Giới thiệu
Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)
sẽ là một sự kiện chính trị quan trọng đối với Việt Nam trong năm 2016. Một
trong những vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự đại hội sẽ là việc bầu
Ban chấp hành Trung ương Đảng, cũng như một số vị trí lãnh đạo khác như Bộ
Chính trị và Tổng Bí thư ĐCSVN. Bộ máy lãnh đạo mới được giới thiệu tại Đại hội
sẽ cung cấp một số chỉ dấu quan trọng về viễn cảnh kinh tế, chính trị và chính
sách đối ngoại của Việt Nam trong tương lai.
Chính trị Việt Nam, mà đặc biệt cơ chế ra quyết sách nội bộ của ĐCSVN, có đặc điểm là khó có thể quan sát được. Vì thế, việc dự đoán các thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo tại Đại hội Đảng phần lớn chỉ mang tính chất suy luận là chính. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của nó, vấn đề này vẫn xứng đáng nhận được quan tâm sâu sát của giới quan sát tình hình Việt Nam. Dựa trên những thông tin có thể tiếp cận gần đây liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội cũng như các xu hướng trong chính trị Việt Nam, bài viết này đặt mục tiêu cung cấp các phân tích sơ bộ về sự chuyển tiếp lãnh đạo sắp đến tại Việt Nam, mà đặc biệt là các động lực bên trong cũng như kết quả của quá trình đó.
Bài viết được chia thành ba phần. Phần đầu tiên phân tích về việc
bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng kế tiếp. Phần thứ hai sẽ thảo luận về các ứng
cử viên tiềm năng của Bộ Chính trị. Phần cuối cùng sẽ xem xét yếu tố chính trị
quyền lực xoay quanh bốn vị trí chính trị hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt là vị
trí Tổng Bí thư. Bài viết lập luận rằng sự gia tăng về quyền lực và sức ảnh hưởng
của Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng sẽ là nhân tố quan trọng nhất định
hình các kết quả cuối cùng.
Ban chấp hành Trung ương
Theo
Điều lệ ĐCSVN năm 2011 (Điều 9), Ban chấp hành Trung ương Đảng là cơ quan nắm
quyền lãnh đạo tối cao của Đảng trong thời gian giữa hai kỳ đại hội toàn quốc.
Cứ mỗi năm năm, các chi bộ Đảng trên toàn quốc sẽ đề cử các đại biểu di dự
đại hội Đảng ở các cấp cao hơn. Trong năm 2011, quá trình này dẫn tới việc tổng
cộng 1.377 đại biểu được đề cử tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11. Dựa
trên nguyên tắc dân chủ tập trung, các đại biểu tại Đại hội Đảng toàn quốc sẽ đại
diện cho hơn 3,6 triệu đảng viên bầu ra Ban chấp hành Trung ương (BCHTW) Đảng.
Sau đó, BCHTW sẽ bầu ra Bộ Chính trị (BCT), Tổng bí thư (TBT), Ban Bí thư
(BBT), Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW), và Chủ nhiệm UBKTTW từ số các ủy
viên trung ương này (CPV, 2011). Trong vòng sáu
tháng sau khi Đại hội Đảng kết thúc, bầu cử Quốc hội sẽ được tiến hành. Quốc hội
mới sẽ bỏ phiếu phê chuẩn các vị trí lãnh đạo then chốt trong chính phủ mới, với
các ứng cử viên được đề cử từ các thành viên của BCT và BCHTW. Chính vì vậy, cuộc
bầu chọn BCHTW sẽ không những định hình hàng ngũ lãnh đạo mới của Đảng mà còn cả
chính phủ mới.
Bên
cạnh các tiêu chí về chính trị, đạo đức và chuyên môn của các ứng cử viên còn
có một số các quy định khác liên quan đến quá trình bầu cử BCHTW.
Thứ nhất, thành phần của BCHTW được dựa trên một hệ thống “hạn ngạch”
không chính thức, nhằm đảm bảo tính đại diện cân bằng tương đối giữa các vùng
miền địa lý, thành phần, các bộ ngành, các nhóm sắc tộc, độ tuổi và giới tính.
Dựa trên hệ thống hạn ngạch này, Ban Tổ chức TW Đảng sẽ đề ra một danh sách các
ứng cử viên để BCT phê duyệt. Vào đầu năm 2015, Ban Tổ chức TW tuyên bố đã quy
hoạch được 290 cán bộ làm ứng cử viên tiềm năng cho các BCHTW kế tiếp, cùng với
22 cán bộ cấp cao khác được quy hoạch giữ các vị trí trong BCT và BBT các nhiệm
kỳ tiếp theo (VnExpress, 2015). Tuy nhiên, hệ thống
hạn ngạch này không cố định. Số lượng thành viên BCHTW được bầu chọn từ các
nhóm cũng có thể thay đổi ít nhiều qua từng kỳ đại hội, tùy vào số lượng các ứng
cử viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn cũng như kết quả bỏ phiếu.
Không
những thế, để các ứng cử viên tiềm năng có được các kinh nghiệm cần thiết và có
được sự chuẩn bị cho vị trí tương lai, Đảng còn thường xuyên luân chuyển vị trí
các ứng cử viên giữa cấp địa phương và trung ương, cũng như giữa các công việc
có chức năng chuyên sâu và các vị trí quản lý chung. Chẳng hạn, trong tháng
3/2014, Ban Tổ chức TW Đảng tuyên bố 44 cán bộ ở nhiều cơ quan khác nhau tại
trung ương được luân chuyển đến các tỉnh thành, giữ vị trí phó bí thư tỉnh/thành
ủy hoặc phó chủ tịch Ủy ban nhân dân. Sau đợt luân chuyển, 22 người trong số những
cán bộ này sẽ được xem xét đề cử làm Ủy viên BCHTW kế tiếp (Vietnam News Agency, 2014). Số còn lại có thể
được đề cử làm Ủy viên dự khuyết, hoặc được đề bạt lên các vị trí cao hơn sau Đại
hội 12.
Thứ hai, số lượng ứng cử viên phải nhiều hơn số vị trí trong
BCHTW từ 10% đến 30%. Quy định này nhằm tạo ra sự cạnh tranh nhất định giữa các
ứng cử viên, đồng thời đảm bảo sự kiểm soát của Đảng đối với kết quả bỏ phiếu.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các ứng cử viên không được phép công khai vận động
tranh cử để được bầu vào BCHTW.
Thứ ba, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, các ứng cử viên lần đầu
tiên được đề cử vào BCHTW không được quá 55 tuổi. Các ủy viên đương nhiệm muốn
được ứng cử thêm nhiệm kỳ mới cũng không được quá 60 tuổi. Nếu như giới hạn về
tuổi tác được áp dụng nghiêm ngặt trong Đại hội 12 sắp tới, sẽ có hơn 80 trong
số 154 ủy viên đương nhiệm của BCHTW, không tính thành viên BCT và BBT, sẽ
không được tái đề cử.[1]
Vì
các ứng cử viên cho BCHTW được lựa ra bởi BCT, quy trình này làm giảm tính minh
bạch và dân chủ nội bộ của Đảng. Để bù lại hạn chế này, tại hai kỳ đại hội vừa
qua, Đảng đã cho phép các đại biểu tự ứng cử hoặc đề cử các ứng cử viên nằm
ngoài danh sách được đưa ra bởi BCT. Như tại Đại hội 10 vào năm 2006, trong số
207 ứng cử viên cho BCHTW mới, có 31 người được đề cử bởi các đại biểu và có 2
đại biểu tự ứng cử (BBC, 2006). Trong khi đó, tại Đại
hội 11 năm 2011, trong số 218 ứng cử viên cho vị trí Ủy viên chính thức BCHTW,
có 31 người được đề cử bởi các đại biểu và có một người tự ứng cử (Tuổi Trẻ, 2011).
Tuy
nhiên, tại Đại hội 12 sắp đến, quyền được đề cử và tự ứng cử vào BCHTW của các
đại biểu sẽ bị hủy bỏ. Theo Quyết định 244-QĐ/TW của BCHTW Đảng khóa 11 ban
hành ngày 09/06/2014 về quy chế bầu cử trong Đảng, tất cả các ứng cử viên cho
BCHTW Đảng phải được thông qua bởi Bộ Chính trị. [2]
Trong
bối cảnh đó, một bộ phận danh sách các ứng cử viên cho BCHTW khóa tới có lẽ đã
được quyết định bởi BCT. Vì các đại biểu tại Đại hội 12 sẽ không còn có quyền tự
ứng cử hoặc đề cử ứng viên cho BCHTW, danh sách ứng cử viên được BCT đề xuất
cho BCHTW khóa tới có thể sẽ gồm chỉ khoảng 220 người (với khoảng 190 ứng viên
cho chức danh ủy viên chính thức và khoảng 30 ứng viên cho chức danh ủy viên dự
khuyết).[3] Trong số các ứng cử viên cho vị
trí ủy viên chính thức, có thể sẽ có 75-90 người nằm trong số các ủy viên chính
thức đương nhiệm, [4] 20-25 người hiện đang là ủy viên dự
khuyết , và 22 cán bộ được luân chuyển về chính quyền địa phương trong năm
2014. Bên cạnh đó, do các thành viên thuộc hoặc liên quan đến Bộ Quốc phòng và
Bộ Công an thường chiếm 15% BCHTW nên có thể sẽ có 15-18 đại biểu mới từ hai bộ
này được đề cử vào BCHTW khóa tới nhằm thay thế những người sẽ nghỉ hưu. Cuối
cùng, một số cán bộ từ các địa phương, bộ ngành và các thành phần khác cũng sẽ
được đề cử. Bảng dưới đây tóm tắt các nguồn ứng cử viên tiềm năng cho BCHTW sắp
tới:
Bảng 1 – Các nguồn ứng cử viên tiềm năng cho vị trí ủy viên
chính thức BCHTW khóa tới
Nguồn
|
Số ứng
cử viên
|
Ủy viên
chính thức của BCHTW đương nhiệm, bao gồm thành viên BCT và BBT
|
75-90
|
Ủy viên Dự
khuyết của BCHTW đương nhiệm
|
20-25
|
Cán bộ
luân chuyển vào năm 2014
|
22
|
Ứng cử
viên mới từ các lực lượng quân đội và công an
|
15-18
|
Các ứng cử
viên khác
|
35-62
|
Tổng số
|
190
|
Nguồn: Ước tính của tác giả
Tuy
nhiên, danh sách ứng cử viên thực tế cuối cùng vẫn còn phải trải qua sự cạnh
tranh và mặc cả âm thầm nhưng căng thẳng giữa các phe nhóm trong Đảng, đặt biệt
là trong BCT, dù bề ngoài việc đưa ra danh sách chỉ có vẻ là một quy trình theo
thông lệ và được chuẩn hóa của Ban Tổ chức trung ương Đảng. Với tầm quan trọng
của BCHTW trong việc bầu chọn BCT và TBT kế tiếp, sự cạnh tranh gay gắt như vậy
là điều dễ hiểu.
Bộ Chính trị
Quá
trình bầu BCT cũng tuân theo một số quy định nhất định. Thứ
nhất, ngoại
trừ một số trường hợp đặc biệt, các ứng cử viên lần đầu tiên được bầu vào BCT
không được quá 60 tuổi. Các ủy viên đương nhiệm của BCT cũng không được tái ứng
cử khi đã quá 65 tuổi. Tuy nhiên, giới hạn về tuổi tác đối với các ứng cử viên
BCT được xem xét bổ nhiệm vào bốn vị trí thuộc nhóm tứ trụ (Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội) sẽ được tăng lên 67 tuổi. [5] Thứ hai, các ứng cử viên cần
có kinh nghiệm ở cả cấp độ trung ương lẫn địa phương, trừ một số cán bộ có
chuyên môn đặc biệt như các ứng viên đến từ Bộ Quốc phòng, Công an và Ngoại
giao.Thứ ba, dựa
vào mẫu hình bầu cử của những kỳ đại hội trước, các ứng cử viên cho BCT phải là
Ủy viên Chính thức của BCHTW ít nhất một nhiệm kỳ. Nói cách khác, thành viên
BCT sẽ được lựa chọn từ những Ủy viên chính thức tiếp tục giữ ghế trong BCHTW kế
tiếp.[6] Cuối cùng, theo
một quy định mới được thông qua, bất kỳ Ủy viên BCHTW nào cũng phải có sự ủng hộ
của ít nhất 4 ủy viên BCT và 10 ủy viên TW mới đủ điều kiện để ứng cử vào BCT.
Bảng 2 – Thành viên BCT hiện tại
STT
|
Tên họ
đầy đủ
|
Năm
sinh
|
Nguyên
quán
|
Chức vụ
|
1
|
Nguyễn Phú
Trọng
|
1944
|
Hà Nội (B)
|
Tổng Bí
thư
|
2
|
Nguyễn
Sinh Hùng
|
1946
|
Nghệ An
(T)
|
Chủ tịch
Quốc hội
|
3
|
Ngô Văn Dụ
|
1947
|
Vĩnh Phúc
(B)
|
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
|
4
|
Tô Huy Rứa
|
1947
|
Thanh Hóa
(T)
|
Trưởng Ban tổ chức Trung ương
|
5
|
|
1949
|
Kiên Giang
(N)
|
Thường trực Ban Bí thư
|
6
|
Nguyễn Tấn
Dũng
|
1949
|
Cà Mau (N)
|
Thủ tướng
|
7
|
Phạm Quang
Nghị
|
1949
|
Nam Định
|
Bí thư
Thành ủy Hà Nội
|
8
|
|
1949
|
Long An
(N)
|
Chủ tịch
nước
|
9
|
Phùng
Quang Thanh
|
1949
|
Hà Nội (B)
|
Bộ trưởng
Quốc phòng
|
10
|
Lê Thanh Hải
|
1950
|
Tiền Giang
(N)
|
Bí thư
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
|
11
|
|
1953
|
Nam Định
(B)
|
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương
|
12
|
Nguyễn Thiện
Nhân
|
1953
|
Trà Vinh
(N)
|
Chủ tịch Mặt
trận Tổ Quốc (bổ sung vào tháng 5-2013)
|
13
|
Nguyễn Thị
Kim Ngân
|
1954
|
Bến Tre
(N)
|
Phó Chủ tịch
Quốc hội (bổ sung vào tháng 5-2013)
|
14
|
Tòng Thị
Phóng
|
1954
|
Sơn La (B)
|
Phó Chủ tịch
Quốc hội
|
15
|
Nguyễn
Xuân Phúc
|
1954
|
Quảng Nam
(T)
|
Phó Thủ tướng
|
16
|
Trần Đại
Quang
|
1956
|
Ninh Bình
(B)
|
Bộ trưởng Bộ Công an
|
Lưu ý: B: Miền Bắc; N: Miền Nam ; T: Miền
Trung. Tại Việt Nam, nguyên quán của một người chỉ nơi sinh ra của cha, do đó
không nhất thiết phải là nơi người đó sinh ra hoặc hiện đang sinh sống.
Nguồn: Tổng hợp của
tác giảTại Đại hội 12, bốn thành viên sinh từ năm 1944-1947 (xem bảng 2) sẽ phải từ nhiệm vì vượt quá giới hạn tuổi tác. Trong số sáu thành viên sinh từ năm 1949-1950 (năm sau sẽ bước qua 66-67 tuổi), câu hỏi ai trong số họ sẽ trụ lại và ai sẽ từ nhiệm lại khó giải đáp hơn nhiều. Tuy nhiên, vì Thủ tướng kế nhiệm nhiều khả năng sẽ được lựa chọn từ các Phó Thủ tướng đương nhiệm, tức chỉ còn lại ba vị trí trong nhóm tứ trụ, ít nhất ba người trong số họ sẽ phải từ nhiệm. Đối với sáu thành viên còn lại, sinh từ năm 1953-1956, có thể đa số (nhiều khả năng không phải tất cả) sẽ có cơ hội được tái nhiệm. Nói cách khác, tại kỳ đại hội sắp đến, khoảng 7 đến 11 ủy viên BCT đương nhiệm sẽ nghỉ hưu, và có thể có khoảng chừng ấy ủy viên mới được bầu vào thay thế. [7] Bảng dưới đây sẽ xác định một số ứng cử viên tiềm năng có thể trở thành tân ủy viên BCT kế tiếp:
Bảng 3 – Ứng cử viên tiềm năng cho vị trí Ủy viên BCT kế nhiệm
STT
|
Họ tên
|
Năm
sinh
|
Nguyên
quán
|
Chức vụ
|
1
|
Đỗ Bá Tỵ
|
1954
|
Hà Nội (B)
|
Tổng tham
mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
|
2
|
Ngô Xuân Lịch
|
1954
|
Hà Nam (B)
|
Chủ nhiệm
Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam
|
3
|
Trịnh Đình
Dũng
|
1956
|
Vĩnh Phúc
(B)
|
Bộ trưởng
Bộ Xây dựng
|
4
|
|
1956
|
Nam Định
(B)
|
Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
|
5
|
Vương Đình
Huệ
|
1957
|
Nghệ An
(T)
|
Trưởng ban Kinh tế Trung ương
|
6
|
Tô Lâm
|
1957
|
Hưng Yên
(B)
|
Thứ trưởng Bộ Công an
|
7
|
Nguyễn Văn
Nên
|
1957
|
Tây Ninh
(N)
|
Chủ nhiệm
Văn Phòng Chính phủ
|
8
|
Ngô Thị
Doãn Thanh
|
1957
|
Hà Nội (B)
|
Phó Trưởng
Ban Dân vận Trung ương
|
9
|
Nguyễn Hòa
Bình
|
1958
|
Quãng
Ngãi (T)
|
Viện trưởng
Viện KSND Tối cao
|
10
|
Phạm Minh
Chính
|
1958
|
Thanh Hóa
(B)
|
Phó Trưởng
ban Tổ chức Trung ương
|
11
|
Hoàng
Trung Hải
|
1959
|
Thái Bình
(B)
|
Phó Thủ tướng
|
12
|
Phạm Bình
Minh
|
1959
|
Nam Định
(B)
|
Phó Thủ tướng,
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
|
13
|
Đinh La
Thăng
|
1960
|
Nam Định
(B)
|
Bộ trưởng
Bộ Giao thông Vận tải
|
14
|
Nguyễn
Thành Phong
|
1962
|
Bến Tre
(N)
|
Phó Bí thư
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
|
15
|
Vũ Đức Đam
|
1963
|
Hải Dương
(B)
|
Phó Thủ tướng
|
16
|
Võ Văn Thưởng
|
1970
|
Vĩnh Long
(N)
|
Phó Bí thư
Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
|
Nguồn: Tổng hợp của tác giả. Một phần danh sách dựa trên thảo luận
với một số nguồn tin.
Danh
sách này dựa trên phân tích tổng hợp một số yếu tố, bao gồm thâm niên và năng lực
của các ứng cử viên; kinh nghiệm và xu hướng thăng tiến; các mối liên hệ chính
trị; và các vị trí bổ nhiệm khả thi trong trường hợp những người này đắc cử.
Tuy nhiên, đây không phải là bản danh sách đầy đủ hay cuối cùng mà chỉ mang
tính chất tham khảo. Danh sách cuối cùng có lẽ vẫn còn đang được bàn thảo và
đàm phán giữa các thành viên BCT. Tuy nhiên, sự mặc cả cũng như danh sách cuối
cùng sẽ thể hiện cán cân quyền lực trong nội bộ BCT, đặc biệt là giữa các vị trí
lãnh đạo cao nhất của Đảng. Liên quan đến vấn đề này, sự gia tăng quyền lực của
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một nhân tố then chốt để làm sáng tỏ không chỉ
các ứng cử viên cho BCT kế tiếp mà còn cả sự chuyển tiếp quyền lực tại Việt Nam
sắp đến. Các ứng cử viên có mối quan hệ tốt hơn với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
nhiều khả năng có cơ hội cao hơn được vào BCT. Điều này là nhờ vào sức ảnh hưởng
ngày càng lớn của ông Dũng đối với BCHTW, những “đại cử tri” sẽ bỏ phiếu bầu
BCT và TBT kế tiếp.
Sự gia tăng ảnh hưởng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với
BCHTW và cuộc chuyển tiếp quyền lực sắp đến
Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng có lẽ là chính trị gia quyền lực nhất tại Việt Nam trong
suốt 30 năm qua, kể từ khi Tổng Bí thư Lê
Du ẩn qua đời. Được bầu làm Ủy viên Dự khuyết BCHTW khóa 6 năm
1986 khi mới 37 tuổi, ông Dũng đã nhanh chóng thăng tiến, trở thành Ủy viên
chính thức vào năm 1991, Ủy viên BCT vào năm 1996, Phó thủ tướng vào năm 1997
và trở thành Thủ tướng vào năm 2006. Mặc dù đã nắm giữ vị trí lãnh đạo chính phủ
trong hai nhiệm kỳ, và năm sau sẽ bước sang tuổi 67, nhưng nhờ có sức ảnh hưởng
lớn đối với BCHTW hiện tại và nhiều khả năng là cả tương lai, ông Dũng có thể sẽ
tiếp tục là một trong những chính trị gia quyền lực nhất của Việt Nam trong ít
nhất là năm năm nữa.[8]
Sức
ảnh hưởng của ông Dũng đối với BCHTW đương nhiệm bắt đầu thể hiện rõ nhất vào
tháng 10/2012 khi BCHTW quyết định lật ngược quyết định của BCT yêu cầu kỷ luật
ông Dũng vì những sai lầm trong quản lý kinh tế. Vào tháng 5/2013, mặc dù TBT
Nguyễn Phú Trọng đã ủng hộ vị trí Ủy viên BCT của ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Hu ệ, vốn
là các đối thủ chính trị hoặc không phải đồng minh của ông Dũng, BCHTW thay vào
đó lại quyết định bầu cho ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Cả
ông Nhân và bà Ngân đều là người miền Nam, và được xem là có quan hệ tốt với ông Dũng. G ần dây, trong cuộc
bỏ phiếu tín nhiệm chưa từng có trước nay đối với 20 quan chức cấp cao nhất của
Đảng được thực hiện bởi BCHTW trong tháng 1/2015, ông Dũng đã có kết quả vượt
trội so với những người còn lại, giành được số phiếu tín nhiệm cao nhất mặc dù
tình hình kinh tế đất nước hiện vẫn còn nhiều bất cập.
Có
bốn lý do chính giải thích cho sự gia tăng ảnh hưởng của ông Dũng đối với
BCHTW. Thứ
nhất, BCHTW
phần đông bao gồm các quan chức thuộc chính phủ và các quan chức lãnh đạo cấp tỉnh
thành, những người mà quyết định bổ nhiệm của họ đều được đưa ra hoặc chịu nhiều
tác động bởi ông Dũng. Thứ hai, việc ông Dũng có vai trò quan
trọng trong phân bổ ngân sách nhà nước đến các chính quyền địa phương cũng như
mối quan hệ tốt giữa ông và giới doanh nghiệp (thường có quan hệ chặt chẽ với
lãnh đạo các tỉnh thành) cũng mang lại cho ông Dũng một mức độ trung thành
chính trị nhất định. Thứ ba, ảnh hưởng của ông Dũng đối với Bộ
Quốc phòng, và đặc biệt là Bộ Công an (nơi ông từng giữ chức Thứ trưởng), cũng
tạo nên ưu thế lớn cho ông. Các đại diện thuộc hoặc liên quan đến hai Bộ này
thường chiếm đến 15% số ủy viên BCHTW. Cuối cùng, là thành viên
có thâm niên lâu nhất của BCT, từng đảm nhiệm nhiều vị trí có sức ảnh hưởng lớn,
ông Dũng có thể đã xây dựng được một mạng lưới các mối quan hệ cho phép ông huy
động sự ủng hộ chính trị từ các cán bộ cấp cao của Đảng, đặc biệt là trong
BCHTW.
Chính
vì thế, nếu như ông Dũng có thể tận dụng được nguồn vốn chính trị hiện nay của
mình để đưa các đồng minh và người được ông bảo trợ vào BCHTW khóa mới, có khả
năng rất cao ông Dũng sẽ được bầu làm TBT mới. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là ông
Dũng có khả năng ảnh hưởng lớn đến mức nào đối với việc bầu cử BCHTW sắp tới.
Câu hỏi này trở nên đặc biệt phù hợp sau khi BCHTW ban hành Quyết định 244 vào
tháng 6/2014 ngăn không cho các đại biểu đề cử ứng cử viên mới hoặc tự ứng cử
vào BCHTW.
Có
một số lý do có thể lý giải cho sự ra đời của Quyết định 244.
Thứ
nhất, các đối thủ chính trị của ông Dũng trong BCT có thể muốn sử dụng Quyết định
này để ngăn cản ông và những người ủng hộ đề cử những đồng minh và thân tín của
ông Dũng. Như
vào năm 2011, con trai cả của ông Dũng là Nguyễn Thanh Nghị, dù nằm ngoài danh
sách ứng viên dự kiến nhưng lại được đề cử bởi các đại biểu tại đại hội, đã được
bầu làm Ủy viên dự khuyết BCHTW. Nếu nguyên nhân này là đúng, thì mặc dù có sức
ảnh hưởng rất lớn nhưng ông Dũng cũng không thể một mình kiểm soát toàn bộ
BCHTW mà buộc phải thỏa hiệp với các phe nhóm khác trong Đảng.
Thứ
hai, mặc dù quyền được đề cử và tự ứng cử của các đại biểu thể hiện một mức độ
dân chủ nhất định trong Đảng, nhưng điều này lại có thể làm giảm đi tính hiệu
quả của việc quy hoạch nhân sự của Đảng. Những người không được BCT ủng hộ có
thể được bầu vào BCHTW, hoặc ngược lại. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam gặp nhiều
khó khăn, cũng như sức ép đòi hỏi một bộ máy hành chính hiệu quả hơn ngày càng
tăng, Đảng có thể đã đặt yếu tố hiệu quả làm ưu tiên cao hơn tính dân chủ nội Đảng,
với hy vọng rằng quy định mới này có thể cho phép Đảng xây dựng một BCHTW mới
phù hợp nhất với chương trình cải cách của Đảng trong năm năm kế tiếp.
Cuối
cùng, có một khả năng khác là chính ông Dũng và những người ủng hộ ông trong BCHTW đã dùng
Quyết định 244 để chốt lợi thế cho phe ông Dũng. Theo đó, khoảng
thời gian ban hành Quyết định cũng đưa ra nhiều dấu hiệu giải đáp. Chẳng hạn,
trong tháng 3/2014, ba tháng trước khi Quyết định 244 được ban hành, Ban Tổ chức
TW Đảng đã công bố một danh sách 44 cán bộ trung ương, bao gồm cả con trai cả của
ông Dũng là ông Nguyễn Thanh Nghị, luân chuyển đến các chính quyền cấp tỉnh
thành. Trong số đó, 22 người được xác định là ứng cử viên cho BCHTW sắp tới (Vietnam News Agency, 2014). [9] Nói cách khác, ít nhất một phần
danh sách các ứng cử viên cho BCHTW khóa tới đã được định hình từ trước khi Quyết
định 244 được ban hành. Nếu vậy, tác động tiêu cực của Quyết định 244 đối với ảnh
hưởng của ông Dũng lên BCHTW khóa tới, nếu có, cũng sẽ là rất thấp.
Tóm
lại, với quyền lực và sức ảnh hưởng rất lớn đối với BCHTW, có khả năng rất cao Th ủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ
trở thành ứng cử viên nặng ký nhất cho vị trí TBT tại Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ 12 sắp tới.
Nếu
kịch bản này được hiện thực hóa, Việt Nam có thể sẽ có một bộ máy lãnh đạo mạnh
hơn và đoàn kết hơn, do Thủ tướng kế nhiệm, vì các lý do mang tính truyền thống
lẫn thực tiễn,[10] sẽ được chọn ra từ năm phó thủ tướng
đương nhiệm của ông Dũng.
Trong số đó, ông Nguyễn Xuân Phúc có vẻ là người nắm lợi thế
lớn nhất. Khác với bốn người còn lại, ông Phúc đã là ủy viên BCT. Không những
thế, Đảng có truyền thống phân bổ bốn vị trí lãnh đạo cao nhất một cách cân bằng
giữa ba miền. Với xuất thân từ Quảng Nam, ông Phúc có thể nắm lợi thế cao hơn
những người đồng cấp, do ba vị trí còn lại trong nhóm tứ trụ có thể sẽ được
trao cho các ủy viên BCT đến từ miền Bắc hoặc miền Nam.[11]
Tuy
nhiên, sự thăng tiến của ông Phúc cũng có thể bị thách thức bởi những người đồng
cấp của ông.[12] Trong số đó có phó thủ tướng Vũ Đức
Đam, người được xem là một “ngôi sao đang lên” trong chính trường Việt Nam (Center for Strategic and
International Studies, 2014). Là một nhà kỹ trị trẻ tuổi, giàu năng lực và được đào tạo
từ phương Tây, đã kinh qua nhiều vị trí cả ở cấp địa phương lẫn trung ương, ông Vũ Đ ức Đam sẽ rất phù hợp với
công việc Thủ tướng, đặc biệt nếu Đảng mong muốn xây dựng một chính phủ hoạt động
hiệu quả hơn và hướng tới cải cách hơn. Năm sau mới 53 tuổi, ông Đam cũng có thể
đảm nhiệm được cương vị đủ hai nhiệm kỳ. Tuy nhiên, bất lợi lớn nhất của ông
Đam là ông chưa phải là ủy viên BCT. Vì thế, mặc dù có năng lực tốt, ông Đam sẽ
không có mấy cơ hội trở thành Thủ tướng trừ phi ông được bầu vào BCT mới[13] và được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
đề cử đích danh làm người kế nhiệm.
Triển
vọng trở thành tân TBT ĐCSVN của ông Nguyễn Tấn Dũng cũng có tác động tới hai vị
trí lãnh đạo quan trọng khác là Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội. Danh sách
các ứng cử viên cho hai vị trí này khó xác định hơn nhiều, do ứng cử viên thắng
cử thường có xuất thân đa dạng. Hai vị trí này, chủ yếu mang tính hình thức và
thường được trao cho các ủy viên BCT không thành công trong cuộc đua đến vị trị
TBT, nhiều khả năng sẽ được định đoạt sau khi ứng cử viên cho vị trí TBT đã được
xác nhận.
Trong
trường hợp ông Dũng trở thành tân TBT và tập hợp được đủ sự ủng hộ, có khả năng
ông sẽ cố gắng nhất thể hóa hai chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước. Tuy
nhiên, động thái này chắc chắn sẽ vấp phải sự thách thức từ các đối thủ chính
trị của ông. Họ sẽ đòi hỏi ông Dũng phải nhượng bộ chức Chủ tịch nước nếu muốn
trở thành TBT. Trong trường hợp này, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh có
thể nổi lên là ứng cử viên nặng ký nhất cho chức vụ Chủ tịch nước.
Đối
với vị trí Chủ tịch Quốc hội, ứng cử viên sáng giá nhất có thể sẽ là bà Nguyễn
Thị Kim Ngân, hiện là ủy viên BCT và phó Chủ tịch Quốc hội. Các ứng cử viên triển
vọng khác có thể là Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nếu vì lý do nào đó ông
Phúc không được chọn làm Thủ tướng) và Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng.
Kết luận
Được
tổ chức tại một thời điểm quan trọng trên con đường phát triển đất nước, Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ 12 năm sau sẽ mở ra nhiều hàm ý quan trọng đối với con
đường tương lai của Việt Nam. Đại hội sẽ nhìn lại toàn bộ quá trình 30 năm Đổi
Mới và đưa ra những định hướng chính sách cho quá trình phát triển kinh tế – xã
hội của đất nước, đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế bị suy yếu kể từ
năm 2008. Tuy nhiên, việc Việt Nam liệu có vượt qua được những thách thức kinh
tế – xã hội hiện nay và bước vào một giai đoạn phát triển mạnh mẽ mới hay không
còn phụ thuộc vào những cải cách thể chế và chính sách có thể được đưa ra bởi đại
hội Đảng và đặc biệt là bởi hàng ngũ lãnh đạo mới. Do đó, quá trình chuyển tiếp
lãnh đạo tại Đại hội 12 có lẽ sẽ là sự chuyển tiếp quan trọng nhất đối với Việt
Nam trong suốt 30 năm qua.
Đến
nay, công tác chuẩn bị của Đảng cho quá trình chuyển tiếp lãnh đạo năm sau vẫn
còn chưa có nhiều thông tin, ngoại trừ một số tuyên bố không mấy thường xuyên từ
Ban Tổ chức Trung ương. Tuy nhiên, các bản thông báo này, cộng với các xu hướng
và tiến triển có thể quan sát được trên chính trường Việt Nam, cho thấy Đảng
đang rất coi trọng quá trình chuyển tiếp lãnh đạo năm sau. Đã có các quy định mới
cho việc bầu cử trong Đảng được đưa ra, với mục đích tập trung hóa sự định hình
BCHTW kế nhiệm. Đảng cũng đã tích cực đào tạo và chuẩn bị cho các cán bộ được
chọn lọc để họ có thể đảm nhiệm vị trí trong BCHTW tương lai. Tuy nhiên, quá
trình hoạch định những vị trí cấp cao, bao gồm cả bốn vị trí lãnh đạo cao nhất
lẫn BCT, vẫn chưa được định đoạt. Cuộc mặc cả giữa các phe nhóm chính trị khác
nhau dường như vẫn đang tiếp diễn và chắc chắn sẽ làm chậm quá trình này.
Một
nhân tố then chốt có thể sẽ quyết định kết quả của cuộc chuyển tiếp lãnh đạo sắp
tới chính là quyền lực và sức ảnh hưởng ngày càng lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng. Đặc biệt, việc ông Dũng có thể tận dụng được ảnh hưởng lớn của mình đối với
BCHTW hiện tại để định hình BCHTW và BCT mới theo hướng có lợi cho mình hay
không sẽ trực tiếp quyết định tương lai chính trị của ông. Nếu câu trả lời là
có, thì một khả năng rất lớn là ông Dũng sẽ được bầu làm TBT kế tiếp của ĐCSVN.
Theo viễn cảnh này, Việt Nam sẽ có một dàn lãnh đạo mạnh hơn và đoàn kết hơn,
do Thủ tướng kế nhiệm có thể sẽ được chọn từ một trong số các thân tín của ông Dũng. S ự lãnh đạo này có
thể sẽ có lợi cho Việt Nam do đất nước cần có một dàn lãnh đạo mạnh mẽ và hiệu
quả để theo đuổi các cải cách kinh tế và đối ngoại táo bạo hơn. Tuy nhiên, lãnh
đạo mạnh hơn cũng có thể kiềm hãm những cải cách chính trị thật sự ý nghĩa cũng
như công cuộc chống tham nhũng. Ngoài ra, nếu ông Dũng có thể tập hợp đủ sự ủng
hộ để duy trì quyền lực và xây dựng một hàng ngũ lãnh đạo nằm dưới sự điều khiển
của mình, ông sẽ buộc phải đạt được một số kết quả nhất định, đặc biệt là đẩy mạnh
tăng trưởng kinh tế và một bộ máy hành chính hiệu quả và có trách nhiệm giải
trình cao hơn, để biện minh cho việc ông tiếp tục nắm giữ quyền lực.
Tuy
nhiên, quá trình chuẩn bị của ĐCSVN cho sự chuyển tiếp lãnh đạo sắp tới vẫn còn
dang dở. Những đua tranh và mặc cả về quyền lực sẽ tiếp tục gay gắt, ít nhất là
đến trước thềm đại hội. Hiện nay cục diện trận đấu có vẻ như đang có lợi cho Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng tỉ số chung cuộc còn lâu mới được quyết định.
Chính vì thế, giới quan sát về tình hình Việt Nam cần phải liên tục dõi theo
các diễn biến mới nhất trên con đường dẫn đến Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của
ĐCSVN.
Nguồn:
Biên dịch:
* Lê H ồng Hiệp là Nghiên cứu viên Khách mời tại Viện
Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore, và là giảng viên tại Khoa Quan hệ Quốc
tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
————-
Tham khảo
BBC. (2006, 24 Apr). Công bố danh sách
BCH TƯ khóa X [List of members of the 10th Central Committee announced]
Retrieved 24 Apr, 2015, fromhttp://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/04/060424_central_committee.shtml
Center for Strategic and International
Studies. (2014, 10 Jan). The Leaderboard: Vu Duc Dam Retrieved 4 May,
2015, from http://cogitasia.com/the-leaderboard-vu-duc-dam/
CPV. (2011, 19 Jan). Điều lệ Đảng cộng sản
Việt Nam
[Constitution of the Communist Party of Vietnam] Retrieved 27 Apr, 2015,
fromhttp://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=443473
Hiep, L. H. (2015, 5 Mar). Power shifts
in Vietnam’s political system. East Asia
Forum Retrieved 2 May, 2015, from http://www.eastasiaforum.org/2015/03/05/power-shifts-in-vietnams-political-system/
Tuoi Tre. (2011, 18 Jan). Hôm nay bầu Tổng
bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư [General Secretary, Poliburo and Secreatariat
to be elected today] Retrieved 24 Apr, 2015, fromhttp://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20110118/hom-nay-bau-tong-bi-thu-bo-chinh-tri-ban-bi-thu/421017.html
Vietnam News Agency. (2014, 6 Mar). Bộ
Chính trị, Ban Bí thư quyết định luân chuyển 44 cán bộ [Politburo, Secretariat
decide to rotate 44 cadres] Retrieved 3 May, 2015, fromhttp://www.vietnamplus.vn/bo-chinh-tri-ban-bi-thu-quyet-dinh-luan-chuyen-44-can-bo/247244.vnp
VnExpress.
(2014, 21 Mar). Danh tính và chức vụ của 44 cán bộ luân chuyển [Name and
position of 44 rotated officials] Retrieved 3 May, 2015, from http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cong-bo-44-can-bo-trung-uong-luan-chuyen-2967137-p2.html
VnExpress.
(2015, 28 Jan). 22 cán bộ vào quy hoạch Bộ Chính trị, Ban bí thư [22 cadres
planned for Politburo and Secretariat positions] Retrieved 27 Apr, 2015,
fromhttp://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/22-can-bo-vao-quy-hoach-bo-chinh-tri-ban-bi-thu-3139967.html
———————-
[1] Có 175 ủy viên chính thức trong
BCHTW hiện nay, nhưng 21 người trong số đó cũng đồng thời là thành viên BCT hoặc
BBT, với quy định về giới hạn tuổi tác khác với của BCHTW. Vấn đề này sẽ được
thảo luận trong phần kế tiếp.
[2] Toàn văn Quyết định có thể xem tại http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-244-QD-TW-2014-Quy-che-bau-cu-trong-Dang-vb241280.aspx
[3] Điều này được dựa trên giả định rằng
số ủy viên chính thức và dự khuyết sẽ không thay đổi (175 chính thức và 25 dự
khuyết).
[9] Do khoảng một nửa các Ủy viên
BCHTW hiện tại sẽ được tái đề cử, nhóm này sẽ chiếm xấp xỉ một phần tư các ủy
viên mới trong đại hội tới.
[11] Theo truyền thống, ĐCSVN cố gắng duy trì một sự đại diện cân bằng giữa
ba miền trong bốn vị trí lãnh đạo cao nhất nước. Tuy nhiên, sự cân bằng này chỉ
mang tính chất tương đối, do có đến bốn vị trí lãnh đạo nhưng chỉ có ba miền.
[12] Tuy nhiên, cơ hội của các Phó Thủ tướng Hoàng Trung H ải, Phạm Bình Minh và Vũ
Văn Ninh là thấp, hoặc vì thiếu kinh nghiệm quản lý ở cấp địa phương, hoặc lĩnh
vực phụ trách hẹp, hoặc có hạn chế về tuổi tác.
[13] Theo truyền thống, các ứng cử viên cho nhóm tứ trụ phải đã có ít nhất một
nhiệm kỳ làm Ủy viên BCT. Nếu áp dụng quy định này, triển vọng trở thành tân Thủ
tướng của ông Đam sẽ càng thấp hơn nữa, trừ phi có lý do để biến ông thành một
trường hợp ngoại lệ.