Nguồn:http://www.phamdoantrang.com/2014/08/xhds-o-viet-nam-ang-noi-len-nhung-can.html
Đoan Trang
Hãy làm những gì cộng sản không làm hoặc không làm được!
Và tôi tha thiết muốn nói điều ấy với những cá nhân và tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là khối dân sự đang nổi lên, vươn ra ngoài vòng kiểm soát của chính quyền và bị chính quyền đánh phá quyết liệt.
Một trong những câu nói ưa thích của rất nhiều người trong cuộc đấu tranh chống độc tài cộng sản, là: Đừng sợ những gì cộng sản làm, hãy làm những gì cộng sản sợ.
Phát biểu này
được nhiều người coi như tư duy chiến lược, và tôi nghĩ nó cũng đúng ở một mức
độ nào đó. Nhưng nếu có thể, tôi muốn sửa một chút câu chữ để nó trở thành:
Hãy làm
những gì cộng sản không làm hoặc không làm được!
Và tôi tha
thiết muốn nói điều ấy với những cá nhân và tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam
hiện nay, đặc biệt là khối dân sự đang nổi lên, vươn ra ngoài vòng kiểm soát
của chính quyền và bị chính quyền đánh phá quyết liệt.
Điều gì
cộng sản không làm hoặc không làm được?
Với một nhà
nước kém năng lực điều hành quốc gia như nhà nước công an trị ở Việt Nam, nói
chung có rất nhiều điều họ không làm (hoặc không làm được). Nhưng có thể tóm
gọn lại rằng, họ không làm những việc hướng tới người dân, tập trung vào phục
vụ và bảo vệ quyền lợi của người dân.
Có thể thấy
ngay rằng, tất cả các vị lãnh đạo, các cấp lãnh đạo ở Việt Nam, cũng như toàn
bộ các chính sách của chính quyền Việt Nam, chỉ cần họ/chúng thực sự vì con
người thôi thì đã khác hẳn. Có một ví dụ rất nhỏ mà tôi vẫn thường sử dụng mỗi
khi trao đổi với ai về vấn đề “chính sách công và quyền con người”: Tòa nhà bưu
điện ở trung tâm thành phố Hà Nội. Từ năm 2003, tôi đã nghe một vận động viên
Paragames của Việt Nam thổ lộ với chút tủi thân: “Nhà đẹp, nhìn ra hồ Gươm
nhiều cây xanh, trên nóc nhà lại có cái đồng hồ to đẹp lắm. Nhưng mấy bậc thang
cao quá, người tàn tật như chị cả đời chẳng mơ vào bên trong được”.
Ủy ban Nhân
dân Thành phố Hà Nội tọa lạc ngay cạnh đó. Chỉ cần một ông/bà quan chức biết
nghĩ đến dân, đến quyền con người căn bản, thì thực trạng đã khác, và người phụ
nữ tàn tật kia đã không phải nói câu “cả đời chẳng mơ vào bên trong được”.
Nhưng tất nhiên là chẳng ông/bà quan chức nào quan tâm tới chuyện đó. Họ không
nghĩ ra được gì và càng không có sức ép phải nghĩ. Đằng nào dân chúng nói chung
và người khuyết tật nói riêng cũng chẳng làm họ mất chức được.
Vào mùa hạ năm
2010, khi miền Bắc Việt Nam trải qua đợt nóng kỷ lục với nhiệt độ ngoài trời
lên tới 45 độ C (ở Hà Nội), thì thủ đô Budapest của Hungary cũng chịu những
ngày nắng nóng dữ dội: 37 độ C. Nhưng khác với Hà Nội và nhiều đô thị khác ở
Việt Nam nơi điện và nước bị cắt luân phiên không một lời xin lỗi thì tại
Hungary, Sở Nước Budapest đã tiến hành phát nước mát miễn phí cho người đi
đường tại nhiều nơi ở thành phố. Nước được cung cấp từ các bình nhựa lớn, hoặc
được đóng chai, phát trực tiếp cho khách (kể cả người đi xe đạp lẫn người đang
lái ô tô)… Tại quảng trường Deák (trung tâm Budapest), nước mát được phát miễn
phí từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Các bình nước hoạt động theo cơ chế tự phục
vụ, dân muốn uống bao nhiêu tùy thích.
Rồi cứ vào mỗi
dịp lễ, khi nhu cầu ẩm thực trên thị trường gia tăng, các cơ quan chức năng lại
tích cực truyền bá, phổ biến thông tin, kiến thức cho người dân về dùng loại
thức ăn nào, như thế nào, cho đảm bảo dinh dưỡng, hợp vệ sinh, tốt cho sức
khỏe. Cùng với việc cung cấp thông tin hướng dẫn, chính phủ các nước EU còn
tiến hành kiểm tra, giám sát thực phẩm rất ngặt nghèo từ khâu chăn nuôi, giết
mổ gia súc gia cầm trở đi. Ví dụ một đối tượng bị “theo dõi” triệt để là các lò
mổ.
Chính quyền
Việt Nam chẳng bao giờ làm gì để người dân cảm thấy mình đang được quan tâm.
Không hẳn do thiếu nguồn lực, vì có nhiều việc thật ra không quá tốn kém; thậm
chí chỉ cần họ nhìn ra và dự định làm thì chắc chắn sẽ có nguồn lực từ toàn xã
hội đóng góp. Ví dụ, nói riêng về tuyên truyền: Chính quyền nuôi được hàng
nghìn dư luận viên chống phản động trên mạng 24x24 giờ, lẽ nào không đủ tiền
chi trả cho hoạt động phổ biến kiến thức về thực phẩm, dinh dưỡng?
Họ không làm,
hoặc không làm được, do quá dốt nát mà lại không phải chịu sức ép thay đổi gì
cả. Có vậy thôi.
Nhưng câu hỏi
đặt ra cho chúng ta lúc này là: Đã đành nhà nước bất nhân, bất tài, bất lực,
nhưng xã hội dân sự thì sao?
Hội Truyền bá
chữ quốc ngữ (thành lập năm 1938) là một tổ chức XHDS.
Sau này, phong
trào bình dân học vụ cũng là một trong các biện pháp mà những người
cộng sản dùng để lấy lòng dân.
Khối xã hội
dân sự độc lập và những nhược điểm
Vài năm qua,
số lượng các tổ chức dân sự độc lập, không chịu sự kiểm soát của nhà nước và
(tất nhiên) không được nhà nước công nhận, ra đời ngày càng nhiều. Đặc điểm
chung của họ là đều coi việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người căn bản là
sứ mệnh, và họ công khai tiến hành các hoạt động nhân quyền của mình mà không
cần xin phép nhà nước. Do đó, tất yếu dẫn đến việc họ đều mâu thuẫn với chính
quyền Việt Nam – vốn là một chế độ công an trị, không coi con người ra gì và
xem quyền con người chỉ là “chiêu bài” mà “thế lực thù địch” mượn để chống phá
Đảng và Nhà nước. Và cũng do đó, họ đều bị công an đàn áp, sách nhiễu. Khó khăn
về tài chính, nhân lực, tóm lại là sự eo hẹp về nguồn lực, cũng hạn chế họ đáng
kể.
Trong hoàn
cảnh ấy, không thể phủ nhận rằng các tổ chức dân sự độc lập vẫn làm
được rất nhiều việc. Họ đã tiến hành những cuộc biểu tình chống Trung Qu ốc hừng hực khí thế,
kết nối những người quan tâm đến vận mệnh đất nước lại thành phong trào. Họ
giúp dân oan tổ chức tuần hành đòi đất, khiếu kiện trong các vụ oan sai. Họ làm
thiện nguyện, giúp đỡ người nghèo, hỗ trợ gia đình các tù nhân lương tâm,
thương phế binh VNCH, tưởng niệm các liệt sĩ trong chiến tranh biên giới và hải
chiến Hoàng Sa, Trường Sa. Họ tích cực lên tiếng, làm truyền thông, tố cáo với
dư luận trong nước và quốc tế về những vụ vi phạm nhân quyền của lực lượng công
an và chính quyền các cấp. Chắc chắn là thông qua những gì làm được, khối xã
hội dân sự độc lập đã góp phần tăng cường nhận thức của nhiều người dân về nhân
quyền và dân chủ.
Tuy nhiên,
thành thực mà xét thì các hình thức hoạt động của những tổ chức dân sự độc lập
này nói chung chia sẻ một số nhược điểm: 1. Nghèo nàn, đơn điệu; 2.
Không thực sự thúc đẩy những quyền lợi thiết thân, sát sườn của quảng đại quần
chúng; 3. Vì hai nhược điểm trên, họ chưa thu hút được sự ủng hộ của đông đảo
quần chúng.Nói cách khác, có vẻ như họ cũng chưa lấy được lòng dân. Không
tính đám dư luận viên và những cá nhân bị nhồi sọ quá nặng tới mức nhìn xã hội
dân sự như kẻ thù, ngay cả trong những người ủng hộ dân chủ, vẫn có những ý
kiến xa lánh, không tán thành và không tham gia các hoạt động của họ.
Nói “nghèo
nàn, đơn điệu”, là bởi vì cho tới nay, các hoạt động chủ yếu của khối dân sự
độc lập mới chỉ dừng lại ở hơn 20 hình thức: viết bài, phổ biến trên mạng; lập
website thông tin; in áo phông cổ động (ví dụ áo Trường Sa-Hoàng Sa, chống
đường lưỡi bò, đòi trả tự do cho tù nhân lương tâm); in các ấn phẩm; ra các
tuyên bố, kiến nghị, gửi thư ngỏ; tổ chức biểu tình; làm từ thiện; thả bóng bay
và phát tài liệu về nhân quyền; đi thăm gia đình tù nhân lương tâm; đấu tranh
đòi công an thả người, chấm dứt nạn bắt giữ tùy tiện; vận động quốc tế tại Liên
Hợp Quốc, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế về nhân quyền, v.v.
Tôi có thống
kê được khoảng 23 hình thức đấu tranh như vậy. Nghe thì có vẻ đa dạng, nhưng
thật ra vẫn tạo cảm giác nghèo nàn, bởi vì chúng phạm vào nhược điểm thứ hai:
Không thực sự thúc đẩy những quyền lợi thiết thân, sát sườn của số đông người
dân. Hay nói cách khác, chúng không thuyết phục được quảng đại quần chúng rằng
họ có liên quan, rằng những tổ chức dân sự đó đang đấu tranh vì quyền lợi của
họ, vì một xã hội tốt đẹp chung cho tất cả mọi người (chứ không phải cho riêng
một tôn giáo, một cộng đồng sắc tộc, một thiểu số cá nhân nào).
Điều tôi muốn
nhấn mạnh ở đây là: Quyền con người căn bản của tất cả các cá nhân trong xã hội
đều cần được bảo vệ và tôn trọng; nhưng trong bối cảnh hiện nay, các tổ
chức dân sự hoạt động vì nhân quyền và dân chủ cần phải cho xã hội thấy được
rằng mình đang đấu tranh vì những quyền lợi thiết thân, sát sườn, gần gũi và cụ
thể, của số đông. (*)
Riêng về việc
bảo vệ tù nhân lương tâm, đã có tới 3-4 tổ chức chuyên về hoạt động này. Về tự
do ngôn luận, cũng có tới vài nhóm hội. Đó là một điều tốt, cần thúc đẩy “trăm
hoa đua nở”. Nhưng nhiều lĩnh vực khác gần gũi hơn lại chẳng có tổ chức nào.
Hàng trăm vụ
đánh đập, làm nhục, hiếp, giết trẻ em mỗi năm. Hàng trăm trẻ em gặp vấn đề về
tâm lý sau những vụ bạo hành, bạo lực gia đình, tai nạn mỗi năm. Chính quyền có
chính sách gì, làm gì để thay đổi tình trạng đó và bù đắp cho phần đời còn lại
của các em? Không gì cả. Vậy, đây có phải chính là một trong những vấn đề mà
khối xã hội dân sự độc lập có thể tham gia cải thiện không?
Môi trường
Việt Nam đang ô nhiễm. Có nhiều nguồn gây ô nhiễm nhưng hai nguồn có thể thấy
rõ nhất là chất thải xây dựng và rác sinh hoạt, trong đó, nguồn thứ hai (rác
sinh hoạt) là nguồn mà khối dân sự có thể tham gia kiểm soát được, ít nhất là
tại các đô thị, khu du lịch… Tôi biết vào ngày 25/5 vừa qua, một nhóm bạn trẻ ở
Sài Gòn đã bị nhân viên an ninh phối hợp với bảo vệ công viên ngăn cản, không
cho đi nhặt rác ở công viên. Nhưng tôi tin rằng, vẫn có những cách để các bạn
trẻ làm được việc đó, và cách ấy là như thế nào thì tùy thuộc vào khả năng tổ
chức, vào sự sáng tạo của khối dân sự độc lập và chính các bạn trẻ.
Nền giáo dục -
đào tạo của Việt Nam đang kìm giữ năng lực, khả năng cạnh tranh của thanh niên
Việt Nam thụt lùi tới hàng thế hệ so với khu vực và thế giới. Chính quyền không
làm gì cả, vì vẫn còn “lấy Đảng làm trung tâm” thay vì lấy người học làm trung
tâm. Vậy, đây có phải chính là một trong những vấn đề mà khối xã hội dân sự độc
lập có thể tham gia cải thiện không? Thành lập các nhóm hội học tập, mở lớp
“bình dân học vụ”, xây dựng thư viện sách ở nông thôn, chẳng phải cũng đều là
việc thiết thực hay sao?
Về vấn đề
chống tra tấn, tìm cả nước, không có lấy một chuyên gia. Về kỹ năng xây dựng,
vận hành, quản lý tổ chức dân sự, vận động quốc tế, không có lấy một khóa học.
Rồi bảo vệ người tiêu dùng, chống nạn thủy điện xả lũ vô trách nhiệm làm chết dân, nghiên cứu về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và quan hệ Việt Nam -Trung Qu ốc, v.v. Đó đều là
những việc mà cộng sản không làm (được) và khối xã hội dân sự có thể tham
gia.
Rồi bảo vệ người tiêu dùng, chống nạn thủy điện xả lũ vô trách nhiệm làm chết dân, nghiên cứu về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và quan hệ Việt Nam -
Việt Nam
nhỏ bé… nhưng vẫn có rất nhiều việc phải làm
Có thể sẽ có ý
kiến phản bác rằng: Nhưng nếu thể chế chính trị không thay đổi, nếu chính quyền
cộng sản vẫn tại vị, bất nhân, bất tài, bất lực như vậy, thì mọi hoạt động của
các tổ chức dân sự, dù tốt đẹp đến mấy cũng chỉ như muối bỏ bể, không thể cải
thiện tình hình. Chúng ta xây dựng bao nhiêu thư viện sách ở nông thôn thì đủ
để nâng cao dân trí? Chúng ta nhặt rác bao nhiêu ngày chủ nhật thì đủ để làm
sạch môi trường? Nói cách khác, xã hội dân sự là cần thiết, nhưng nó không thể
tạo sự thay đổi một cách nhanh chóng và triệt để được, vì nó lâu lắm, chậm chạp
lắm, chưa kể nó còn bị đàn áp, bị đối xử tàn tệ như trong hoàn cảnh Việt Nam.
Các tổ chức xã hội dân sự chỉ có thể hoạt động hiệu quả trong một thể chế dân
chủ mà thôi.
Nhưng tôi nghĩ
khác: Trong một xã hội như ở Việt Nam lúc này mà các tổ chức dân sự không làm
được gì nhiều, thì đừng mơ khi thể chế thay đổi, họ sẽ là một lực lượng tiến
bộ, vận hành tốt, bảo vệ được nhân quyền và nền dân chủ non trẻ. Mọi sự tiến bộ
trong tương lai đều cần được tạo nền móng ngay từ bây giờ.
Việt Nam là
một đất nước nơi quyền con người bị vi phạm trên tất cả các lĩnh vực (quyền
sống, quyền tự do thân thể, quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, quyền của
người lao động, quyền trẻ em, quyền phụ nữ, quyền của người đồng tính v.v.)
Nhưng chính bởi vậy mà luôn luôn có rất nhiều việc để chúng ta làm, vì
một xã hội tốt đẹp hơn – tất nhiên, nếu chúng ta thực sự vì dân.