Gần 2 nghìn người, phần lớn là người Việt, đã bị chính quyền Phnom Penh trục xuất trong 9 tháng đầu năm 2015, số liệu của chính phủ Campuchia cho biết.
Tính từ tháng Một tới tháng Chín năm nay, 1.919 người đã bị đuổi khỏi vương quốc này, trong đó có 90% là người gốc Việt.
Hàng trăm người Campuchia đổ về góc đường ở phía trước trụ sở Liên Hiệp Quốc, hô vang các khẩu hiệu bài Thủ tướng Campuchia Hun Sen và cáo buộc ông “dâng” đất cho Việt Nam.
Người biểu tình Campuchia đốt cờ Việt Nam bên ngoài Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh hồi cuối năm 2014. |
Gần
2 nghìn người, phần lớn là người Việt, đã bị chính quyền Phnom Penh trục xuất
trong 9 tháng đầu năm 2015, số liệu của chính phủ Campuchia cho biết.
Tính
từ tháng Một tới tháng Chín năm nay, 1.919 người đã bị đuổi khỏi vương quốc
này, trong đó có 90% là người gốc Việt.
Theo
con số mà cơ quan nhập cảnh Campuchia công bố, tỷ lệ người Việt Nam bị trục
xuất gia tăng kể từ năm ngoái.
Năm
2014, trong khoảng thời gian từ tháng Bảy và tháng 12 khi số liệu được ghi nhận,
có 1.307 vụ trục xuất, trong đó người Việt chỉ chiếm hơn 80%.
Phe
đối lập Campuchia bấy lâu nay thường sử dụng “con bài” người Việt ở Campuchia
để cáo buộc chính quyền Phnom Penh nhân nhượng Hà Nội.
Chưa rõ là việc Campuachia trục xuất nhiều người Việt như trên có nhằm mục đích chứng tỏ sự cứng rắn đối với vấn đề nhập cư cho những người phản đối thấy hay không.
Ngoài
người Việt, các di dân trái phép còn từ các nước như Trung Quốc, Nigeria, Mỹ,
Anh, Pháp và Italia.Chưa rõ là việc Campuachia trục xuất nhiều người Việt như trên có nhằm mục đích chứng tỏ sự cứng rắn đối với vấn đề nhập cư cho những người phản đối thấy hay không.
Theo
các quan chức địa phương, những người bị trục xuất không có giấy tờ nhập cảnh
hợp pháp, giấy phép làm việc và thường vào Campuchia trái phép qua các tuyến
đường không chính thống.
Tổ
chức nhân quyền Adhoc hoan nghênh việc chính phủ minh bạch về con số người bị
trục xuất, nhưng nhấn mạnh rằng họ cần phải được đối xử công bằng.
Ngoài
vấn đề di dân, phe đối lập cũng thường cáo buộc chính quyền “dâng đất” cho Viêt
Nam.
Trả
lời VOA Việt Ngữ khi biểu tình bên ngoài trụ sở Liên Hiệp Quốc hôm 26/9, ông
Thành Kiên, một người Khmer Krom, nói với VOA Việt Ngữ: “Nếu mà giải quyết vụ
đất đai không được hoặc không thể giải quyết cái vụ người Việt Nam ở trên đất
nước Campuchia bất hợp pháp quá nhiều thì nên cho [Thủ tướng] Hun Sen ra
đi".
Theo
Phnom Penh Post, VOA
Nguồn: Theo VOA