07:36
02/07/18
(GDVN)
- Nếu hiểu lịch sử, cái gì không phải của mình thì 1 phân cũng không thiết, ông
Tập Cận Bình nên trả những vùng lãnh thổ không phải của Trung Quốc, cho chủ cũ.
The New York Times
ngày 29/6/2018 đưa tin, dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, các quan chức Trung
Quốc đang tăng cường giáo dục chính trị cho sinh viên hơn 2500 trường đại học
tại quốc gia này.
Các sinh viên Trung
Quốc buộc phải hoàn thành 5 môn chính trị mới có thể tốt nghiệp, bao gồm:
Chủ nghĩa Mác, Tư
tưởng đạo đức, Lịch sử Trung Quốc cận hiện đại, Tìm hiểu tranh chấp lãnh thổ
ở Biển Đông, Chính sách với các dân tộc thiểu số. [1]
Tham vọng
của ông Tập Cận Bình trên Biển Đông
Ngày 27/6/2018 trước
những chỉ trích của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis về vấn đề Trung Quốc
quân sự hóa Biển Đông, leo thang căng thẳng và gây lo ngại trong khu vực, ông
Tập Cận Bình nói rằng:
"Lãnh
thổ mà tổ tiên để lại, một tấc cũng không được đánh mất. Thứ gì của người khác
thì một phân chúng tôi cũng không cần".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: Time / Getty Images.
|
"Chúng
tôi nghe được rất nhiều phàn nàn và quan ngại của các nước trong khu vực về
hành vi của Trung Quốc và cách thức Trung Quốc theo đuổi (những gì Bắc Kinh cho là) lợi ích của mình.
Nhưng
chúng tôi nhìn thấy khả năng phản tác dụng của những hành vi này đối với lợi
ích của người dân Trung Quốc."
Một quan chức quân sự
Mỹ tham dự cuộc gặp này cho biết, giới chức Trung Quốc bày tỏ họ rất thất vọng
trước việc Lầu Năm Góc hủy lời mời Bắc Kinh tham gia cuộc tập trận Vành đai
Thái Bình Dương 2018 vì quân sự hóa Biển Đông.
Tướng James Mattis đã
giải thích rõ ràng về mục đích của cuộc tập trận này, và hành vi của Trung Quốc
ở Biển Đông không phù hợp với các giá trị và nguyên tắc ấy nên Mỹ phải hủy lời
mời. [2]
Trước đó nhà lãnh đạo
Trung Quốc khẳng định, nước
này sẽ kiên trì con đường phát triển hòa bình, không theo con đường bành trướng
và chủ nghĩa thực dân, càng không làm cho thế giới hỗn loạn.
Phát biểu trên của ông
Tập Cận Bình được cho là đáp lại những chỉ trích của tướng James Mattis về việc
Trung Quốc bành trướng quân sự trên Biển Đông và nhấn mạnh lập trường bảo vệ tự
do hàng hải, luật pháp quốc tế trên vùng biển này.
Khi hội đàm với Bộ
trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, tướng James Mattis cũng nhắc lại
lời hứa của ông Tập Cận Bình năm 2015 về việc không quân sự hóa Biển Đông.
Ông Giả Khánh Quốc -
Phó Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế, Đại học Bắc Kinh nói với The New York
Times:
Các động thái và phản
ứng của Trung Quốc, Hoa Kỳ liên quan đến Biển Đông và Đài Loan đều có xu hướng
gia tăng căng thẳng, bởi sự hoài nghi lẫn nhau đang chi phối, điều này có thể
làm tăng rủi ro mất kiểm soát.
Bắc Kinh đặc biệt
"quan ngại" vấn đề Đài Loan và khả năng nội các Tổng thống Donald
Trump sẽ thử giới hạn chịu đựng của Trung Quốc trong vấn đề này.
Còn trên Biển Đông,
các hành động phản ứng của Hoa Kỳ với Trung Quốc chủ yếu mang tính tượng trưng
như việc Mỹ cho B-52 bay qua Trường Sa, trong khi Trung Quốc đã cài đặt (bất
hợp pháp) tên lửa phòng không, chống hạm trên các đảo, đảo nhân tạo. [3]
"Tổ
tiên" nào để lại Biển Đông cho ông Tập Cận Bình?
Trước tuyên bố của ông
Tập Cận Bình rằng "một
tấc lãnh thổ tổ tiên để lại" quyết không để mất khi đáp lại
các chỉ trích của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về hành vi bành trướng trên Biển
Đông, nhà bình luận người Duy Ngô Nhĩ, Ilshat Hassan đã đặt câu hỏi:
Vậy tổ tiên của ông
Tập Cận Bình là ai?
Nhà bình luận Ilshat Hassan, ảnh: Uyghurnet. |
Theo ông Ilshat Hassan, phát biểu này của ông Tập Cận Bình xem ra có vẻ cứng rắn, nhưng cứng rắn không có nghĩa là đúng đắn, bởi người Trung Quốc có câu "hữu lý bất tại thanh cao", đại ý không phải cứ cả vú lấp miệng em là có lý. |
Để làm rõ tuyên bố của
ông Tập Cận Bình trong bối cảnh này có hợp lý và có căn cứ hay không, Ilshat
Hassan cho rằng phải làm rõ ai là "tổ
tiên" của ông ấy (để lại yêu sách lãnh thổ trên Biển
Đông)?
Ilshat Hassan tin rằng
làm rõ việc này không khó, bởi lịch sử Trung Quốc về cơ bản không quá phức tạp.
"Tổ
tiên" mà ông Tập Cận Bình đề cập, chỉ có 2 khả
năng, một là các đế quốc Nguyên Mông và Mãn Thanh đã chinh phục Trung Nguyên.
Đây là 2 triều đại xâm
lược và chinh phục đất đai nhiều nhất lịch sử Trung Quốc, đặc biệt là nhà Mãn
Thanh.
Nhưng nếu coi 2 triều
đại này là "tổ tiên", Ilshat Hassan cho rằng ông Tập Cận Bình đã nhận
lầm, tri thức lịch sử Trung Quốc bằng không.
Nếu xem các vương
triều Trung Nguyên của người Hán là "tổ tiên" và ông Tập Cận Bình là
người kế thừa, thì triều đại cuối cùng là nhà Minh, trên đất liền lấy Vạn Lý
Trường Thành làm biên giới, các vùng duyên hải lấy bờ biển làm biên giới.
Ngoài thái giám Trịnh
Hòa có chuyến đi thám hiểm Tây phương, có thể nói nhà Minh là triều đại bế quan
tỏa cảng nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Cho nên, nếu coi nhà
Minh là "tổ tiên" thì chẳng những Biển Đông không phải
"của" nhà Minh truyền lại cho ông Tập Cận Bình, mà ngay cả Tân Cương,
Tây Tạng, Nam Mông Cổ, Mãn Châu và Đài Loan cũng không phải của "tổ
tiên" ông ấy để lại, Ilshat Hassan bình luận.
Vì vậy, nếu am hiểu
lịch sử Trung Hoa và khẳng định, cái gì không phải của mình thì 1 phân cũng
không thiết, ông Tập Cận Bình nên trả những vùng lãnh thổ không phải của Trung
Quốc, cho chủ cũ, ông Ilshat Hassan kết luận. [4]
Nguồn:
[1]https://cn.nytimes.com/china/20180629/chinese-classrooms-education-communists/
[2]http://freebeacon.com/national-security/mattis-hits-south-china-sea-military-buildup-talks-xi/
[3]https://cn.nytimes.com/china/20180628/mattis-xi-china-sea/?utm_source=top10-in-article&utm_medium=email&utm_campaign=web
[4]http://www.uyghurnet.org/cn/%E8%B0%81%E6%98%AF%E4%B9%A0%E8%BF%91%E5%B9%B3%E7%9A%84%E8%80%81%E7%A5%96%E5%AE%97%EF%BC%9F-%EF%BC%88%E4%BC%8A%E5%88%A9%E5%A4%8F%E6%8F%90%EF%BC%89/
Hồng
Thủy
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/To-tien-nao-de-lai-Bien-Dong-cho-ong-Tap-Can-Binh-post187564.gd