Đề nghị những người ký tiếp hãy ghi đầy đủ họ tên, nghề
nghiệp, chức danh và nơi (tỉnh, thành phố) cư trú vào địa chỉ dưới đây
>>>
Ngày
17.7.2018 Văn phòng Chủ tịch Nước đã có công văn số 847/VPCTN-PL thông báo ý
kiến của Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu Chánh an TAND tối cao, Viện
trưởng Viện KSND Tối cao phối hợp với Bộ Công an chỉ đạo, kiểm tra việc điều
tra, truy tố, xét xử vụ án đối với ông Đặng Văn Hiến và báo cáo Chủ tịch Nước.
Chúng
tôi, những nhân sĩ, trí thức cũng như tất cả những người Việt Nam yêu nước,
khát khao công lý, thượng tôn pháp luật khác, thiết tha quan tâm đến vận mệnh
của người dân đã ký vào Kiến nghị giảm án tử hình cho ông Đặng Văn Hiến do các
luật sư đề xuất được đăng trên trang
hopecom.org ngày 15.7.2018 trân trọng hoan nghênh quyết định đó của Chủ tịch
Nước.
Chúng
tôi hy vọng rằng, bằng sự cẩn trọng tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của sự việc, do
bị dồn ép bức xúc từ nhiều năm, đẩy tới bước đường cùng bởi người của Công ty
Long Sơn dựa vào thế lực bảo kê đã quá ngang ngược và hung hãn, dẫn tới hành
động bột phát của Đặng Văn Hiến, Chủ tịch Nước sẽ chấp nhận đơn xin ân giảm của
ông Hiến.
Trong
một quốc gia biết thượng tôn pháp luật thì án tử hình là một hình thức răn đe
buộc phải có để loại bỏ ra khỏi xã hội những hành vi và ý định thực hiện hành
vi thú tính không còn tính người. Song hiện nay trên thế giới, một số quốc gia
đã loại bỏ khung tử hình trong hình phạt do trình độ văn minh và an toàn xã hội
mà họ đã đạt được.
Việt
Nam chưa thể thực hiện được điều ấy vì nhiều lý do, nhưng với việc thực hiện án
tử hình đứng vào hàng thứ ba chỉ sau Trung Quốc và Iran là điều đáng phải suy
nghĩ. Chỉ riêng trong tháng Hai 2017, truyền
thông Việt Nam công bố số liệu của Bộ Công an, theo đó đã có 429 người bị tử
hình trong thời gian từ tháng Tám 2013 cho tới tháng Sáu 2016, tức là trung
bình 147 trường hợp mỗi năm [theo Amnesty International. Tổ chức Ân xá Quốc tế].
Dù
được giải thích theo kiểu nào thì trước mắt của thế giới văn minh, đây là một
điều đáng buồn cho hình ảnh một quốc gia đã có bề dày văn hiến. Trường hợp Đặng
Văn Hiến, dân tộc Nùng, một người phạm tội đã tự nguyện ra đầu thú, lại càng
phải được nhìn nhận một cách thỏa đáng.
Cảnh ông Hiến ra đầu thú hôm 29/10 được báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí
Minh miêu tả là "rất đông người dân
đã đến không phải vì hiếu kỳ mà để ôm chia tay Đặng Văn Hiến, một trong những
bị can gây ra vụ nổ súng. Hiến khóc, những người dân Đắk Nông cũng khóc".
Điều này cho thấy việc loại ông Hiến ra khỏi đời sống xã hội là không đạt được
mục đích mà pháp luật Việt Nam từng nêu ra như mục đích răn đe, mục đích giáo
dục, cải tạo người phạm tội. Ngược lại, đó là một việc thất nhân tâmlàm xói mòn thêm lòng tin
của nhân dân vào pháp luật.
Chúng
tôi trông đợi vào sự sáng suốt của Chủ tịch Nước.
Cùng
với việc cứu xét bản án tử hình của ông Đăng Văn Hiến, chúng tôi cũng thiết tha
đề nghị Chủ tịch Nước quan tâm xem xét đến bản án bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh [còn
gọi là Mẹ Nấm]. Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa
tuyên án sơ thẩm 10 năm tù, bà Quỳnh kháng cáo toàn bộ bản án vì cho rằng bản
thân không chống phá Nhà nước. Ngày 30-11, TAND Cấp cao đã xét xử phúc thẩm và
bác kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm 10 năm tù đối với bà Nguyễn Ngọc Như
Quỳnh vì tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam" theo Khoản 1, Điều 88, Bộ Luật Hình sự. Theo các luật sư tham gia bào chữa cho bà Quỳnh thì bản án này “không
khách quan”, thậm chí còn “nặng hơn cả án giết người”.
Phải chăng bằng bản án phi lý này, ai đó muốn răn đe những người còn
nuôi ý định đấu tranh đòi tự do dân chủ, đòi công lý như “Mẹ Nấm”. Dư luận trong và ngoài
nước rất bức xúc về tình trạng của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh người mẹ có hai con
nhỏ đang phải nhờ bà chăm sóc khi mẹ bị tống giam trong tù. Theo bà Nguyễn
Tuyết Lan, người bà đang nuôi hai cháu,mẹ ruột của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho
biết thì “Mẹ Nấm” đã
tuyệt thực lần thứ 3 trong trại giam số 5, Thanh Hóa từ ngày 06 tháng 07 năm
2018.
Lý do Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh tuyệt thực vì:
• bị hành hạ cả
ngày lẫn đêm bởi những tù thường phạm chung buồng giam luôn gây sự và chửi
rủa với những ngôn từ rất tệ hại và kinh khủng,
• đã bị ngộ độc
thức ăn rất nhiều lần,
• điều kiện trại
giam hết sức tồi tệ, đe dọa đến tính mạng của tù nhân. Giám thị trại giam không
giải quyết yêu cầu về an toàn cá nhân mà còn cố tình làm cho sự việc trở
nên tồi tệ và trầm trọng hơn nhằm thực hiện một mưu toan nào đó.
Đến hôm nay,
ngày 20 tháng 07 năm 2018, Quỳnh đã tuyệt thực 14 ngày. Việc tuyệt thực này sẽ
tác hại lớn đến sức khỏe của người tù đang là mẹ của hai con nhỏ cần được chăm
sóc. Công luận quốc tế đặc biệt quan tâm theo dõi số phận tù nhân Nguyễn Ngọc
Như Quỳnh, người vừa được trao
giải Tự do Báo chí Quốc tế của Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo (CPJ) có trụ sở ở New
York, cũng vừa được
đề cử giải Nobel Hòa Bình 2018. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam Nguyễn Ngọc Như
Quỳnh là một hình ảnh tiêu biểu cho nhân quyền và cuộc đấu tranh để bảo vệ giá
trị thiêng liêng ấy.
Bỏ
tù, hành hạ và làm nhục phẩm giá của người phụ nữ kiên cường đó bởi một bộ máy
bạo lực khi đã bắt giam và kết án tù rất phi lý và nghiệt ngã, lại còn dùng
những thủ đoạn xấu xa nhằm uy hiếp để mong khuất phục ý chí của người phụ nữ ấy
là một việc đáng xấu hổ đối với một quốc gia đang cố gắng hội nhập với thế giới
văn minh nhằm phát triển đất nước của chính mình.
Đặc biệt là khi Việt Nam đang khẩn trương và
tích cực phấn đấu để được tham gia vào Hiệp định Thương Mại Tự do Viêt Nam-EU
(EVFTA) thì cải thiện hình ảnh nhân quyền của Việt Nam là một nhân tố quan
trọng không thể thiếu.
Vì lợi ích và
danh dự của dân tộc, vì sự phát triển của đất nước, chúng tôi khẩn thiết yêu
cầu Chủ tịch Nước, với thẩm quyền
được trao theo quy định của Hiến pháp, xem xét lại các bản án Sơ thẩm và Phúc
thẩm đối với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ra lệnh đình chỉ ngay những đối xử vô
nhân đạo của nhà tù đối với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Kỳ vọng vào lòng nhân đạo của một vị Chủ tịch Nước, chúng tôi cũng kỳ vọng
vào sự can thiệp của Chủ tịch để có thể chấm dứt hành động tuyệt thực của tù
nhân Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cải thiện chế độ giam giữ, đối xử với tù nhân, tiến
tới xỏa bỏ bản án phi lý và thất nhân tâm đối với một người phụ nữ Việt Nam
đang được thế giới chăm chú khâm phục theo dõi.
Kính gửi Chủ tịch
Nước lời chào trân trọng.
Ngày 19.7.2018
Những người ký tên vào Kiến Nghị gửi Chủ tịch Nước :
1. Nguyễn Đình Đầu, nhà Nghiên
cứu Lịch sử và Văn hóa, TP HCM
2. Tương Lai, nguyên Thành viên
Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, TP HCM
3. Lê Công Giàu, tù chính trị
trước 1975, nguyên Tổng Thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1966, nguyên Phó Bí
thư Thường trực Thành Đoàn TNCS TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Savimex, TP HCM
4. Huỳnh Tấn Mẫm, đại biểu Quốc
hội khóa VI, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, nguyên Tổng
Biên tập báo Thanh niên, hiện là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hồ Chí
Minh.
5. Huỳnh Kim Báu, tù chính trị
Côn đảo trước 1975, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức miền Nam Việt Nam trước
1975, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Sài Gòn sau 1975, TP HCM
6. Bùi Tiến An, tù chính trị Côn
đảo trước 1975, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy Tp HCM
7. Phaolồ Nguyễn Thái Hợp,
Giámmục Giáo phận Vinh
8. Gbt Huỳnh Công Minh, Linh mục
Tổng Giáo phận Sài Gòn
9. Võ Văn Thôn, cựu Giám đốc Sở
Tư pháp, tpHCM
10. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, Sài
Gòn
11. Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo, nguyên
cựu dân biểu chế độ Sài Gòn
12. Trần Thế Việt, cựu bí thư
Thành ủy ĐCSVN thành phố Đà Lạt
13. Lê Thân, tù chính trị Côn đảo
trước 1975, Chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng
14. Kha Lương Ngãi, nguyên phó
Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải phóng
15. Tô Lê Sơn, kỹ sư, Sài Gòn
16. Hoàng Dũng, Pgs, Ts, tp HCM
17. Hoàng Hưng, nhà thơ, tpHCM
18. Hoàng Lại Giang, nhà văn, Sài Gòn
19. Vũ Trọng Khải, PGS-Ts, chuyên gia độc lập về kinh
tế nông nghiệp, Sài Gòn
20. Cao Lập, tù chính trị Côn đảo trước 1975, hưu trí,
Sài Gòn
21. Nguyễn Thu Giang, cựu Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Sài
Gòn
22. Trần Rạng, nhà giáo, hưu trí, Sài Gòn
23. Nguyễn Văn Kết, nguyên Thứ ký của Bí thư Thành ủy
Mai Chí Thọ, Sài Gòn
24. Nguyễn Sỹ Kiệt, TSKH, cán bô dầu khí đã về hưu, Sài
Gòn
25. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do, tpHCM
26. Lại thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, tpHCM
27. Phạm Đình Trọng, nhà văn, Sài Gòn
28. Vương Đình Chữ, nhà báo, Sài Gòn
29. Lê Văn Tâm, Ts hóa học, nguyên Chủ tịch Hội Người
Việt Nam ở Nhật.
30. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo, Paris, Pháp
31. Phan Tư
Thanh Thiện, nhà báo, Paris, Pháp
32. Tống Văn
Công, nhà báo, Hoa Kỳ
33. Mai Hiền,
nhà báo, Hoa Kỳ
34. Lê Khánh
Luận, ts Toán, nhà thơ, nguyên giảng viên ĐHKT tpHCM
35. Phan
Hoàng Anh, ts Hóa học, Sài Gòn
36. Vũ Quang
Việt, tiến sĩ, Hoa Kỳ
37. Ngô Vĩnh
Long, nhà giáo, Hoa Kỳ
38. Trần Đức
Nguyên, cựuTrưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, Hà
Nội
39. Nguyễn
Khắc Mai, Giám đôc Trung tâm Minh Triết, Hà Nội
40. Phạm
Khiêm Ích, nghiên cứu khoa học, Hà Nội
41. Nguyễn
Thị Ngọc Trai, nhà văn, nhà báo, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Văn Nghệ của Hội
Nhà Văn Việt Nam, Hà Nội
42. Nguyễn
Thị Ngọc Toản, Đại tá, GsBs,nguyên Chủ nhiệm Khoa Sản BV108, Hà Nội
43. Nguyễn
Xuân Diện, tiến sĩ, Hà Nội
Đợt 2
44. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công
an, Hà Nội
45. Đỗ Thịnh, ts, Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng
đồng, Hà Nội
46. Đào Công Tiến, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu
của Thủ tướng, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TpHCM
47. Vũ Tuấn, Tiến sỹ Điện tử và kỹ thuật thông
tin,Stuttgart, CHLB Đức
48. Đặng Đăng Phước, Giáo viên, Dak Lak
49. Trần Quốc Túy, Kỹ sư Hóa, đã nghỉ hưu, Hà Nội
50. Tô Oanh, Giáo viên THPT đã nghỉ hưu, TP Bắc GIang
51. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hoá học, Sài Gòn
52. Trần Tuấn Tú,Giảng viên đại học, Khoa Môi Trường,
ĐHKHTN-Tp HCM
53. Trần Văn Bang, Kỹ sư, Q. Bình Thạnh, Sài Gòn
54. Ngô Hồng Nam,Kỹ sư cơ khí, Đồng Nai
55. Trần Thị Thảo, giáo viên nghỉ hưu tại Hà
nội
56. Giuse Maria Lê Quốc Thăng, Linh mục thuộc Tổng Giáo
phận Sài Gòn
57. Vũ Văn Mạnh, giáo viên, Thái Bình
58. Phạm Anh Cường, kỹ sư điện, Hà Nội
59. Lê Văn Sơn, cựu tù chính trị, nhà báo tự do, tại
Portland, Oregon, Mỹ
60. Nguyễn Tiến Lộc, nhà văn, Canada
61. Nguyễn thị Cảnh, hưu trí, Canada
62. Thu Hai
Irick, giáo viên, Canada
63. Lê Công Bằng, tp.hcm
64. Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), nhà báo tự do, Câu Lạc
Bộ Nhà Báo Tự Do, California, Hoa Kỳ
65. Trần Xuân Huyền, Glasgow, Scotland
66. Nguyễn Hữu Thao, Việt kiều sinh sống tại Sofia
Bulgaria
67. Trần Viết Tuyên, kiến trúc sư, Hamburg, CHLB
Đức
68. Nguyễn Văn Quyền, GV hưu trí, Sài Gòn
69. Bùi Đức Hoạt, Lisse Zuid, Hoà Lan
70. Trần Chí Hòa, Kỹ Sư, Melbourne
71. Nguyễn Đào Trường, TP Hải Dương
72. Hoàng Ngọc Liên, cựu giảng viên Đại học, Hà Nội
73. Nguyên
Ngọc, Nhà văn,Hội An
74. Lê Cát
Tường, cựu giảng viên ĐH, TS Kỹ Thuật, Huế
75. Phan
Quốc Tuyên, kỹ sư tin học, Thụy Sĩ
76. Trần Minh
Thảo, viết văn (CLB Phan Tây Hồ),Bảo Lộc, Lâm Đồng
77. Đỗ Quyền,
Kỹ sư, Hà Nội
78. Đỗ Quang
Tuyến, Kỹ sư, Seattle, WA, USA
79. Phạm Văn
Giang, Hướng dẫn viên tự do, Hà Nội
80. Hà Văn
Thùy, nhà văn, Sài Gòn
81. Chu Sơn,
nhà văn tự do, Quốc Lộ 13, Tp Hồ Chí Minh
82. Nguyễn
thị KimThoa, Bác sĩ, Quốc Lộ 14, Tp Hồ Chí Minh
83. Phạm Duy
Hiển, Ccb, nghỉ hưu, Tp. Pleiku, Gia
Lai
84. Nguyễn Thị Mỹ Hương, sn 1963, bác sĩ,TP HCM
85. Nguyễn Hồng Khoái, Chuyên viên tài chính, phường Tứ
Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội
86. Nguyễn Thị Khánh Trâm, hưu trí, TP HCM
87. Ngô Thái Văn, Kỹ sư,Hoa Kỳ
88. Trịnh Hùng, CPA, Thạc sí kinh tế,Australia
89. Nguyễn Thị Thảo, bán tạp hóa, TpHCM
90. Đào Tấn Phần, lao công trường THPT, huyện Phú Hòa,
tỉnh Phú Yên
91. Ngô thị xuân Phương, Đà Nẵng
92. Lê Thị Cẩm, giáo viên về hưu, quận 7, tp HCM
93. Cao Kỳ Xương, giáo viên về hưu, quận 7, tp HCM
94. Thái Quang Sa, Kĩ sư, hưu trí, Hà Nội
95. Hồ Quang Huy, Ks đường sắt, Công ty CP Đường sắt
Phú Khánh, Nha Trang
96. Nguyễn Văn Nghi, Tiến sĩ, Hà Nội
97. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, Cựu Trưởng Chi nhánh Nhà
Xuất Bản Hội Nhà Văn tại Phía Nam, Tp Hồ Chí Minh
98. Nguyễn Đức Quỳ, cựu giáo chức, Hà Nội
99. Nguyễn Ngọc Lanh,Nguyên GS đại học Y Hà Nội
100. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn học,
nguyên Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
101. Nguyễn Thượng Long, Dậy học, Viết báo, Quận Hà Đông,
Hà Nội
102. Bùi Minh Quốc, nhà báo, Đà Lạt
103. Nguyễn Trọng Việt, kỹ sư Thủy Lợi đã nghỉ hưu,
phường Bạch Mai, quận Hai bà Trưng, TP Hà Nội
104. Dương Quốc Huy, cựu chiến binh, Hà Nội
105. Phạm Xuân Hoà, Kỹ sư xây dựng, Hà Đông, Hà Nội
106. Nguyễn Văn Minh, kỹ sư môi trường, Sài Gòn
107. Hà Quang Vinh, hưu trí ở Q11, Tp HCM
108. Nguyễn Cao Sơn, lao động tự do, Cầu Giấy, Hà nội
109. Nguyễn Văn Tiến,Hưu trí, tp Hồ Chí Minh
110. Lê Văn Xuân, Kinh Doanh, Tp Đà Nẵng
111. Nguyễn thị Tuyết Lan, 24 Đặng Tất, Nha Trang
112. Nguyễn Tâm, Kỹ sư điện cơ, TPHCM
113. Tôn Quang Trí, nguyên PGĐ sở Công Thương tp Hồ Chí
Minh
114. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, Đà Lạt
115. Phạm Văn Chung, Cựu giảng viên triết học ĐHXHNV Hà
Nội
116. Bùi Trân Phượng, nhà giáo, Tp HCM
117. Vũ Thế Cường, TS Cơ Khí,München, CHLB Đức
118. Vũ Quang
Thanh, Kỹ sư Tin học, Karlsruhe, Germany
119. Phan Văn
Hiến, cựu giáo chức, Hà Nội
120. Phạm Duy
Hiển (bút danh Phạm Nguyên Trường), dịch giả, Vũng Tàu
121. Phạm Ngọc
Cường, Neuburg,CHLB Đức
122. Phạm Hồng
Hà, 68 tuổi,Cán bộ hưu trí tại Vinh, Nghệ An
123. Nguyễn
Thiết Thạch, Lao động tự do, Bình Thạnh, Sài Gòn
Đợt 3
124. Phan Bá Phi, Thạc Sĩ , Chuyên viên cao cấp IT,
hưu trí,Seattle, Hoa Kỳ
125. Trần Bình Trọng, Hưu trí, Sài gòn
126. Nguyễn
Thị Hiền,Muenchen, CHLB Đức
127. Trần văn
Quang, hưu trí, TP Quảng Ngãi
128. Lê Xuân
Hòa, Kỹ sư Dầu khí Hưu trí, Tp Vũng Tàu
129. Nguyễn
Quang Nhàn, Cb hưu trí, Đalat
130. Lê Khánh
Hùng, TS Công nghệ Thông tin, Hà Nội
131. Đỗ Hữu
Thạo, cựu chiến binh, cựu giáo chức, Thanh Hóa
132. Phạm Xuân
Yêm, nguyên Giám đốc Nghiên Cứu Vật lý, CNRS và Đại học Paris Sorbonne, Pháp
133. Phạm Minh
Châu, GSTS Hoá, Đại học Paris,Pháp
134. Phạm Xuân Huyên, GSTS Toán, Đại học Paris Diderot,
Pháp
135. Phạm Hạc Yên Thư, TS Sinh học, Trưởng phòng Dược,
Bệnh viện Orsay-Saclay, Pháp
136. Huỳnh Nhật Hải, hưu trí, Dalat
137. Huỳnh Nhật Tấn,hưu trí, Dalat
138. Hoàng Xuân Huấn, Giảng viên cao cấp đại học
Công nghệ, ĐHQG Hà Nội
139. Phạm Hoang Phiệt, giáo sư y học đã nghỉ hưu,
Q1,Tp HCM
140. Trần Hưng Thịnh, Kỹ sư đã nghỉ hưu,Hoàng Mai,Hà Nội
141. Trương Thị Minh Sâm,nội trợ, Đồng Nai
142. Bùi Bình Thoại, Sinh năm 1961,Doanh nhân, Hà Nội
143. Ý Nhi, nhà thơ, TP Hồ Chí Minh
144. Hà Thúc Huy, tiến sĩ hóa học, Sài Gòn
Đề nghị những người ký tiếp hãy ghi đầy đủ họ tên, nghề
nghiệp, chức danh và nơi (tỉnh, thành phố) cư trú vào địa chỉ dưới đây
>>>