23/11/2019 fb Lưu Trọng Văn -
Bộ
trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đang mở chiến dịch ủng hộ Trung Quốc cho vay 100.000
tỷ đồng làm đường sắt cao tốc cùng khổ với đường sắt của Trung Quốc nối Hà Khẩu
Trung Quốc với Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Với tuyến đường sắt cao tốc
cùng khổ với đường sắt Trung Quốc do chính Trung Quốc tư vấn thiết kế và cho
vay tiền, Trung Quốc muốn mở đường tốt nhất ồ ạt vận chuyển hàng hoá tới VN và
đường ra biển cho Vân Nam để xuất khẩu gần nhất.
Đồng thời Trung Quốc tiếp tục thực hiện kết nối Trung Quốc với Vân Đồn không xa Hải Phòng, theo âm mưu “Vành đai và con đường” bị toàn Dân VN ngăn chặn khi chống lại Luật Ba đặc khu.
Đồng thời Trung Quốc tiếp tục thực hiện kết nối Trung Quốc với Vân Đồn không xa Hải Phòng, theo âm mưu “Vành đai và con đường” bị toàn Dân VN ngăn chặn khi chống lại Luật Ba đặc khu.
Chuyện gì đây?
Thêm một cái bẫy đang giăng, đồng thời thêm một cái thòng lọng đang xiết cổ…??? Không thể im lặng cho ai đem vận mệnh QG, lợi ích Dân tộc muốn làm gì thì làm được!
Trao đổi với VietnamFinance về dự án này, chuyên gia kinh tế yêu nước hàng đầu của VN Phạm Chi Lan khẳng định:
“Dù trước hay sau, tôi đều không tán thành kế hoạch xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng 100.000 tỷ đồng. Thứ nhất, dự án này tốn quá nhiều tiền của, bởi 100.000 tỷ đồng tổng mức đầu tư này dù có huy động ở đâu thì rốt cục dân cũng là người trả, những người nộp thuế là người phải trả. Thứ hai là việc tốn kém chi phí của người dân như thế nhưng hưởng lợi sẽ là ai?”
Bà Phạm Chi Lan đặt câu hỏi, đồng thời bày tỏ nghi ngờ rằng kết nối tuyến đường sắt này có vẻ đang theo ý tưởng từ phía Trung Quốc đề xuất để tạo nên tuyến kết nối từ phía Vân Nam, Trung Quốc sang cảng Hải Phòng.
Bởi, theo vị chuyên gia kinh tế này, trên thực tế, giao lưu về vận tải hàng hoá giữa bản thân tỉnh Lào Cai và các tỉnh xuyên suốt trên tuyến đường sắt này cũng không có nhiều đến mức phải cần một tuyến đường sắt tốn kém như vậy. Chưa nói về chi phí, rõ ràng việc hưởng lợi từ dự án này thì Việt Nam thấp hơn nhiều so với Trung Quốc.
Bà Phạm Chi Lan đặt dấu hỏi: “Vậy, Việt Nam có cần bỏ tiền ra để đầu tư cho Trung Quốc hưởng lợi theo kiểu này không?”.
96 triệu người Dân Việt chắc chắn đồng thanh: Không!
Nhưng thế lực nào trong nội bộ lãnh đạo Đất nước đang gập mình và hớn hở cổ vũ cho các loại dự án phục vụ Trung Quốc Chinazi vậy?
Nguyễn Văn Thể chớ dại dột mà trở thành kẻ tế thần cho những thế lực đen tối đang bị Trung Quốc trói buộc làm nô lệ cho chúng để kiếm ăn, kiếm ghế!
Không chỉ bà Phạm Chi Lan mà nhiều chuyên gia kinh tế yêu nước khác cùng lên tiếng chống lại dự án này.
Trao đổi với báo Pháp luật PLO, TS Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia giao thông, khẳng định:
Việc đầu tư tuyến đường trên vào thời điểm này là chưa cần thiết. Nguyên nhân là các tỉnh phía Bắc về Hà Nội và ra Hải Phòng hiện được đầu tư nhiều tuyến đường mới, đặc biệt các tuyến đường bộ cao tốc.
Bên cạnh đó, lưu lượng hàng hóa lưu thông qua các tỉnh trên cũng chưa lớn đến mức phải đầu tư xây dựng một tuyến đường sắt với số tiền lớn như vậy.
“Tôi cho rằng bỏ ra 100.000 tỉ đồng là vô lý và không phù hợp. Dù kêu gọi tư nhân hay vay vốn ODA thì cuối cùng người dân cũng phải chi trả…”.
Vị chuyên gia này cũng nghi ngờ về con số dự kiến 100.000 tỉ đồng và đề nghị Bộ GTVT cần thuê tư vấn độc lập, không nên dựa vào các số liệu của tư vấn Trung Quốc.
“Tôi nghĩ rằng Việt Nam không nghèo đến mức không có tiền để nghiên cứu. Tuyến đường sắt này rõ ràng khi hoàn thành rất có lợi cho hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam. Nếu để họ nghiên cứu thì nhắm mắt cũng có thể đoán được tính hiệu quả kinh tế của dự án”, TS Đức nhận định.
Cũng theo bà Lan và ông Đức, thay vì tập trung vào tuyến đường sắt này, Bộ GTVT cần cải tổ ngành đường sắt. Đồng thời quan tâm phát triển mạng lưới giao thông từ TP.HCM kết nối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như kiến nghị của các ĐB Quốc hội thời gian qua.