MARK ESPER
Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2019 6:37 AM
MARK ESPER
|
MARK ESPER : "Hoa Kỳ
vẫn tiếp tục cam kết hoàn toàn đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái
Bình Dương. Chúng ta phải tiếp tục hợp tác để duy trì một môi trường
tự do và rộng mở dựa trên các nguyên tắc hỗ trợ cho quyền lợi của
tất cả các nước, dù lớn hay nhỏ.
Cưỡng ép, hung hãn và dọa nạt, những công cụ quản
lý, điều hành đáng ra nên bị bỏ lại quá khứ, ngày nay vẫn đang tồn
tại mạnh mẽ. Nhưng cách đây gần 2.000 năm, Hai Bà Trưng đã chứng minh cho
nhà Hán thấy rằng Việt Nam là một đất nước, cũng giống như Hoa Kỳ,
sẽ không bao giờ chấp nhận cách tiếp cận “kẻ mạnh là kẻ đúng” trong
quan hệ quốc tế."
Hà Nội, Việt Nam
Xin
chào các bạn! Tôi xin cảm ơn Ngài Giám đốc Nguyễn Vũ Tùng và Học
viện Ngoại giao Việt Nam đã dành thời gian đón tiếp tôi hôm nay. Học
viện Ngoại giao Việt Nam từ lâu đã là một trong những học viện uy tín
nhất tại Việt Nam và đã đào tạo ra nhiều thế hệ lãnh đạo cho đất
nước. Hôm nay, tôi rất vinh dự và vui mừng khi được nói chuyện với
các bạn về tầm nhìn của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái
Bình Dương.
Trong
một tuần vừa qua, tôi đã công du đến Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines
và bây giờ là Việt Nam. Tôi đã thảo luận với các đối tác ASEAN về
các mối đe dọa đối với sự ổn định của khu vực Đông Nam Á. Và tôi
đã tham gia Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng
(ADMM+). Trong hầu hết các buổi nói chuyện tôi tham gia, có một chủ
đề luôn xuất hiện một cách nhất quán, đó là trật tự quốc tế dựa
trên luật lệ. Trật tự quốc tế này đã tạo điều kiện gây dựng nền an
ninh và sự thịnh vượng cho các nước Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
trong nhiều thập niên, nhưng trật tự này hiện đang phải chịu sức ép.
Do vậy, chủ quyền của nhiều quốc gia độc lập và giàu lòng tự hào
ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đang bị đe dọa.
Tình
hình địa chính trị hiện nay gợi cho chúng ta nhớ tới một câu chuyện
mà nhà sử học Athen mang tên Thucyides đã kể lại cách đây hơn hai thiên
niên kỷ trong Chiến tranh Peloponnese. Mùa hè năm 416 TCN, cường quốc hải
quân Athen điều lực lượng đến quốc đảo Melos độc lập với yêu sách
công dân trên đảo này phải đầu hàng và cống nạp cho Athen, nếu không
chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự diệt vong. Các nhà lãnh đạo Melos
lý luận rằng họ giữ trung lập trong cuộc chiến giữa Athen và Sparta và
do đó họ là bên “đúng”.
Không
cảm thấy thuyết phục, người Athen không muốn lãng phí thời giờ vào
việc thảo luận khía cạnh đạo lý của vấn đề. Theo cách nhìn nhận
của người Athen, tranh luận lý lẽ cho hành động xâm lấn của họ chỉ
có ý nghĩa khi các bên là đối thủ có sức mạnh tương đương. Trong
trường hợp này, Melos là nước nhỏ, và theo lô-gíc của người Athen,
thì không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải phục tùng để tránh
nạn diệt vong. Trong tuyên bố tổng kết rõ nhất quan điểm về thế giới
của người Athen, họ lý giải cho hành động của họ và nói rằng “kẻ
mạnh làm điều họ có thể làm, kẻ yếu phải chịu đựng những gì họ
phải chịu.”
Đối thoại Melos, cũng là tên của câu chuyện được kể lại, thường được sử dụng làm chủ đề nghiên cứu tình huống trong lĩnh vực chính trị thực dụng ở các đơn vị học thuật như tại Học viện Ngoại giao Việt Nam đây. Câu chuyện của Thucydides giúp chúng ta có một cái nhìn sâu sắc về quan điểm “kẻ mạnh là kẻ đúng” trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, hầu hết các nơi trên thế giới đều coi quan điểm này là cổ hủ và đi ngược lại với các nguyên tắc mà chúng ta kỳ vọng các quốc gia có trách nhiệm sẽ tuân thủ. Kiểu hành xử này đi ngược lại nguyên tắc của hệ thống chúng ta đã cùng nhau xây dựng và hưởng lợi trong 70 năm qua. Tuy nhiên, các nước Đông Nam Á đang ngày càng phải chịu sự cưỡng ép và dọa nạt thông qua nhiều cách thức, trực tiếp thách thức những nền tảng cơ bản của một trật tự dựa trên luật lệ, rộng mở và tự do.
Đối thoại Melos, cũng là tên của câu chuyện được kể lại, thường được sử dụng làm chủ đề nghiên cứu tình huống trong lĩnh vực chính trị thực dụng ở các đơn vị học thuật như tại Học viện Ngoại giao Việt Nam đây. Câu chuyện của Thucydides giúp chúng ta có một cái nhìn sâu sắc về quan điểm “kẻ mạnh là kẻ đúng” trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, hầu hết các nơi trên thế giới đều coi quan điểm này là cổ hủ và đi ngược lại với các nguyên tắc mà chúng ta kỳ vọng các quốc gia có trách nhiệm sẽ tuân thủ. Kiểu hành xử này đi ngược lại nguyên tắc của hệ thống chúng ta đã cùng nhau xây dựng và hưởng lợi trong 70 năm qua. Tuy nhiên, các nước Đông Nam Á đang ngày càng phải chịu sự cưỡng ép và dọa nạt thông qua nhiều cách thức, trực tiếp thách thức những nền tảng cơ bản của một trật tự dựa trên luật lệ, rộng mở và tự do.
Những
gì chúng ta đang chứng kiến ở Biển Đông là một ví dụ tiêu biểu cho
hành vi ứng xử này. Thời kỳ hòa bình lâu dài đã tạo điều kiện cho tăng
trưởng kinh tế ở gần như mọi quốc gia châu Á đang phải nhường chỗ cho một
phong cách ứng xử kiểu Trung Quốc, vi phạm quyền chủ quyền của các
nước khác. Gần đây nhất, chúng ta được chứng kiến cách ứng xử này
với các nước Malaysia, Philippines và Việt Nam khi các hoạt động khai
thác dầu khí đã diễn ra từ rất lâu quanh khu vực Bãi Tư Chính nằm
trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bị quấy rối. Kết hợp với
hoạt động tôn tạo và quân sự hóa các tiền đồn có tranh chấp ở Biển
Đông, các nỗ lực đơn phương của Trung Quốc nhằm khẳng định yêu sách
hàng hải bất hợp pháp đang đe dọa khả năng tiếp cận các nguồn tài
nguyên thiên nhiên quan trọng của các nước khác, làm suy yếu sự ổn
định của thị trường năng lượng khu vực và gia tăng rủi ro xung đột.
Những
hoạt động cưỡng ép như vậy đang gây ra tổn hại kinh tế cho các nước
Đông Nam Á vì chúng cản trở các nước tiếp cận nguồn tài nguyên
hiđrôcacbon chưa được khai thác có giá trị ước tính 2,5 nghìn tỉ đô-la.
Trong một số trường hợp, các nước ASEAN đã bị ép buộc phải hợp tác
thông qua các liên doanh với chi phí cắt cổ để khai thác các nguồn
tài nguyên đường đường chính chính thuộc về họ theo luật pháp quốc
tế. Hoa Kỳ kiên quyết phản đối hành vi dọa nạt của các bên yêu sách
nhằm khẳng định yêu sách lãnh thổ hay hàng hải, và chúng tôi kêu gọi chấm
dứt các hành động bắt nạt và phi pháp đang ảnh hưởng tiêu cực đến các
nước ASEAN ven biển.
Hành
vi ứng xử như vậy hoàn toàn trái ngược với tầm nhìn của Hoa Kỳ về một
khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, trong đó tất
cả các nước, dù lớn hay nhỏ, đều có thể cùng nhau phát triển thịnh
vượng trong hòa bình và ổn định. Tầm nhìn của chúng tôi dựa trên sự
hợp tác và các nguyên tắc bền vững, bao trùm và được đón nhận trong
toàn khu vực. Những nguyên tắc này bao gồm: tôn trọng chủ quyền và
độc lập của tất cả các nước; giải quyết tranh chấp một cách hòa
bình; thương mại và đầu tư tự do, công bằng và có đi có lại, bao gồm
bảo vệ tài sản trí tuệ; và tuân thủ luật lệ và nguyên tắc quốc
tế, bao gồm tự do hàng hải và hàng không.
Mục
tiêu của chúng tôi là để cho tất cả người dân được sống trong thịnh
vượng, an ninh và tự do; cho tất cả các nước được tự do triển khai
hoạt động thương mại và thực thi chủ quyền; và giữ cho các vùng
biển và các tuyến đường thuỷ mà nền kinh tế của chúng ta dựa vào
rộng mở với tất cả.
Tôi
xin nhắc lại với những người bạn ở Hà Nội rằng, mặc dù bờ Tây của
Hoa Kỳ nằm cách xa nghìn dặm nhưng chúng ta kết nối với nhau thông qua
Ấn Độ Dương, các liên kết kinh tế vững mạnh và quan hệ gần gũi
Việt-Mỹ. Hoa Kỳ là quốc gia nằm trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình
Dương. Chúng tôi có lợi ích chiến lược và kinh tế lâu dài ở khu vực
và có sự cam kết đối với sự tiếp tục ổn định và thịnh vượng ở đây.
Thông qua hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác như Việt
Nam, chúng tôi sẽ cạnh tranh quyết liệt để thúc đẩy tầm nhìn của
chúng tôi và chống lại những nỗ lực nhằm hạn chế quyền tự chủ và
tự do lựa chọn.
Cần
lưu ý rằng, tầm nhìn bao trùm của chúng tôi mở rộng đến tất cả các
nước, bao gồm cả Trung Quốc. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi mối quan
hệ mang tính xây dựng, hướng đến kết quả với Bắc Kinh và tìm kiếm
các lĩnh vực hợp tác và điểm tương đồng vì lợi ích của chúng ta.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ sẽ không ngại ngần vạch mặt chỉ tên và chống lại
những hành vi cưỡng ép khi chúng tôi nhìn thấy chúng. Bằng cách đứng
bên nhau chống lại các thách thức đối với an ninh và sự thịnh vượng
chung, chúng ta có thể chứng minh được sự quyết tâm chung và ngăn chặn
xung đột trước khi nó xảy ra. Đây chính là lý do vì sao việc tăng
cường các mối quan hệ đồng minh và phát triển những quan hệ đối tác
mới là nội dung trọng yếu trong Chiến lược Quốc phòng của Hoa Kỳ.
Quan
hệ ngày càng phát triển giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là một ví dụ điển
hình. Chúng tôi cam kết mở rộng mối quan hệ chiến lược này bằng
cách tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm, như
an ninh hàng hải, hoạt động gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo và
cứu trợ thảm họa. Điều này bao gồm việc trang bị cho Việt Nam năng lực cần
thiết để bảo vệ chủ quyền và các nguồn tài nguyên thiên nhiên để tiếp
tục lớn mạnh. Ở khía cạnh này, tôi rất vui mừng được thông báo việc
Hoa Kỳ sẽ chuyển giao chiếc tàu tuần tra thứ hai cho Cảnh sát Biển
Việt Nam trong năm tới. Chiếu tàu này là một biểu tượng cụ thể nữa
đại diện cho mối quan hệ đang ngày càng vững mạnh của chúng ta.
Sự
hợp tác này không chỉ tăng cường an ninh cho Việt Nam nói riêng và khu
vực nói chung mà còn xây dựng lòng tin và sự tôn trọng lẫn nhau, tạo
ra sự hòa hợp giữa nhân dân hai nước. Cần lưu ý rằng điều này sẽ
không thể thực hiện được nếu như không có nền tảng vững chắc của sự
hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh và
hỗ trợ nhân đạo. Những nền tảng này bao gồm các nỗ lực tẩy rửa ô
nhiễm đi-ô-xin và loại bỏ vật liệu chưa phát nổ, cùng với sự hỗ trợ mạnh
mẽ của Việt Nam trong các hoạt động tìm kiếm quân nhân mất tích của
Hoa Kỳ. Trong bối cảnh chúng ta đang cùng nhau xây dựng một tương lai
tích cực, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thúc đẩy những nỗ lực
này để chúng ta có thể vinh danh những chiến sĩ đã hy sinh và đang
mất tích.
Nói
rộng hơn, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đang thực hiện các bước đi để thúc
đẩy một cơ cấu an ninh có sự kết nối trong toàn khu vực, giúp đề cao
một trật tự dựa trên luật lệ có nền tảng là pháp luật quốc tế. Hoạt
động này sẽ ngăn chặn sự hung hãn và giúp cho tất cả các nước có
cơ hội phát triển thịnh vượng. Chúng tôi tin tưởng rằng ASEAN đứng ở
trung tâm của nỗ lực này, và tôi cũng nhấn mạnh quan điểm này tại
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng ở Bangkok cách
đây hai ngày. Trên thực tế, chiến lược của chúng tôi cũng phù hợp
với Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó
nhấn mạnh vai trò trung tâm và vai trò lãnh đạo của ASEAN trong tăng
cường hợp tác khu vực.
Hoa
Kỳ và ASEAN chia sẻ nhiều giá trị chung, và chúng tôi sẽ làm việc
chặt chẽ với nhau để thúc đẩy các nguyên tắc đề ra trong Chiến lược
Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Chúng tôi rất mong đợi được nhìn thấy
Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ tịch ASEAN trong năm tới, đây là cơ hội
để xây dựng sự đồng thuận trong khu vực nhằm giải quyết các thách
thức chung đối với chủ quyền, đặc biệt ở Biển Đông.
Trong
khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục biến lời
nói thành hành động. Đầu năm nay, chúng tôi đã tổ chức diễn tập
hàng hải ASEAN – Hoa Kỳ lần đầu tiên, tại sự kiện này Hoa Kỳ tổ
chức huấn luyện với các nước đối tác để tăng cường năng lực tập thể
nhằm bảo vệ an ninh hàng hải. Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ các nỗ
lực của các đồng minh và đối tác, đặc biệt là Việt Nam, để đảm
bảo tự do hàng hải và cơ hội phát triển kinh tế trong toàn khu vực.
Chúng
tôi cũng sẽ duy trì sự hiện diện quân sự thường lệ ở Biển Đông để
chứng minh sự nghiêm túc trong cam kết của chúng tôi. Chúng tôi sẽ
không chấp nhận các nỗ lực nhằm khẳng định các yêu sách hàng hải
phi pháp gây tổn hại đến các nước tuân thủ pháp luật. Quân đội Hoa
Kỳ sẽ tiếp tục cho máy bay, tàu thuyền và lực lượng hoạt động ở
bất kỳ đâu luật pháp quốc tế cho phép, và chúng tôi sẽ khuyến khích
các nước khác khẳng định quyền lợi của mình theo cách tương tự. Các hoạt
động Tự do hàng hải vẫn là cấu phần trung tâm chứng minh vai trò lãnh
đạo của chúng tôi trong việc duy trì trật tự dựa trên luật lệ.
Tóm lại, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cam kết hoàn toàn đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Chúng ta phải tiếp tục hợp tác để duy trì một môi trường tự do và rộng mở dựa trên các nguyên tắc hỗ trợ cho quyền lợi của tất cả các nước, dù lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, cũng như Việt Nam đã từng phải trải nghiệm thực tế, thật đáng tiếc tầm nhìn dựa trên sự hợp tác, tin tưởng và tôn trọng này không được tất cả các nước chia sẻ. Cưỡng ép, hung hãn và dọa nạt, những công cụ quản lý, điều hành đáng ra nên bị bỏ lại quá khứ, ngày nay vẫn đang tồn tại mạnh mẽ. Nhưng cách đây gần 2.000 năm, Hai Bà Trưng đã chứng minh cho nhà Hán thấy rằng Việt Nam là một đất nước, cũng giống như Hoa Kỳ, sẽ không bao giờ chấp nhận cách tiếp cận “kẻ mạnh là kẻ đúng” trong quan hệ quốc tế.
Tóm lại, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cam kết hoàn toàn đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Chúng ta phải tiếp tục hợp tác để duy trì một môi trường tự do và rộng mở dựa trên các nguyên tắc hỗ trợ cho quyền lợi của tất cả các nước, dù lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, cũng như Việt Nam đã từng phải trải nghiệm thực tế, thật đáng tiếc tầm nhìn dựa trên sự hợp tác, tin tưởng và tôn trọng này không được tất cả các nước chia sẻ. Cưỡng ép, hung hãn và dọa nạt, những công cụ quản lý, điều hành đáng ra nên bị bỏ lại quá khứ, ngày nay vẫn đang tồn tại mạnh mẽ. Nhưng cách đây gần 2.000 năm, Hai Bà Trưng đã chứng minh cho nhà Hán thấy rằng Việt Nam là một đất nước, cũng giống như Hoa Kỳ, sẽ không bao giờ chấp nhận cách tiếp cận “kẻ mạnh là kẻ đúng” trong quan hệ quốc tế.
Cùng
nhau, chúng ta có thể chống lại hành vi này. Khi đồng lòng nỗ lực,
chúng ta có thể thực thi các nguyên tắc ứng xử quốc tế có trách
nhiệm. Khi kiên định trong quan hệ đối tác, chúng ta có thể đảm bảo
rằng một trật tự tự do và rộng mở sẽ thắng thế.
Quyết
tâm gìn giữ môi trường rộng mở và tự do này của Hoa Kỳ có nguồn gốc
sâu xa và chỉ càng trở nên lớn mạnh hơn mỗi khi phải đối diện với
những nỗ lực nhằm làm nó suy yếu. Cùng chung tay với các đồng minh và
đối tác để bảo vệ các nguyên tắc và giá trị giúp cho khu vực Ấn
Độ Dương – Thái Bình Dương thịnh vượng, chúng ta sẽ đảm bảo được
rằng hòa bình, thịnh vượng và an ninh sẽ được duy trì cho nhiều thế
hệ tương lai.
Cảm
ơn các bạn. Tôi rất nóng lòng muốn được thảo luận với các bạn