12 novembre 2019

“Mũi dại Lái chịu đòn”


Thiện Tùng

09/11/2019



Vào lúc 23h ngày 08/11/2019, Cảnh sát Anh công bố, báo chí Anh thông tin tên tuổi 39 nạn nhân Việt Nam thiệt mạng trên xe tải ở Essex – Anh.


Khi đọc qua danh sách, tôi đồng cảm với bài viết của Facebooker Nguyễn Hoàng Ánh viết ngay sau khi danh tánh 39 nạn nhân được công bố: "Không lời nào có thể mô tả được nỗi đau này, mọi người đều còn quá trẻ!”.




I.- DANH SÁCH TOÀN BỘ 39 NẠN NHÂN VN TỬ NẠN Ở ANH 


1. Đinh Đình Bình; 15 tuổi; quê quán: Hải Phòng

2. Võ Nhân Du; 19 tuổi; quê quán: Hà Tĩnh

3. Cao Tiến Dũng; 37 tuổi; quê quán: Nghệ An

4. Nguyễn Tiến Dũng; 33 tuổi; quê quán: Quảng Bình

5. Lê Văn Hà; 30 tuổi; quê quán: Nghệ An

6. Nguyễn Ngọc Hà; 32 tuổi; quê quán: Quảng Bình

7. Nguyễn Văn Hiệp; 24 tuổi; quê quán: Nghệ An

8. Trần Ngọc Hiếu; 17 tuổi; quê quán: Hải Dương

9. Hoàng Văn Hợi; 24 tuổi; quê quán: Nghệ An

10. Nguyễn Bá Vũ Hùng; 34 tuổi; quê quán: Thừa Thiên - Huế

11. Trần Mạnh Hùng; 37 tuổi; quê quán: Hà Tĩnh

12. Nguyễn Huy Hùng; 15 tuổi; quê quán: Hà Tĩnh

13. Nguyễn Văn Hùng; 33 tuổi; quê quán: Nghệ An

14. Võ Văn Linh; 25 tuổi; quê quán: Hà Tĩnh

15. Trần Hải Lộc; 35 tuổi; quê quán: Nghệ An

16. Nguyễn Đình Lượng; 20 tuổi; quê quán: Hà Tĩnh

17.Phạm Thị Trà My; 26 tuổi; quê quán: Hà Tĩnh

18. Võ Ngọc Nam; 28 tuổi; quê quán: Nghệ An

19. Trần Thị Ngọc; 19 tuổi; quê quán: Nghệ An

20. Nguyễn Văn Nhân; 33 tuổi; quê quán: Hà Tĩnh

21. Bùi Thị Nhung; 19 tuổi; quê quán: Nghệ An

22. Trần Thị Mai Nhung; 18 tuổi; quê quán: Nghệ An

23. Phạm Thị Ngọc Oanh; 28 tuổi; quê quán: Nghệ An

24. Nguyễn Huy Phong; 35 tuổi; quê quán: Hà Tĩnh

25. Nguyễn Minh Quang; 20 tuổi; quê quán: Nghệ An

26. Đinh Đình Thái Quyền; 18 tuổi; quê quán: Hải Phòng

27. Nguyễn Trọng Thái; 26 tuổi; quê quán: Nghệ An

28. Bùi Phan Thắng; 37 tuổi; quê quán: Hà Tĩnh

29. Phan Thị Thanh; 41 tuổi; quê quán: Hải Phòng

30. Cao Huy Thành; 33 tuổi; quê quán: Nghệ An

31. Lê Ngọc Thành; 44 tuổi; quê quán: Nghệ An

32. Trần Thị Thơ; 21 tuổi; quê quán: Nghệ An

33.Trần Khánh Thọ; 18 tuổi; quê quán: Hà Tĩnh

34 .Hoàng Văn Tiếp; 18 tuổi; quê quán: Nghệ An

35 .Nguyễn Đình Tứ; 26 tuổi; quê quán: Nghệ An

36. Nguyễn Thọ Tuân; 25 tuổi; quê quán: Nghệ An

37. Dương Minh Tuấn; 27 tuổi; quê quán: Quảng Bình

38. Đặng Hữu Tuyên; 22 tuổi; quê quán: Nghệ An

39. Nguyễn Thị Vân; 35 tuổi; quê quán: Nghệ An.
 
       II.- BÁO NHÂN DÂN CÓ Ý KIẾN

Hôm thứ sáu 01/11/2019, trên báo Nhân Dân điện tử có bài: “Đừng cứ lúc nào cũng gán ghép trách nhiệm cho nhà nước Việt Nam” (Đọc trích đoạn đính kèm dưới đây)



Vậy là Đảng và Nhà nước VN không dính líu gì vào việc 39 người VN tử nạn ở Anh sao?. Theo bài báo, chỉ có: Một số tổ chức, cá nhân lợi dụng sự hoang mang, lo lắng, thậm chí là nỗi đau để cố đẩy vấn đề theo hướng tiêu cực, coi đó như là cơ hội để vu cáo Nhà nước Việt Nam”. Vậy còn trách nhiệm “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý” bộ vứt vào sọt rác rồi sao?!.



III.-  NGƯỜI DÂN KHÔNG NÊN ĐI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI THEO CON ĐƯỜNG BẤT HỢP PHÁP
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (Ảnh: VietnamNet)


Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, hình thức tổ chức lao động làm việc ở nước ngoài khác hoàn toàn với loại hình tội phạm buôn bán người và di cư bất hợp pháp.



Tham dự và ngồi bàn chủ tọa cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều nay (5/11/2019), Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã trao đổi với các phóng viên một số thông tin về việc tổ chức cho người Việt Nam đi lao động tại nước ngoài.

 Mở đầu phát biểu của mình, ông Đào Ngọc Dung chia sẻ, là người chịu trách nhiệm quản lý việc làm, ông "xin chia sẻ và gửi lời chia buồn tới gia đình, các thân nhân người thiệt mạng tại Anh quốc vừa qua".

Làm rõ về vấn đề quản lý lao động ngoài nước, ông Đào Ngọc Dung khẳng định, hình thức tổ chức lao động làm việc ở nước ngoài khác hoàn toàn với loại hình tội phạm buôn bán người và di cư bất hợp pháp.

"Riêng tổ chức lao động ở nước ngoài thực hiện theo Luật Người Việt Nam đi lao động nước ngoài theo hợp đồng. Các quốc gia đưa người Việt Nam tới lao động đều có các hiệp định về lao động, hay bản ghi nhớ về lao động với Việt Nam", ông Dung nêu rõ.

Theo đó, những người đi lao động hợp pháp qua 5 hình thức: Thứ nhất, qua các doanh nghiệp Việt Nam do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cấp phép; Thứ hai, hợp tác với doanh nghiệp, tập đoàn, công ty của 32 nước có hợp tác; Thứ ba, đi theo dạng cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với tổ chức nước ngoài, nhưng vẫn đăng ký qua Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, cơ quan quản lý người lao động ở nước ngoài; Thứ tư là hợp tác đào tạo liên kết giữa 2 bên cấp phép; Thứ năm, gần đây Chính phủ cho phép trao đổi lao động hợp tác giữa các địa phương ở 2 quốc gia trong thời hạn ngắn hạn, ví dụ như hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Hàn Quốc hay lao động du lịch làm thêm tại Cộng hoà Czech.

Theo ông Dung, hiện có gần 400 doanh nghiệp được cấp phép, đủ tư cách đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài. Trong 3 năm qua, mỗi năm đưa trên 100.000 người đi lao động tại các nước, tập trung tại 4 địa bàn là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia. Tại châu Âu đã ký hợp tác với 2 quốc gia là Romania và CHLB Đức. "Tôi đã vào nơi các lao động làm việc, kiểm tra nơi ăn ở, nói chung là cuộc sống tốt, mức thu nhập 2.600 EUR/tháng, sau khi trao đổi thêm dự kiến nâng lương lên 3.000 EUR/tháng/1 người", ông Dung nói.

 Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong việc đưa người lao động đi nước ngoài, cơ quan quản lý nhà nước bảo đảm minh bạch, công khai về địa bàn, mức thu phí, mức lương từng doanh nghiệp... Người được doanh nghiệp đưa đi đều được cấp Visa, có chính sách bảo hộ công dân, có bảo hiểm xã hội…

Đối với hiện tượng doanh nghiệp không có chức năng nhưng mượn phép, liên doanh, liên kết trá hình đưa lao động đi, hoặc không được cấp giấy phép nhưng làm “cò mồi”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, thời gian qua, Bộ đã chỉ đạo phối hợp xử lý, trường hợp doanh nghiệp trái phép đã chuyển cơ quan điều tra xử lý.

"Với gần 400 doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện, vừa qua Bộ tiến hành thanh, kiểm tra 118 doanh nghiệp, thực hiện thu hồi, đình chỉ hoặc cấm vĩnh viễn một số doanh nghiệp vi phạm, kể cả doanh nghiệp có truyền thống hoạt động 25 năm", ông Dung nhấn mạnh.

Người đứng đầu ngành lao động cũng cho biết, với Nhật Bản, Hàn Quốc, các bên đã thống nhất nếu doanh nghiệp nào vi phạm, ở cả 2 đầu tiếp nhận và cử người đi đều bị xử lý. Bộ cũng đã xử lý sai phạm với địa bàn có nhiều người đi nhưng không chịu về, trốn lại làm việc khi hết hạn. Kết quả, năm 2016 có 56% người lao động trốn ở lại Hàn Quốc nhưng qua 3 năm, tỷ lệ này giảm còn 26%.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ: Chúng tôi khuyến cáo, mong nhân dân, thanh niên có kế hoạch lao động nước ngoài nên đi theo con đường hợp pháp, thông qua cơ quan được cấp phép và ký hợp tác ở nước sở tại, được bảo hộ công dân, có Visa, giấy phép lao động, có mức lương, có thoả thuận. Cơ quan chức năng cũng hỗ trợ đứng ra thoả thuận với các nước đến về lương, thuế phải nộp… Bộ có công khai tên, danh sách các đơn vị được phép. Do đó, bà con không nên đi theo đường bất hợp pháp hay qua các doanh nghiệp không được cấp phép.

Vậy là, ở Việt Nam có 63 tỉnh, thành mà có đến 400 “doanh nghiệp” chuyên kinh doanh “xuất khẩu lao động”. Bình quân mỗi tỉnh thành có đến 6 “doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng “người”. Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, trong số “doanh nghiệp chuyên kinh doanh “người” nầy có: “Một số không có chức năng nhưng mượn phép, liên doanh, liên kết trá hình đưa lao động đi, hoặc không được cấp giấy phép nhưng làm cò mồi…” / Một số “doanh nghiệp vi phạm bị  đình chỉ hoặc cấm hành nghề vĩnh viễn”  /  Đại bộ phận doanh nghiệp kinh doanh "người" nầy vô tình hay cố ý để “nhiều người lao động đi nhưng không chịu về, trốn ở lại làm việc khi hết hạn - có lúc, có nơi lên đến 56%.

Bộ LĐ-TB-XH không “liệu cơm gấp mắm”, phóng tay tổ chức đến 400 doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng “người”,  để rồi không quản lý nổi, một số vì lợi ích riêng tư, cố tình làm sai gây hậu quả nghiêm trọng.


Về chế độ trách nhiệm, từ xa xưa, tiền nhân đã nói: “Mũi dại lái chịu đòn”. Đáng nói hơn, Đảng CSVN từ lâu đã tự cắt đặt: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý. Vậy thì, Đảng, Nhà nước và LĐ TB XH  từ cấp Trung ương đến Cơ sở phải chịu trách nhiệm trước dân về việc “bầy hầy” trong “Xuất khẩu lao động”?  -/-