Nhà giáo Phạm Toàn
(GDVN) - Đóng góp cho công cuộc chấn hưng Giáo dục cần
phải được huy động bằng sức lực và tâm trí của những cá nhân và những nhóm tác
giả – đó là tự do và dân chủ...
Để mở đầu
|
Phạm Toàn |
“Hằng
năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây
bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường”
– nhà văn Thanh Tịnh trong truyện ngắn “Tôi đi học” đã nhớ lại như vậy.
Sau này, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong bài hát “Em là
hoa hồng nhỏ” cũng sẽ nhắc đến cái tâm trạng học trò kia, không hoang mang mà
mơ màng như chàng nhạc sĩ du ca họ Trịnh vậy:
"… Trang sách
hồng nằm mơ màng ngủ
Em gối đầu trên
những dòng thơ …"
Còn có những cách nhìn khác đối với nhà trường. Các
“đại gia” xây những ngôi trường đồ sộ có cách nhìn khác với nhà từ thiện lên
vùng núi cao, thở dài rồi lập Dự án cơm có thịt.
Như thể ở nơi này bữa cơm vật chất vẫn đang còn cần
thiết hơn bữa cơm tinh thần có tên gọi là nhà trường!
Cuối cùng, có khái niệm nhà trường trong con mắt nhà
giáo dục gọi tên là phương
thức nhà trường – cái phương thức cần cho con em
giàu và nghèo, đói và no, lành và rách, miễn là những con em khao khát được nên
người – con người Việt Nam thiết tha xây dựng đất nước Việt Nam.
Cái phương thức nhà trường đó gồm có những yếu tố gì
và nó vận hành như thế nào?