Tư Giang
Nguyên Viện trưởng CIEM Lê Xuân Bá. Ảnh TG |
Ý kiến của ông Cung được
hầu hết các chuyên gia kinh tế đồng tình.
Chuyên gia kinh tế Lưu
Bích Hồ nói: “Chúng ta mới đi mon men vào tái cơ cấu chứ chưa đi thực chất
vào guồng tái cơ cấu. Tái cơ cấu vẫn trên nền tư duy cũ, vẫn kinh tế nhà nước
là chủ đạo, thì sao gọi là tái cơ cấu”.
Ông bổ sung: “Chúng ta mới
chỉ thực sự gỡ rối trước mắt, ba năm rồi gỡ rối chưa xong. Chậm là phải.”
Nguyên Viện trưởng CIEM
Lê Xuân Bá, sau khi dẫn ra hàng loạt vấn đề của Trung Quốc, nói: “Chúng ta
phải khẳng định là phải tái cơ cấu kinh tế, không tái cơ cấu kinh tế là chết”.
Theo ông, Việt Nam muốn
tái cơ cấu thành công cần phải trả giá như để hàng loạt doanh nghiệp kém hiệu
quả chết đi, hụt thu ngân sách,…
“Chúng ta phải đau đớn
chấp nhận tăng tưởng thấp chỉ 4-5% trong ngắn hạn để có tăng trưởng cao
8-10% trong trung hạn,” ông Bá nói.
Báo cáo Đánh giá quá
trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2014 do CIEM công bố sáng
nay khẳng định, nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn hiện hữu do
quá trình tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam chưa thực chất. Nguy cơ này đến
từ sự gia tăng nhanh chóng của nợ công.
Chuyên gia Nguyễn Tú Anh
của CIEM nhận xét, tỷ lệ huy động vào ngân sách giảm dần, chi thường xuyên
tăng cao vượt quá nguồn thu trong khi vẫn phải tiếp tục chi đầu tư phát triển.
Bên cạnh đó, dư thừa
thanh khoản, lãi suất cho vay cao dẫn đến đầu tư tư nhân thu hẹp còn đầu tư
công (trái phiếu chính phủ) mở rộng. Ngoài ra, kỷ luật đầu tư công vẫn còn
lỏng lẻo, yêu cầu trả nợ đọng xây dựng cơ bản lớn dẫn đến đầu tư công và trả
nợ tăng.
Liên quan đến ngành tài
chính, ngân hàng, ông Anh cảnh báo: “Chúng ta đang đẩy nợ xấu vào kho, bào
mòn nợ xấu bằng tỷ lệ dự phòng cao. Vô hình chung, chi phí xử lý nợ xấu
đang đẩy lên vai hai nhóm người, người gửi tiền và người đi vay.”
Ông phân tích, người gửi
tiền nhận lãi suất thấp, người vay tiền cũng phải chịu chi phí này khiến
lãi suất cho vay cao hơn. Nếu không giải quyết được nợ xấu trong ngân hàng
mà tiếp tục sử dụng công cụ bào mòn nợ xấu thì nền kinh tế phải tiếp tục
gánh chịu hệ quả là tín dụng không tăng cao.
Ông Anh nói, tốc độ cổ
phần hóa vẫn còn chậm, những ưu đãi cho DNNN vẫn đang là yếu tố làm méo mó
thị trường. Quá trình xử lý nợ xấu kéo dài, và chênh lệch lãi suất huy động
và lãi suất cho vay vẫn còn cao.
Theo báo cáo của CIEM,
những rủi ro này là bao trùm, cho dù kinh tế vĩ mô liên tục được giữ vững
và môi trường kinh doanh có sự cải thiện gần đây.
Nguồn : Theo thesaigontimes