19 novembre 2019

Bảo thủ - chứng bịnh cũng khó chữa


Thiện Tùng

17/11/2019

 

Trời nóng nực, buổi trà đàm hôm nay chúng tôi kéo bàn ra dưới tàng cây trước sân nhà cho thoáng. Mọi người vừa ổn định chỗ ngồi, thầy giáo Chương đứng lên nói giọng Quảng Bình tôi nghe được chỉ khoảng 30% - biết đại khái là con Ông  từ Sài Gòn về thăm, ông xin cáo lui.



Trong khi mọi người bàn về người miền Trung nói khó nghe thì, anh Hiệp cựu sĩ quan, người gốc miền Bắc khẳng định:“Cả nước, chỉ có miền Bắc, nhứt là người   Hà Nội phát âm rõ ràng, chuẩn xác nhứt”.


Không đồng ý nhận định của anh Hiệp, tôi nói: “miền Bắc đầu tổ quốc phát âm sai chữ đầu / miền Trung giữa tổ quốc  phát âm sai chữ giữa / miền Nam cuối tổ quốc phát âm sai chữ cuối . Để cho tiếng Việt ngày một chuẩn mực hơn, Miền nào sai đâu  sửa đó, không được bảo thủ”?.



Không ngờ những nhận xét tôi vừa nêu ra lại là đề tài cho buổi trà đàm hôm nay đang khan hiếm đề tài.  Anh Tươi đề nghị tôi không được “phát thả” (1), đã nói thì phải lý giải cặn kẽ?. 



Đúng là “thần khẩu hại xác phàm, tôi  phải cố dẫn dụ để may ra thuyết phục được người nghe và đỡ quê:



-  Miền Bắc phát âm sai chữ đầu: “Đấu tranh chính trị” mà phát âm “Đấu chanh chính chị”/ Ông Nguyễn Phú Trọng mà phát ông Nguyễn phú Chọng /  Bà Trưng Trắc” mà phát “ “Bà Chưng Chắc” /“Hoàng Sa” mà phát “Hoàng Xa”/ “Sông sâu sào vắn khó dò” mà phát “Xông xâu xào vắn khó dò / “Sạch sẽ” mà phát “Xạch xẽ..v.v… - Đó là chưa nói có những phát âm sai làm sai nghĩa.



-  Miền Trung phát âm sai chữ giữa: “Môn là Ca” mà phát âm “Môn là Ca” / “cây Sy” mà phát “cây Si” / “quê cha” mà phát “quê choa”..v.v…



-  Miền Nam phát âm sai chữ chót: “cụt chân hay cục đất”; có g hay không g ; hoặc y dài hay i ngắn sau cuối đểu phát âm như nhau..v.v…



Đó là phương ngữ phải tôn trọng ông ơi! – anh Hiệp nói.



Lại không đồng ý với anh Hiệp, Tôi phải phân tích sự khác nhau giữa phương ngữ, phát âm sai, nói ngọng:   



Phương ngữ: Miền Bắc gọi Bố, cái Bát, trái Dứa…  Miền Nam gọi Cha, cái Chén, trái Khớm… là phương ngữ . Khi viện Hàn lâm chưa định ra từ ngữ thay thế thống nhứt thì chúng ta phải tôn trọng phương ngữ (ngôn ngữ từng Miền) không được áp đặt. 



Phát âm sai: Tức là nói sai ngôn ngữ (như vừa nói trên) thì từng vùng/miền phải tự sửa lấy, không thì chẳng những bị tuột hậu, người ta cười cho?!.

Sau hơn 40 năm thống nhứt đất nước, miền Trung  tôi không rõ lắm (không nói); Ở miền Nam xem mòi có “thiện chí” sửa, rõ nhứt là những phát thanh viên các đài phát thanh truyền hình địa phương phát âm ngày một chuẩn hơn. Còn riêng ở miền Bắc từ trẻ đến già, từ dân đến quan to, người có học vị học hàm tiến sĩ, giáo sư… đều kiêu hãnh và thi nhau phát âm sai như nói trên. Đáng nói là các chàng/nàng phát thanh viên đài phát thanh truyền hình, các phóng viên thường trú ở các nước, dường như cùng một lò đào luyện, ngoài phát âm sai, còn khi nói trân mình, ém giọng, ém tiếng, lẩm bẩm, hét khi dứt câu… . Phát âm như thế, chẳng những không truyền cảm, người nghe không thể hiểu đầy đủ nội dung mình đang nói, hết cảm tình, không muốn nghe. Chẳng tin cứ nghe nhìn rồi biết.



Không nói nội dung, tôi  nghe thấy những  phát thanh viên đài Châu Á Tự do (RFA), đài “Đáp lời Sông núi, ngoài ăn mặc lịch thiệp còn phát âm tiếng Việt rõ và chuẩn đáng nễ -  xem nghe thử rồi biết.



 Nói ngọng: Ở Tây Nam bộ trước đây một ít dân nông thôn nói ngọng: “Rõ ràng” mà nói “Gõ gàng” / Con cá “Rô” mà nói con cá “Gô”…  Nhờ thiên hạ cười chê, những người nói ngọng nầy cảm thấy xấu hổ đã “điều chỉnh”, đến nay không nghe thấy còn ai nói ngọng như thề nữa. Còn một số vùng ở miền Bắc, tôi được biết, có một số cũng kha khá, không phân biệt L hay N (nờ trên nờ dưới). Đôi khi phát quá tả, người Tàu mà phát người Tầu… Có lẽ vừa lòng với hiện tại (bảo thủ) nên việc “điều chỉnh” còn chậm. Đến Bộ trưởng Bộ Giáo dục+Đào tạo (2) Phùng Xuân Nhạ đôi khi trong phát âm còn nhầm lẫn “nờ trên, nờ dưới”.



 Để kết thúc bài viết, tôi xin giới thiệu lại bài thơ “Thất ngôn Bác cú”  (Đường luật) của nhà hay chòi thơ ẩn danh nào đó, ghẹo ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhân ngày “Nhà giáo Việt Nam 20/11/2018”. Bài thơ chủ yếu chế giễu ông Nhạ nói ngọng và ông đưa ra hình thức, định mức xử lý sinh viên nữ bán dâm không thuyết phục.

 
Không có đủ tiền đóng học phí, thuê chỗ trọ… tụi em buộc phải đem bán cái quý nhứt của đời mình !!!




      Nguyên tác                                                    Dịch



Nễ Tết thầy cô nại trở về / Lễ Tết thầy cô lại trở về

Mong anh Nhạ Dục bớt nàm hề/ Mong anh Nhạ Dục bớt làm hề

Ba nần bán xác ông cho ở/  Ba lần bán xác ông cho ở

Bốn nượt buôn thân bố đuổi về/ Bốn lượt buôn thân bố đuổi về

Nuật nệ nghe qua cười nặng nẽLuật lệ nghe qua cười lặng lẽ

Nỡ nời gẫm nại khóc thê/   Lỡ lời gẫm lại khóc thê

Bốn ngàn lăm nẻ lền văn hiiến/ Bốn ngàn năm lẻ nền Văn hiến

Giấy rách nàm sao giữ nấy nề ?!. / Giấy rách làm sao giữ lấy lề ?!.



                                                   -------------------

Chú thích

(1) “Phát thả”:  Theo nghĩa đen là phát cỏ rồi bỏ mặc cho nó trôi nổi. Theo nghĩa bóng là nói cho có nói, ai hiểu sao hiểu…

(2)  Giáo dục & Đào tạo:  Giáo dục đã hàm chứa nội dung Đào tạo – Dài dòng ?!   -/-