Nghia HP Nguyen
Mấy ngày qua, nhân vụ một cảnh sát dùng đầu gối
ấn chết ngạt một người gốc Phi Châu ( Người gốc Phi Châu trước đấy đã nhiều lần
phạm tội hình sự và người cảnh sát lạm dụng vũ lực đã bị truy tố) người gốc Phi
có sự hỗ trợ của một vài nhóm người da trắng bản địa tại vài thành phố ở Mỹ đã
xuống đường biểu tình phản đối cảnh sát lạm dụng vũ lực. Các cuộc biểu tình đã
dẫn đến quá khích gây cảnh đốt phá, trộm cướp, hôi của, tức là bạo loạn....
Bạo loạn ở Bình Thuận VN chống luật đặc
khu và an ninh mạng năm 2018 và Bạo loạn chống cảnh sát lạm dụng vũ lực
tại một vài thành phố ở Mỹ mấy ngày qua.
|
Với một quốc gia đa chủng tộc, đa văn hóa, đa
ngôn ngữ và đa đảng như Mỹ chuyện bạo loan đôi lúc cũng xảy ra. Nhưng khi xảy
ra xong, trật tự được vãn hồi thì quốc gia lại tiếp tục ổn định trong phát triển
vượt bậc về kinh tế, chính trị, nhân văn và quyền con người.
Việt Nam cũng có biểu tình dẫn đến quá khích
và bạo loạn của một số người. Điển hình như vụ người dân Bình Thuận biểu tình
phản đối Luật đặc khu và an ninh mạng diễn ra từ ngày 10-12/6/2018 khiến trụ sở
công quyền và xe ô tô công quyền bị đập phá, đốt cháy. Nhưng khác với Mỹ, ở VN
khi trật tự được vãn hồi thì mọi việc đều trở nên tồi tệ hơn trước. Tồi tệ hơn
cả là quyền con người bị tước đoạt thêm, căm phẫn của người dân bị/ được tích tụ
thêm, xã hội tạm ổn định xung quanh những thùng thuốc súng.
Ở Mỹ bạo loạn không đồng nghĩa với "lật đổ
chế độ" trong mắt các nhà hoạt động chính trị, nhưng ở Việt Nam "bạo loạn" luôn đi kèm với "Lật đổ chế độ", "bị các thế lực thù địch
kích động, Việt Tân xúi giục..." trong đầu của nhà cầm quyền.
Chính vì vậy có một ai đó đã phẫn nộ nói rằng "Cứ cái đà vu khống này của nhà cầm quyền Vn thì trước sau cũng có những cuộc bạo
loạn nhằm lật đổ chế độ, và người đó thích những cuộc bạo loạn để xã hội hoàn
thiện và nhân bản hơn ở Mỹ đồng thời cũng thích những cuộc "bạo loạn"
để thay đổi chế độ chính trị ở VN.