Nguyễn
Quang Duy
Chiến
tranh thương mãi ngày càng leo thang ông Trump tuyên bố sẵn sàng đánh thuế trên
toàn bộ hàng hóa Trung cộng nhập cảng vào Mỹ trị giá lên đến 500 tỷ Mỹ Kim.
Về tiền
tệ và tín dụng ông chỉ trích Trung cộng, Liên Minh Châu Âu và các nước khác
thao túng tiền tệ và ghìm lãi suất thấp hơn, trong khi Mỹ lại tăng lãi suất,
ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ.
Ông nhận
xét không có một sân chơi công bằng cho nước Mỹ và liên tục đưa ra nhưng chỉ
trích thế giới làm nhiều người lo sẽ dẫn đến thế chiến thứ ba.
Chiến
tranh hạt nhân
Tổng
thống Trump phát biểu trước cuộc họp riêng với Tổng thống Nga Putin như sau:
"Tôi thực sự nghĩ là thế giới muốn thấy chúng ta hòa hợp. Chúng ta là
hai cường quốc hạt nhân. Chúng ta sở hữu 90% vũ khí hạt nhân, và đó là điều
không tốt. Đó là điều xấu.”
Chiến
tranh hạt nhân nỗi ưu tư hàng đầu thúc đẩy hai ông Putin và Trump có cuộc gặp
riêng này. Trong cuộc họp họ cũng chia sẻ quan tâm về Kim Jong Un, về Bắc Hàn
và về Trung cộng hai quốc gia có vũ khí hạt nhân khác.
Trở lại
chuyện Bắc Hàn, cuộc họp giữa ông Trump và ông Kim tại Singapore đã kết thúc
bằng Tuyên bố chung Bắc Hàn cam kết nhanh chóng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều
Tiên.
Đó là cớ
để Mỹ luôn kêu gọi ông Kim từ bỏ vũ khí hạt nhân và nhắc nhở các quốc gia trên
thế giới phải tiếp tục thi hành các biện pháp chế tài cho đến khi nào Bắc Hàn
thực hiện lời hứa.
Nga và
Trung cộng ở ngay cạnh Bắc Hàn nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra hai quốc gia này
sẽ nhận lãnh hậu quả khó lường.
Với Bắc
Hàn chiến thuật cây gậy và củ cà rốt xem ra có hiệu quả. Ông Kim đã tỏ ra xuống
nước không dám đe dọa Mỹ như trước đây còn bày tỏ mong muốn cải cách kinh tế
nhưng giữ nguyên thể chế chính trị như khối trục Bắc Kinh - Hà Nội hiện nay.
Điều đó
cho thấy ông Trump dành mọi nỗ lực để giảm thiểu khả năng xảy ra chiến tranh
hạt nhân và nếu có chiến tranh quân sự Nga ít nhất giữ vị thế trung lập không
đứng về phe đối phương.
Tiếp tục
cuộc gặp thượng đỉnh Nga Mỹ tuần qua, ngày 21/7/2018 Ngoại trưởng Nga Sergei
Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cùng nhau thảo luận về triển vọng bình
thường hóa quan hệ hai nước trên cơ sở bình đẳng và hai bên cùng có lợi.
Trong
thời điểm hiện nay đây là một dấu hiệu vô cùng tích cực không chỉ riêng cho
nước Mỹ mà cho toàn thế giới. Thế đối đầu Mỹ Nga cần thay đổi để Mỹ có thể tập
trung giải quyết tàn dư cộng sản.
NATO tăng
ngân sách quốc phòng
Trái với
thái độ vồn vã khi gặp ông Putin, trước đó ông Trump liên tục công kích một số
quốc gia NATO vì không chịu gia tăng ngân sách quốc phòng.
Mỹ phải
chi ra hơn 3.5% GDP và đến nay Mỹ đã đóng góp 70% chi phí NATO. Trong khi đó
đến cuối năm 2018 chỉ có 5 quốc gia NATO chi 2% GDP. Hầu hết các cường quốc Âu
Châu chỉ chi khoảng 1% GDP, Pháp 1,8%, Đức 1,2%, và Ý 1,2%.
Ông Trump
cho biết trong tình trạng đối đầu giữa khối NATO và Nga chiến tranh quân sự rất
dễ dàng xảy ra.
Nếu có
chiến tranh xảy ra với ngân sách quốc phòng hạn hẹp các nước trong khối NATO
không có khả năng chống đỡ, Mỹ lại sẽ phải điều quân trợ giúp và như thế là
không công bằng cho nước Mỹ.
Ông Trump
thậm chí còn nói rõ nếu được Quốc Hội cho phép ông sẽ rút Mỹ khỏi khối NATO vì
ngày nay các cường quốc Âu Châu đã đủ mạnh để tự phòng vệ.
Đầu tháng
7/2018 trước khi sang Châu Âu ông Trump nhận định: “Liên minh Châu Âu tồi tệ
như Trung Quốc, chỉ có điều ở quy mô nhỏ hơn. Những gì họ làm với Mỹ thật tồi
tệ.”
Ông cho
biết: “Năm ngoái, với Mỹ Châu Âu đạt 151 tỉ Mỹ kim thặng dư thương mại. Mỹ
chịu thâm hụt nặng với EU trong khi vẫn chi một khoản lớn vào NATO để bảo vệ họ”.
Chỉ vài
tháng trước ông Trump từng ca ngợi Ba Lan khi chi hơn 10 tỷ Mỹ Kim mua hệ thống
Patriot của Mỹ.
Đương
nhiên Mỹ hưởng lợi từ việc bán vũ khí cho Ba Lan, nhưng đến khi Ba Lan cần trợ
giúp quân sự thì Mỹ cũng sẵn sàng. Đôi bên cùng có lợi.
Khi toàn
khối NATO gia tăng khả năng phòng thủ thì Nga sẽ phải cân nhắc kỹ hơn trước khi
nghĩ đến chuyện chiến tranh.
Khi đó Mỹ
đễ dàng chuyển quân sang khu vực Thái Bình Dương, mặt trận chiến lược mà Mỹ cần
gia tăng bảo vệ và kiểm soát.
Đơn Giản
Thủ Tục Bán Vũ Khí…
Ngày
19/4/2018 Tòa Bạch Ốc công bố chính sách đơn giản hóa thủ tục bán vũ khí cho
các nước đồng minh. Thủ tục sẽ rút ngắn việc mua vũ khí Mỹ từ vài năm xuống còn
vài ngày giúp cho các đồng minh có được vũ khí một cách nhanh chóng.
Trở về Á
Châu từ khi nhậm chức ông Trump liên tục thúc đẩy Nhật và Nam Hàn gia tăng ngân
sách quốc phòng và tăng trả chi phí đóng quân Mỹ tại hai quốc gia này.
Ngày
18/4/2018 vừa qua, Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tái khẳng
định đảo Senkaku được áp dụng cho Hiệp ước bảo đảm an ninh Mỹ - Nhật và cam kết
quân đội Mỹ tiếp tục trách nhiệm phòng vệ cho Nhật.
Riêng Đài
Loan ông Trump mở rộng quan hệ ngoại giao, ký thêm nhiều hợp đồng bán khí giới,
tập trận chung và gần đây nhất là việc đưa tàu chiến qua eo biển Đài Loan.
Ấn Độ một
quốc gia luôn đối đầu với Trung cộng và là một đồng minh mới của Mỹ được ông
Trump đặc biệt quan tâm.
Ông Trump
đã điện thoại trao đổi với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngay sau ngày nhậm
chức. Thời gian qua Ấn Độ cũng chuyển sang mua nhiều vũ khí của Mỹ hơn mua vũ
khí Nga.
Ông Trump
vốn xuất thân là một thương gia nên việc gì cũng cần phải có hợp đồng với những
con số rõ ràng, nên từ khi nhậm chức, ông đã bán được nhiều vũ khí cho Mỹ.
Ngân sách
quốc phòng Mỹ
Cuối năm
2017, Quốc Hội Mỹ thông qua ngân sách dự chi 692 tỷ Mỹ kim chừng 3.5% GDP cho
quốc phòng năm 2018. Con số này vượt quá 37 tỷ Mỹ kim chính phủ Mỹ đề nghị và
hơn 100 tỷ so với năm 2016 thời Tổng Thống Obama.
Điều này
chứng tỏ không riêng ông Trump mà Quốc Hội đã nhận thấy nước Mỹ cần gia tăng
quốc phòng để ngăn chặn chiến tranh và bảo đảm một trật tự mới cho thế giới.
Trong hai
cuộc thế chiến trước đây Mỹ đứng ngoài vòng chiến đến phút cuối. Nhưng lần này
nếu chiến tranh xảy ra Mỹ sẽ phải tham dự từ ngay phút đầu và có khi cũng là
nước đầu tiên bị tấn công.
Rõ ràng
chiến lược của ông Trump là giảm thiểu xảy ra chiến tranh, tăng phòng thủ để
giảm thiểu chiến tranh, giảm thiểu tổn thất, nhanh chóng giành chiến thắng và
tăng sản xuất vũ khí để sẵn sàng khi xảy ra chiến tranh.
Tổng
Thống Reagan và cuộc chạy đua vũ trang
Ngày 8/1/1979 Việt Nam đánh chiếm Campuchia. Sang ngày
17/2/1979 Trung cộng đánh chiếm một số tỉnh phía Bắc Việt Nam sau đó rút quân.
Chiến tranh Việt – Trung và Việt – Campuchia kéo dài
10 năm, Việt Nam duy trì chiến tranh dựa trên viện trợ Liên Xô và Khối Đông Âu.
Cuối cùng Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia và phải sang Trung cộng ký hiệp
ước Thành Đô đầy tai tiếng.
Đến tháng 12/1979, Liên Xô đổ quân vào Afghanistan giúp
chính phủ theo phe cộng sản, trấn áp các lực lượng chống cộng. Trong 10 năm
Liên Xô sa lầy trong cuộc chiến tranh cuối cùng phải rút quân.
Cộng sản ở Phi Châu lúc bấy giờ cũng đang hồi thắng
thế. Mối đe dọa thế giới tự do sẽ bị cộng sản dùng vũ lực thôn tính chưa bao
giờ cao như giai đoạn đầu thập niên 1980.
Tháng 1/1981, Tổng thống Ronald Reagan nhậm chức ông
cho tăng cường kho võ khí của Mỹ ở mức khủng khiếp. Liên Xô phải chạy đua vũ
trang, nhưng kinh tế không đủ sức chịu đựng nên sụp đổ.
Khi ấy khá nhiều người đã công khai lo ngại thế chiến
thứ ba sẽ bùng nổ và Mỹ - Liên Xô sẽ sử dụng vũ khí nguyên tử.
Cựu Thủ Tướng Anh Margaret Thatcher cho rằng: “Tổng
thống Ronald Reagan đã giành chiến thắng trong chiến tranh lạnh mà không cần
bắn một phát đạn nào”.
Phải chăng ông Trump đang đưa Trung cộng vào chiến
tranh thương mãi, chiến tranh tiền tệ và chiến tranh tín dụng cùng một lúc để
đánh đổ Trung cộng và các nước cộng sản còn lại mà không cần bắn phát đạn nào ?
Bất ổn nội bộ đảng Cộng sản
Nhìn chung Trung cộng chưa bao giờ nghĩ tới chiến
tranh thương mãi nên xây dựng một thể chế kinh tế hoàn toàn dựa vào xuất khẩu
sang Mỹ và ra thế giới.
Tập Cận Bình mặc dù đã biết trước việc Mỹ trừng phạt
kinh tế từ khi ông Trump nhậm chức nhưng khá bị động trước tình thế liên tục bị
tấn công.
Việc trả đũa của Trung cộng bị nhiều người nhận xét là
thất sách vì cán cân chiến thắng nghiêng hẳn về phía Mỹ và chọc giận ông Trump
đưa ra những quyết định ngày một mạnh hơn.
Trong nội bộ đảng Cộng sản lại luôn tồn tại tranh
giành quyền lực vì thế chiến tranh thương mãi là cơ hội để các cánh trong đảng
quy trách nhiệm cho Tập Cận Bình.
Ông Tập từng đưa ra các học thuyết như Tư tưởng Tập
Cận Bình, Giấc mộng Trung Quốc, Dung nạp Thái Bình Dương, Một vành đai – Một
con đường hay đeo đuổi chủ thuyết Nắm vững Trung, hướng về Nam, mở rộng Hải của
Mao Trạch Đông.
Giờ là lúc ông bị chỉ trích là tự tạo ra sức mạnh ảo
tưởng, tinh thần sung bái cá nhân, biểu lộ ý đồ xưng bá thế giới, gây chiến với
Mỹ và thế giới.
Giới quan sát cho biết mâu thuẫn nội bộ đảng Cộng sản
được đưa ra công khai, nhiều biểu hiện bất thường cũng xuất hiện trong công tác
tuyên truyền, ăn khớp các thông tin nêu trên.
Cũng có tin cho rằng Hội nghị Bắc Đới Hà thuộc tỉnh Hà
Bắc vào đầu tháng 8 sẽ tập trung thảo luận về ba yếu tố chính: Thứ nhất, làm
thế nào để đối phó cuộc chiến thương mại; thứ hai, quản lý và kiểm soát rủi ro
tài chính và tín dụng; và thứ ba, điều chỉnh phong cách lãnh đạo từ bỏ tệ sùng
bái cá nhân, thay vào đó là làm nổi bật vai trò lãnh đạo tập thể.
Cũng cần biết sau Hội nghị Bắc Đới Hà năm trước 2017
Trung cộng quyết định kềm chế các địa phương đi vay, kiểm soát nợ công, nguồn
rủi ro lớn cho sự ổn định tài chính và kinh tế Trung cộng. Nghĩa là
đã giảm chi tiêu.
Nay cuộc
chiến thương mại Trung – Mỹ làm tăng trưởng kinh tế trên đà tụt dốc, việc thu
chi bắt buộc phải tính toán lại. Trung cộng không có lựa chọn nào khác hơn phải
thắt lưng buộc bụng không còn tung tiền mua ảnh hưởng như trước đây.
Nói tóm
lại chỉ có trong cơn điên Trung cộng mới khai chiến quân sự với Mỹ và nếu có
cũng chỉ được hậu thuẫn bởi thành phần bán mình cho giặc đang nằm trong đảng
Cộng sản Việt Nam hậu thuẫn.
Như bạn
đọc đã thấy Trung cộng đang bị Mỹ bao vây và sẽ bị xé ra thành nhiều nước độc
lập như Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ, Mãn Châu, Hong Kong, Ma Cao…
Việt Nam
và thế giới khi đó mới có thể nghĩ đến hòa bình thay vì luôn phải đối đầu với
tham vọng bành trướng bá quyền của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh.
Nguyễn
Quang Duy
Melbourne,
Úc Đại Lợi
23/7/2018