08 août 2014

TRAO ĐỔI VỚI Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: làm lãnh đạo mà để cấp dưới sợ là cùng sách !


“Tôi quan sát và có nhiều thiện cảm với anh Đinh La Thăng. Ở nước mình, một thời gian dài đa số Bộ trưởng rất quan liêu, không biết thuộc cấp đúng sai thế nào nhưng đi ra ngoài cứ phải bênh thuộc cấp đã.
Riêng anh Thăng, tôi thấy anh ấy xông vào giải quyết những công việc cụ thể , xử phạt chấn chỉnh nghiêm minh từ đó thúc đẩy cấp dưới biết sợ mà phải làm nghiêm túc. Nhất là trong bối cảnh này ngành giao thông có nhiều vấn đề nổi cộm về chất lượng đường sá, công trình chậm tiến độ… khiến người dân kêu ca quá nhiều, thì việc quan tâm sát sao của Bộ trưởng là cần thiết.” (Phạm Chi Lan)
------------------------------
.
Thưa bà, làm lãnh đạo mà để cấp dưới sợ là cùng sách !  Các Vua quan ngày xưa răn nhau: Phải làm cho dân phục, chớ làm cho dân sợ ! Chẳng có gì là khó hiểu về câu nói trên, bởi nỗi sợ chỉ khiến người ta phải theo, phải làm khi đối tượng đáng sợ có mặt, khi vắng mặt đối tượng đó thì người ta không làm hoặc làm qua loa xong chuyện, thậm chí cả phá phách “cho biết tay”. Nhưng sự phục xuất phát từ lòng quý trọng, mến yêu. Khi đã có sự quý trọng mến yêu dành cho nhau thì như lời ru con của các bà mẹ “…tam tứ núi cũng trèo, ngũ lục giang cũng lội, bát cửu đèo cũng qua”. Thực tế xưa nay ta đã thấy, giữa trận tiền vào sinh ra tử, không ít binh sĩ dám hy sinh vì tướng và cũng không ít binh sĩ dám vung gươm cho tướng rơi đầu. Mấy năm gần đây, trên thế giới xảy ra nhiều cuộc đảo chính, trong đó có nguyên nhân hạ cấp không phục thượng cấp

.

Hàng “chuyên gia” như bà trở lên, trình độ hiểu biết có thừa, không cần nói nhiều, chỉ một câu ngắn gọn sau đây là đủ: Làm lãnh đạo mà để cấp dưới phải sợ là tự hại mình ! Hay chi cái quan trên lại biến mình thành con ngoáo ộp (!) Trong sách có ghi lời một ông Tây là thủ lĩnh cộng sản nói về cách chỉ huy điều hành: Người quản đốc có quyền chắp tay sau đít ! Với ý, nếu anh quản đốc xắn tay áo làm thay hoặc mở bản vẽ chỉ cho một công nhân khi có sai, thì không quán xuyến bao quát được hoạt động trong toàn phân xưởng, không thấy được những chỗ sai ở phần việc của các công nhân khác. Chức năng của anh quản đốc là phải cho công nhân quán triệt tài liệu kỹ thuật đã được học và những quy chế nội bộ về mọi mặt hoạt động của nhà máy, của phân xưởng trước khi vào ca làm việc !  Một quản đốc là vậy, huống chi một Bộ trưởng, làm sao có thời gian đi hết các đơn vị cơ sở trong nghành, ngược lại thì chểnh mảng, bất cập về các văn bản pháp quy, sử dụng hàng ngũ thầy dùi hữu thưởng vô phạt, chắc chắn không thể lấy uy quyền thay thế làm cho thuộc cấp sợ mà có hiệu quả ! Lại luẩn quẩn vào vòng “quan liêu vất vả”, mệt nhọc sinh cáu gắt bẳn tính. Được cái hay là ông đi đến đâu cũng có chuyện cho báo chí tán tụng đàm tiếu bóp méo thành tròn, nặn tròn thành méo, cũng vui (!)

<Ông đến rồi, coi chừng !