng tôi. Tôi chỉ xuất bản một cuốn sách của một cựu Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản, đây là điều công khai, đúng đắn. Cũng giống như người ta phổ biến ra thị trường sách của Đặng Tiểu Bình. Sách của Triệu Tử Dương đi song song với sách của Đặng để người ta có thể so sánh, ai là người nói lên sự thật, ai là kẻ dối trá. Tôi nghĩ rằng mỗi người có thể đánh giá về chuyện này.
Theo luật pháp mà nói, theo điều 33 của Hiến pháp Trung quốc, mọi người dân Trung quốc đều được đối xử bình đẳng trước pháp luật. Một khi việc xuất bản sách của họ Đặng là hợp pháp thì việc tôi cho xuất bản sách của họ Triệu cũng là điều không vi phạm pháp luật Trung quốc. Một khi Bắc kinh xem Trung quốc là một nước pháp trị thì việc xuất bản sách họ Triệu phải là điều không có vấn đề. Qua đó nếu như tôi gặp khó khăn thì đấy sẽ là tin đặc biệt gây xáo động dư luận về Trung quốc – Một nước Trung quốc không có luật pháp. Tôi mong rằng điều này sẽ không xảy ra.
Epoch Times: Tại sao ông nhận xuất bản cuốn này. Đích nhắm chính của ông là gì?
Bao Tong : Tôi nghĩ rằng đây là gia sản Triệu Tử Dương để lại cho nhân dân Trung quốc. Một khi tôi đã nhận ra điều đó thì tôi phải có trách nhiệm công bố ra cho mọi người cùng biết.
Epoch Times: Điểm nào của cuốn sách gây ấn tượng cho ông mạnh nhất?
Bao Tong: Theo tôi đó là điểm khi Triệu Tử Dương nói về tương lai của Trung quốc. Ông ấy cho rằng, nền kinh tế thị trường chỉ có thể hoạt động hoàn hảo với một nền dân chủ nghị viện. Thiếu nó, nền kinh tế thị trường chỉ dẫn đến tham nhũng mà thôi.
Triệu Tử Dương đã từng nói, trước năm 1985 ông rất e dè đối với quan điểm cải tổ về mặt chính trị. Nhưng kể từ năm 1985 ông thay đổi quan điểm và cho rằng một khi không cải tổ chính trị thì việc cải cách kinh tế là nguồn gốc tạo ra tệ nạn tham nhũng. Cho đến ngày 4.6.1989 ông Triệu mới nhận ra rõ ràng, Dân chủ được nhắc đến tại Trung quốc và Nga chỉ là Dân chủ giả tạo. Một nền Dân chủ đúng đắn đầy sức sống phải là một hệ Dân chủ đại nghị của Tây phương. Dù cho có thiếu sót nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có một hệ thống nào được xem là tốt hơn. Với 70 năm tuổi đảng, sau nhiều năm quan sát cuối cùng ông Triệu đi đến quan điểm, Trung quốc phải có hệ thống chính trị Dân chủ nghị viện. Tôi cho rằng đây là kết luận quan trọng nhất của ông ấy.
Epoch Times: Triệu Tử Dương nói gì về hệ thống độc đảng?
Bao Tong: Quan điểm của ông Triệu cho rằng, hệ thống độc đảng không tốt và phải được hệ Dân chủ nghị viện thay thế.
Epoch Times: Có khác biệt nào giữa tác phẩm này và cuốn „Trò chuyện cùng Triệu Tử Dương khi bị quản thúc“ của Zong Fengming?
Bao Tong : Sách của Zong gían tiếp nêu lên quan điểm của Triệu Tử Dương. Sách rất thành công nhưng chưa nói lên được một trăm phần trăm tư tưởng của họ Triệu. Tuy nhiên sách của Zong lại có nội dung phong phú hơn so với sách của Triệu Tử Dương. Sách của Triệu tập trung vào hai câu hỏi: Quá trình tư duy về cải cách của Trung quốc và thảm sát 4.6. Tôi cho rằng, sách của Triệu Tử Dương đã diễn tả được hoàn toàn quan điểm của ông về hai câu hỏi nhức nhối trên lý do là sách diễn lại từ những lời ghi âm của chính ông ấy.
Epoch Times: Phải chăng chỉ là vô tình mà sách được đưa ra công luận chỉ một thời gian ngắn trước ngày lể giỗ 20 năm thảm sát Thiên An Môn 4.6?
Bao Tong : Tôi nhận được những tép băng cách đây bảy, tám năm. Lúc đó tôi nghĩ rằng phải cho xuất bản càng sớm càng tốt. Nhưng thực tế thì việc thực hiện rất phức tạp cần rất nhiều thì giờ cho mãi đến nay. Có thể nói rằng, đây là một vô tình ngẫu nhiên. Nhưng tôi thì nghĩ rằng, sách ra đời đúng ngày giỗ 20 năm là một ý nghĩa trọn vẹn.
Epoch Times: Ông có mong đến một ngày nào đó người ta sẽ đánh giá lại những gì xảy ra cho phong trào sinh viên thời đó?
Bao Tong: Tôi nghĩ rằng, người dân luôn luôn có quan điểm khác với nhà cầm quyền. Câu hỏi đánh giá lại sự việc không dành cho người dân nhưng lại dành cho những người lãnh đạo hiện nay tại Bắc kinh dù cho họ không phải chịu trách nhiệm cho những gì đã xảy ra trong quá khứ. Họ phải nói rõ quan điểm về câu hỏi, liệu quân đội của một quốc gia có được phép nhắm bắn vào nhân dân của chính mình hay không. Nếu như họ trả lời – được phép- , nếu như họ cho rằng những gì xảy ra trong quá khứ là đúng, điều đó đồng nghĩa, Trung quốc không còn một mảy may hy vọng nào. Tôi mong rằng, lãnh đạo đảng ngày nay đưa ra quan điểm rõ ràng, quân đội của một quốc gia không được bắn giết nhân dân của chính họ.
Epoch Times: Ông có mong quan điểm như vậy sẽ được lãnh đạo hiện nay đưa ra vào đúng ngày giỗ 20 năm không?
Bao Tong: Càng sớm càng tốt. Thật ra không cần phải có thời gian lâu lắc để phán xét sự việc theo lương tâm của con người. Họ chỉ cần nói lên quan điểm đối với câu hỏi, liệu quân đội của một quốc gia có được phép nả đạn vào ngay chính đồng bào ruột thịt của họ hay không mà thôi.
————–
Cuộc phỏng vấn do Li Zhen thực hiện qua
điện thoại vào ngày 15.5.2009
Phương Tôn chuyển dịch Việt ngữ nguồn bài phỏng vấn từ Epoch Times
Phương Tôn chuyển dịch Việt ngữ nguồn bài phỏng vấn từ Epoch Times
————–
Bao Tong: -Theo
tôi đó là điểm khi Triệu Tử Dương nói về tương lai của Trung quốc. Ông ấy cho
rằng, nền kinh tế thị trường chỉ có thể hoạt động hoàn hảo với một nền dân chủ
nghị viện. Thiếu nó, nền kinh tế thị trường chỉ dẫn đến tham nhũng mà thôi.
-Triệu
Tử Dương đã từng nói, trước năm 1985 ông rất e dè đối với quan điểm cải tổ về
mặt chính trị. Nhưng kể từ năm 1985 ông thay đổi quan điểm và cho rằng một khi
không cải tổ chính trị thì việc cải cách kinh tế là nguồn gốc tạo ra tệ nạn
tham nhũng. Cho đến ngày 4.6.1989 ông Triệu mới nhận ra rõ ràng, Dân chủ được
nhắc đến tại Trung quốc và Nga chỉ là Dân chủ giả tạo. Một nền Dân chủ đúng đắn
đầy sức sống phải là một hệ Dân chủ đại nghị của Tây phương. Dù cho có thiếu sót
nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có một hệ thống nào được xem là tốt hơn. Với
70 năm tuổi đảng, sau nhiều năm quan sát cuối cùng ông Triệu đi đến quan điểm,
Trung quốc phải có hệ thống chính trị Dân chủ nghị viện. Tôi cho rằng đây là
kết luận quan trọng nhất của ông ấy ()
Kỳ Duyên: Một nguyên thủ quốc gia đến trễ, hàng ngàn con người
trẻ, thần dân của ông ta bị chết. Một Dân tộc… “đến trễ”, dân tộc đó có thể bị
“chết”, không biết đến Văn minh Nhân loại
Bạn bè gửi cho bài viết này. Đây là câu chuyện của TQ. Về
một nhân vật lịch sử của họ, với cái nhìn “khác biệt”, và rút cục số phận ông
cũng “khác biệt”! Nhưng tin chắc ông hoàn toàn tự tin ở nhận thức, tấm lòng và
trách nhiệm của mình với dân tộc ông
https://kimdunghn.wordpress.com/2018/07/28/trieu-tu-duong-toi-den-qua-tre/#more-41558