Như 2 bài trước đã nói về ông linh mục quốc
doanh Phan Khắc Từ, có vợ con, và tham gia hoạt động chính trị, là
trái với Giáo luật của Giáo hội Công giáo.
Ông Phan Khắc Từ có vợ là bà Ngô Thanh Thủy, một
người đồng chí của ông từ trước 1975. Lúc đầu ông ta còn lẻn lút trong việc đi
lại với vợ. Nhưng sau đó ông ta đi lại gần như công khai. Từ việc bà
Ngô Thanh Thủy tổ chức ăn thôi nôi cho con một cách linh đình, mời hàng mấy
trăm người tham dự. Nhưng khách mời của họ là những cán bộ, đảng viên của ngành
công an, mặt trận và chính quyền, nghĩa là ông ta chỉ công khai bên chính quyền,
nhưng lại giấu bên giáo quyền.
Nhất là tại buổi phát động ngày "Ngày gia
đình Việt Nam, 28/6/1010", tại Giáo Xứ Vườn Xoài, Bà Ngô Thanh Thủy đã
công khai tuyên bố mình “là vợ chính thức của linh mục Phan Khắc Từ, có hôn thú
đàng hoàng, và chúng tôi sống rất hạnh phúc”. Bà Thủy còn nói: “Vả lại, trong Đạo,
anh Từ là linh mục. Nhưng ngoài đời anh ấy là một Đảng viên. Anh ấy giúp Đạo
thì phải có bổn phận một công dân chứ” v.v.Thì câu chuyện ông linh mục có vợ đã
đổ bể tùm lum, Phan Khắc Từ không thể che đậy được nữa(1).
Cùng với bức thư của 17 vi trí thức công giáo
Sài Gòn gửi Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn yêu cầu giải quyết việc một ông linh mục
đã có vợ con, mà vẫn giữ chức Chánh xứ Vườn Xoài là điều không thể chấp nhận được.
Từ đó Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn đã nhiều lần mời Phan Khắc Từ lên giả quyết.
Nhưng vì 6 vị trong Ban Cố vấn thời Đức Tổng Bình, thì có 4 vị là người của cái
gọi là Ủy ban Đoàn kết Công giáo yêu nước, là tổ chức ngoại vi của ĐCSVN, trong
đó có Phan Khắc Từ, nên sự việc luôn bị nhóm người này bao che,
không giải quyết được.
Ông Vũ Sinh Hiên, một trong những người
gửi thư nói trên, kể là ông ta đã từng hỏi Đức Tổng Bình về
vụ Phan Khắc Từ có vợ con sao không giải quyết, thì Đức Tổng Bình
bảo: “Mỗi lần tôi đề cấp với anh Từ thôi làm cha xứ Vườn Xoài, là
ngày hôm sau ông Chủ tịch Mặt Trận đến làm việc với tôi, nên không
thể giải quyết được”(2).
Thứ đến là việc Phan Khắc Từ, một linh mục công
giáo, nhưng lại tham gia hoạt động chính trị một cách rất tích cực: Là Đai biểu
Quốc hội liên tục trong 3 khóa, 8,9 và 10. Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban
Đoàn kết Công giáo Việt Nam, Tổng biên tập Báo Công giáo và Dân tộc, Ủy viên Ủy
ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Năm 2011, khi Phan Khắc Từ lại tiếp tục làm đơn
xin ứng cử ĐBQH khóa 13, thì mọi chuyện rắc rối bắt đầu xảy ra.
Theo Giáo luật: “Việc Tham Gia của Giới Giáo Sĩ
vào Chánh Trị Dựa Theo Các Quy Luật Phổ Quát của Giáo Hội:
1. Theo Bộ Giáo
Luật (Code of Canon Law):
Có hai điều khoản
(provision) trong Bộ Giáo Luật 1983 vốn ngăn cấm việc tham gia của giới Giáo Sĩ
vào một số hoạt động chánh trị cụ thể, đó là:
Can. 285, §3 viết
rằng: "Giới Giáo Sĩ không được phép đảm nhận các chức vụ công cộng, vốn có
liên quan đến sự tham dự vào việc thực thi công quyền."
(Clerics are
forbidden to assume public offices, which entail participation in the exercise
of civil power).
Tức các Linh Mục
không thể đảm nhận các vị trí công quyền vốn đòi hỏi việc thực thi các quyền
hành về mặt hiến pháp, hành chánh và pháp lý.
Can. 287, §2 viết
rằng: "Giới Giáo Sĩ không được phép đóng một vai trò tích cực trong các đảng
chánh trị và theo khuynh hướng của các công đoàn trừ phi nhu cầu để bảo vệ các
quyền lợi của Giáo Hội hay để cổ võ lợi ích chung mà qua đó có được sự suy
xét/quyết định hay phán đoán của giới giáo quyền.."
(Clerics are not
to have an active role in political parties and in the direction of labor
unions unless the need to protect the rights of the Church or to promote the
common good requires it in the judgement of the competent ecclesiastical
authority).
Điều này có
nghĩa rằng các vị Linh Mục không thể nào tham gia vào hoạt động của bất kỳ một
đảng phái chính trị nào, trừ phi trong một trường hợp cụ thể "vốn thật sự
được đòi hỏi vì lợi ích chung của cả cộng đồng, và nhận được sự cho phép của Đức
Giám Mục địa phương sau khi đã tham khảo với hội đồng các Linh Mục, và nếu trường
hợp cần phải có một hay hai người như vậy, thì phải có sự đồng ý và cho phép của
cả Hội Đồng Giám Mục." (trích từ J.A. Coriden in the Code of Canon Law: A
Text and Commentary, Canon Law Society of America, New York, 1985, p.228
sq.)(3)
Mọi chuyện rắc rối
xảy ra từ năm 2011, khi Phan Khắc Từ xin thôi chức Chánh xứ Vường Xoài để được
ra ứng cử làm Đại biểu Quốc hội trong đợt bầu cử ĐBQH khóa XIII năm 2011.
Sau khi biết
Phan Khắc Từ lại làm đơn xin ửng cử ĐBQH khóa 13, Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn đã mời
Phan Khắc Từ lên làm việc. Ngài đặt ra 2 điều kiện cho Phan Khắc Từ lựa chọn
là, nếu còn ở lại làm Chánh xứ Vườn Xoài thì không ra ứng cử ĐBQH. Nếu ra ứng cử
ĐBQH thì không được tiếp tục làm Chánh xứ Vườn Xoài nữa.
Và Phan Khắc Từ
đã chọn con đường thứ nhất, là ra ứng cử làm ĐBQH để được cống hiến cho đảng đến
hơi thở cuối cùng. Và ông ta đã viết đơn xin thôi chức Chánh xứ Vườn Xoài.
ĐHY Phạm Minh Mẫn
sau khi nhận đơn xin từ nghiệm của Phan Khắc Từ, thì vào ngày ngày 28/3/2011,
Ngài đã có quyết định đồng ý cho Phan Khắc Từ thôi giữ chức Chánh xứ Vườn Xoài,
và cử linh mục Phêrô Nguyễn Văn Võ, một người con của GX Vườn Xoài về quản nhiệm
giáo xứ vào ngày 29/4/2011.
Sau khi làm đơn
xin ứng cử ĐBQH, Phan Khắc Từ được Ban Bầu cử ĐBQH khóa XIII TP.HCM phân bổ về
Đơn vị bầu cử số 9, gồm huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn.
Và kết quả là
trong đợt bầu cử QH khóa XIII nhiệm kỳ 2011-2016, được bầu vào ngày 22 tháng 5
năm 2011, Phan Khắc Từ đã “trượt vỏ chuối”.
Việc Phan Khắc Từ không
trúng ĐBQH lần này là lẽ đương nhiên. Vì nhà nước CSVN cần một vị linh mục
chánh xứ có mặt trong số hàng trăm “nghị gật”để trang trí cho bộ mặt
của QHVN là “đa thành phần, đa tôn giáo”, mà đại diện cho giới Công giáo Sài
Gòn phải là một ông linh mục chánh xứ. Người ta không cần một ông linh mục “ngồi
chơi xơi nước” ngồi vào đó mà chẳng đại diện cho ai, mặc dù Phan Khắc Từ đã có
rất nhiều công trạng với đảng.
Sau khi “mất cả
chì lẫn chài”, vì vừa mất chức Chánh xứ Vườn Xoài, vừa trượt ĐBQH, Phan Khắc Từ
cũng bị giao dân giáo xứ Vườn Xoài ghẻ lạnh, vì họ quá rành “bộ mặt thật” của
ông ta.
Vì quá thất thế
và ê chề, nên ông ta đành cuốn gói ra Hà Nội, tá túc tại Văn phòng UBĐKCG tại
39 Ngô Quyền – Hà Nội.
Tại Hà Nội, Phan
Khắc Từ cũng không được hàng linh mục và giáo dân Hà Nội chào đón. Vì đối với
người Công giáo miền Bắc, việc một ông linh mục giữ các chức vụ trong cái gọi
là Ủy ban Đoàn kết Công giáo, đồng nghĩa với việc làm tay sai cho cs. Vậy là
Phan Khắc Từ đành phải trở lại Sài Gòn.
Nhưng trở lại
Sài Gòn thì Phan Khắc Từ sẽ ở đâu? Vì trong Giáo phận Sài Gòn, không một giáo hạt
và giáo xứ nào muốn chứa chấp con người đầy tai tiếng và nguy hiểm này.
Vì vậy, Phan Khắc
Từ đành “nằm vạ” tại Giáo xứ Vườn Xoài và tiếp tục ấp ủ những âm mưu khác.
Và âm mưu chiếm
đoạt 250 cây vàng của Giáo xứ Vườn Xoài được bắt đầu sau khi Phan Khắc
Từ bị mất chức Chánh xứ Vườn Xoài.
Nguồn
gốc 250 cây vàng của Giáo xứ Vườn Xoài.
Vào năm 1991,
gia đình cụ Bùi Thị Tú, một giáo dân trong khu thánh Giuse thuộc Giaó xứ Vườn
Xoài, dâng tặng cho Giaó xứ Vườn Xoài căn nhà toạ lạc tại 359/41 Lê văn Sĩ, thuộc
phường 2, quận 3 TP.HCM (số cũ là 359/59 Trương Minh Giảng), để cụ theo các con
đi định cư tại Hoa Kỳ.
Vào lúc đó, vì
không làm được giấy tờ hợp thức hoá chủ quyền, nên căn nhà 359/41 Lê Văn Sĩ
này được cho thuê, và tiền thuê nhà được nhập vào sổ sách kế toán cuả
Giaó xứ Vườn Xoài.
Từ đó về
sau, căn nhà được dâng tặng này, và những hoa lợi cũng như trị giá
cuả nó, đương nhiên thuộc về tài sản cuả Giáo xứ Vườn Xoài.
Vào năm 2004, lấy
lý do “Để tạo sự ổn đình và mở rộng hoạt động của giáo xứ”, Phan Khắc
Từ đã viết thư cho ông Bùi Thanh Tùng, là con trai cả của cụ Bùi Thị Tú. Trong
thư, Phan Khắc Từ vẫn khẳng đinh “căn nhà cụ đã hiến cho giáo xứ”. Nội dung bức
thư nguyên văn như sau:
“ 13/6 2004
kính gửi
anh chị Bùi Thanh Tùng.
Chắc anh chị vẫn
khỏe mạnh?
Thế là cụ
Anna Maria Tú qua đời được 15 tháng. Tôi và giáo xứ vẫn nhớ và cầu nguyện cho cụ
mỗi thánh lễ, vì cụ là ân nhân lớn của giáo xứ.
Thưa anh
chị. Để tạo sự ổn đình và mở rộng hoạt động của giáo xứ, tôi cần hợp
thức hóa căn nhà cụ đã hiến cho giáo xứ. Tôi cần tờ giấy khai tử của
cụ. Vậy xin anh chị gửi cho tôi tới giấy đó. Tôi xin cảm
ơn anh chị. Chúc anh chị sức khỏe, nhiều ơn chúa, con cháu thành đạt.
Cho tôi gửi
lời thăn 2 soeur
Kính
Pet Phan Khắc Từ(4)
Vào năm 2007,
căn nhà số 359/41 Lê văn Sĩ, phường 2, quận 3 này đã bán cho thầy
Bình với giá là 250 cây vàng 9999 (hiện nay căn nhà là cơ sở khuyết
tật Tê-Phan do Thầy Bình điều hành).
Số tiền bán căn
nhà này được gửi vào Ngân hàng Nông nghiệp &Phát triển Nông
thôn (Agribak) . Giáo xứ Vườn Xoài uỷ nhiệm bằng văn bản cho
ông Giuse Trịnh Hưng Kiểm, là Uỷ viên Kế toán đương nhiệm của Giáo xứ,
đại diện đứng tên chủ sở hữu tài khoản tiền gửi.
Trước ngày bàn
giao (29/4/2011) cho cha quản nhiệm mới là Phêrô Nguyễn Văn Võ, Phan
Khắc Từ đã chỉ thị cho Chủ tịch Hội đồng Mục vụ, là Gioan Nguyễn Văn
Tiến, cùng Uỷ viên Kế toán là Giuse Trịnh Hưng Kiểm, chuyển toàn bộ số tiền gần
10 tỷ VNĐ, là giá trị của 250 cây vàng 9999, qua tên cá nhân Phan Khắc
Từ.
Mọi việc được
làm một cách âm thầm, ngoài ba người này, trong giáo xứ không ai biết.
Nhưng rồi mọi
người trong giáo xứ cũng biết. Vì Giáo xứ Vườn Xoài có quy định về tài
chánh là công khai, và Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ quản lý toàn bộ tài sản và tài
chánh của giáo xứ. Ban Thường Vụ/ Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, có Kế Toán, có Thủ
Quỹ, có Ban Kiểm Soát Tài Sản, và có quyền kiểm tra thường xuyên và bất thường,
nên mọi nguồn thu chi đều rất rành mạch.
Sau khi biết
Phan Khắc Từ đã chiếm đoạt số tiền gần 10 tỷ VNĐ, là giá trị căn nhà số 359/41
Lê văn Sĩ, phường 2,quận 3, mà gia đinh bà cụ Tú đã dâng cúng cho Giáo xứ Vườn
Xoài, vào ngày 22/6/2011, các con cái cụ Tú đã gửi thư cho Cha Phêrô
Nguyễn Văn Võ, quản nhiệm Giáo xứ Vườn Xoài, đồng thời cùng gửi đến:
-Tòa
Tổng Giám Mục TP HCM “để kính tường và xử lý”
-Trung
Tâm Mục Vụ Tổng Gíao Phận “để kính tường”
-Hội
Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Vườn Xoài “để tường”
-Ban
Biên Tập Nữ Vương Công Lý
Nội dung bức thư
như sau:
Ngày 22/6/2011
Kính gởi: Cha
Phêrô Nguyễn Văn Võ
Quản nhiệm Giáo
Xứ Vườn Xoài
Kính Thưa Cha,
Chúng con đồng
ký tên dưới đây, là các con của cụ bà Anna Maria Bùi Thị Tú, là người đã dâng tặng
căn nhà 359/39 Lê Văn Sĩ Quận 3 TP HCM.
Xin minh xác rằng:
ý nguyện của mẹ chúng con là dâng tặng căn nhà địa chỉ nói trên cho Giáo Xứ Vườn
Xoài, chứ không cho 1 cá nhân hay 1 tổ chức nào, bất cứ dưới hình thức nào, kể
cả vay mượn.
Một lần nữa,
chúng con xin minh xác ý nguyện của mẹ chúng con, để cha là người kế nhiệm biết
rõ, và xin cha vui lòng cho đọc thư này trong các thánh lễ để giáo dân được rõ.
Chúng con hết lòng cám ơn cha. Nếu có điều gì cha muốn biết, xin cha vui lòng
liên lạc với chúng con.
Soeur Bùi Thị
Ngà: (281) 894-7xxx
Soeur Bùi Thị
Kim Anh: (323) 268-04xx, cell (323) 637-3xxx
Nguyện xin Thiên
Chúa, Mẹ Maria ban cho cha được dồi dào sức khỏe, và luôn gìn giữ, hướng dẫn
cha trong suốt cuộc đời Thánh hiến.
Kính chào cha.
San Jose ngày 25
tháng 6 năm 2011
Bùi Thành Công
(San Jose)
Sr. Bùi Thị Ngà
(Texas)
Bùi Thanh Tùng
(San Jose)
Bùi Thanh Lịch
(San Diego)
Bùi Thị Thiệp
(San Jose)
Sr. Bùi Thị Kim
Anh (Los Angeles)
Đồng kính gửi:
Tòa Tổng Giám Mục
TP HCM “để kính tường và xử lý”
Trung Tâm Mục Vụ
Tổng Gíao Phận “để kính tường”
Hội Đồng Mục Vụ
Giáo Xứ Vườn Xoài “để tường”
Ban Biên Tập Nữ
Vương Công Lý(5).
Để hiểu một phần
lý do vì sao Phan Khắc từ rắp tâm chiếm đoạt 250 cầy vàng của Giáo xứ Vườn
Xoài, ta hãy nghe giọng than thở của ông ta sau khi không trúng ĐBQH và mất chức
Chánh xứ như sau:
“Nghỉ Chánh
xứ Vườn Xoài phải đi khỏi Vườn Xoài, nhưng đi đâu đây? Rõ ràng toàn bị xua đuổi
và trở thành nạn nhân của một tập thì chỉ biết sợ hãi”.
Sau khi trang Nữ
Vương Công lý đăng bài: “ Vụ Lm Phan Khắc Từ chiếm đoạt tài sản giáo
xứ Vườn Xoài: Ngôi nhà được dâng tặng cho ai?
Đã có 4909 ý kiến
bạn đọc bình luận về vấn đề này.
Xin sơ lược một
số ý kiến như sau:
Giáodânkinh3-LX
viết: “Đây là sự thật “thực”. Không phải bàn cãi nữa. Hãy nhanh chóng trả lại
tài sản cho Giáo Hội- các người già rồi, chẳng còn bao nhiêu ngày nữa là phải
chịu phán xét trước mặt Chúa . Nếu còn Minh Mẫn thì trả ngay chứ không Từ Từ gì
hết”.
Anpha viết:
“ của Ceasar trả về Ceasar, của Thiên Chúa trả về cho Thiên Chúa”.
xuanthong
viết: “Vụ này thì tiêu Bác Từ nhà ta rồi, Bác Từ mau mau trả lại tài sản cho
Giáo Xứ Vườn Xòai đi Bác à, làm vậy thì lương tâm hông cho phép mà còn mang tội
chiếm đọat tài sản của GX nữa, nhục lắm Bác à. tới khi Bác chết bác lại chẳng
mang dược tiếng thơm mà lại mang thêm tiếng thúi nữa”.
Trần Thị Hườngt
viết: “Sự việc đã quá rõ khi gia đình và con cái cụ Tú gửi thư về GX Vườn Soài
va tòa TGM SG. Như vậy 250 cây vang trên Ban Hanh Giáo đã chuyển cho ông từ là
sai.
Kính đề nghị Tòa
TGM SG cụ thể là ĐHY Mẫn cung như ông Kiểm phải đòi lại 250 cây vàng đã chuyển
cho ông Từ. Nếu khong thi BHG Vườn Soài phải chịu trách nhiêm bồi thương cho GX
VS”.
tam nguyen viết:
“Ông này mà gọi là cha ,là linh muc cũng là chuyện lạ….
1/Có vợ và 2 đứa
con(chưa đám cưới)
2/Mượn đỡ 250
cây vàng để xài
Ông này sao mặt
dày quá !!!!!!!!!!!”
Linh
Nguyen viết: “Ông Từ ơi, hãy trả lại tài sản cho giáo hội đi. Ông đả có đảng và
nhà nước lo rồi, cơ ngơi nhà cửa cũa ông không thiếu sao lại đi chiếm đoạt những
gì không thuộc về mình ? Xin quí vị cũng đừng quên lôi ra ánh sáng
những tên nào làm tay sai cho Ông Từ ở GXVS”.
18. Đừng ướp nữa
viết: “Ông Từ đã là đảng viên cộng sản mà không hiểu hai chữ “cộng sản”là gì!Thật
là tội nghiệp,cái gì cũng vơ hết về mình kể cả người đẹp,bây giờ chứng cớ rành
rành ra đó ngọng chưa?LM Phan khắc Từ mau mau trả lại 250 cây vàng cho giáo xứ
vười Xoài,đừng ỷ là LM quốc doanh rồi muốn làm gì thì làm!.
Người
Yêu GHVN viết: “Kính thưa ông “LM” Phan Khắc Từ.
Cái gì của Céza
thì hãy trả lại cho Céza. Còn tài sản của GX Vườn Xoài thì xin trả lại cho
GXVX!
Suốt bao nhiêu
năm trường tu hành dấn thân vì Chúa và vì GH, không lẽ bây giờ trở thành công cốc
trắng tay? Sẽ được gì đây khi người khác (?) được hưởng mà mình lại phải chịu tội
vì lỗi đức công bằng?
Trong cuộc đời
LM chắc chắn đã có lần “cha” Phan Khắc Từ đã giảng rằng; “Được lời lãi cả thế
gian mà mất linh hồn thì liệu có ích gì!” (nhất là khi ăn cắp của GH là của
Thánh)?(6)
Nhưng cũng cần
thông cảm cho Phan Khắc Từ. Vì sau khi mất chức chánh xứ, lại trượt ĐBQH, nơi
mà đảng đã giành cho ông ta biết bao nhiêu sự ưu ái do công lao đóng góp của
ông ta với đảng trong suốt cuộc đời phụng sự đảng, nghĩa là mất những nguồn thu
nhập lớn, thì như dân gian nói : “ Sẩy bờ vơ lấy bụi”.
Bên cạnh đó, tuy
vợ con ông đã ra nước ngoài, nhưng bước đầu nơi đất khách quê người, chắc sẽ gặp
nhiều khó khăn.
Khi còn ở
VN, mẹ con bà Thủy đã luôn được sự chăm sóc ân cần của một ông Linh mục chánh xứ
Vườn Xoài, là một trong những giáo xứ lớn của Giáo phận Sài Gòn, nên cuộc sống
chắc rất phủ phê.
Với những khó
khăn và bợ ngỡ bước đầu của vợ con, nên ông ta cần một khoản tiền rất lớn để tiếp
tục nuôi vợ con, và phục vụ cho những toan tính khác.
Giờ đây, với việc
vợ con đã yên ổn định cư nơi mà bao người hằng ao ước về “giấc mơ Mỹ”. Cùng với
hàng đống chức vụ béo bở bên mình, như Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban
Đoàn kết Công giáo Việt Nam, Tổng biên tập Báo Công giáo và Dân tộc, Ủy viên Ủy
ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và hàng tá huân huy chương các loại lẻng xẻng
bên mình, thì Phan Khắc Từ vẫn có thể ung dung ngồi rung đùi mà ca bài “ Chưa
có bao giờ đẹp như hôm nay”, hoặc bài “Đảng đã cho ta một mùa xuân”…
Và tự nhủ lòng
mình: “ Cuộc đời vẫn đẹp sao. Tình yêu vẫn đẹp sao”…
Có thể nói, “sự
nghiệp vẻ vang” nhất trong cuộc đời làm Linh mục của Phan Khắc Từ, không phải
là ông ta đã dám “xé rào” để lấy vợ. Cũng không phải ông ta suốt cuộc đời trung
thành một dạ tận tụy phục vụ đảng. Vì hai việc này đã có một số vị Linh mục trước
đây, đều là những vị giữ cương vị chủ chốt trong Ủy ban ĐKCGYN, như
Vương Đình Ái, Vũ Xuân Kỷ, Hồ Thành Biên, Võ Thành Trình..vv. đã làm. Có chăng
là mấy vị kia “thăm vợ” theo kiểu “hoạt động du kích”.
Còn Phan Khắc Từ
thì dũng cảm hơn, phát huy “khí tiết anh hùng” của người chiến sĩ cs kiên
trung, nên việc ‘thăm vợ” gần như công khai, và vợ ông còn dám “khoe” và thách
thức dư luận.
Có thể nói rằng,“sự
nghiệp vẻ vang” nhất xủa Phan Khắc Từ đã ngang nhiên chiếm đoạt 250
cây vàng, là tài sản của giáo xứ Vườn Xoài, để làm của riêng mình.
Có lẽ đây là
thành tích có 1 không 2 trong lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam.
Vì trước
đây chưa hề có, và mãi sau này chắc cũng không có.
Chú
thích:
(3): (http://giaophanthanhhoa.net/giao-luat/giao-luat-va-viec-giao-si-tham-gia-vao-chinh-tri-12521.html).