11 juin 2017

Băn khoăn giúp cái mô hình "lạ hoắc" ở Việt Nam !?


Quốc tế đều muốn giúp VN, nhưng họ không thể giúp VN đi theo mô hình mà họ không hiểu đó là "Nền Kinh tế Thị trường Định hướng XHCN"


Mới đây đây nhiều tờ báo lớn tại VN đồng loạt cho đăng bài của một ông Trương Minh Tuấn - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho đăng đồng loạt bài với lời tựa: “Sức thuyết phục của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, hay “Kinh tế thị trường định hướng XHCN tạo ra phát triển ngoạn mục cho đất nước”. Đó là hành vi “đầu cơ tin tức”, hay “tẩy não tin tức”, hay “news brainwashing”. Đó là bởi vì ông này là một quan chức kiểm duyệt truyền thông, là Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông kiêm Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam...

 
Lãnh đạo Việt Nam đi đâu cũng rêu rao quốc tế giúp đỡ hội nhập vào nền kinh tế thị trường, và mong quốc tế nâng đỡ giúp đỡ và công nhận Việt Nam là thị trường và hội nhập, nhưng khốn nỗi ở Việt Nam thì còn sót lại một vài kẻ không theo kịp thị trường. Vì sợ đào thải nên họ bám vào lý thuyết của Chủ nghĩa Marx-Lenin, và bám vào lý thuyết mà họ phát minh ra mà bắt toàn dân phải đi theo và tiến lên dù rằng cái học thuyết đó họ cũng chả biết hình đáng nó ra sao, đó là học thuyết "kinh tế thị trường định hướng XHCN".

Vì mải mê đi theo mô hình kinh tế lấy yếu tố của sản xuất thuộc sở hữu của "tất cả mọi người" (everyone), là huy động vốn của toàn dân. Đó là họ đó là họ dựa vào nền kinh tế chỉ huy cao độ, là nơi mà chính quyền trung ương tập trung quyền hành, làm cho tất cả các quyết định kinh tế của Bộ Chính trị. Hầu hết trong điều hành kinh tế, chính phủ sở hữu độc quyền kinh doanh trong các ngành công nghiệp được coi là đốt xương sống cần thiết cho các mục tiêu của nền kinh tế. Họ phát minh ra sáng kiến các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ sở hữu và điều hành cũng như bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo. Họ tập trung hết các hệ thống tài chính tín dụng vào tay nhà nước quản lý, bằng phương tiện của một ngân hàng nhân dân (Việt Nam gọi là ngân hàng Nhà nước) với vốn nhà nước quản lý và độc quyền nhiều lĩnh vực bao trùm nền kinh tế của đất nước này.

Kết cục là đẩy nền kinh tế này rơi vào tình trạng là phải đổi tiền nhiều lần trong quá khứ vì tạo ra nạn lạm phát phi mã. Ngày nay vẫn thế, là họ đẻ ra cái mô hình kinh tế quái thai “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”, lập ra các quả đấm thép làm đầu máy kéo nền kinh tế đi lên, kết cục nhiều quả đấm thép đang chất lên đó một gánh nợ khổng lồ cho đất nước này là không biết bao giờ phải trả hết được nợ, và hậu quả đẩy nền kinh tế rơi vào nợ nần là không thể kiếm ra vốn lớn để đầu tư cho kinh tế nữa mà họ chỉ biết đi vay vốn tài trợ ODA mất chủ quyền và quan chức Việt Nam đi đâu ra nước ngoài cũng xin vay tiền, đó là mới đây ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhờ Nhật giúp đỡ cho Việt Nam vay 1003 tỷ JPY, tức là nếu cho vay chẵn 1 tỷ $ thì vay 109,5 tỷ JPY để trả nợ cho nó đẹp đúng con số 1 tỷ $.

Hãy nhớ rằng, điểm nhấn quan trọng là nếu đi theo “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” thì không thể có nghiệp vụ là các hoạt động của các thị trường vốn (thị trường chứng khoán và lĩnh vực tài chính). Vì lĩnh vực này chỉ có nền kinh tế tư bản họ mới có nó và chuyên sâu về nó.

Đó là họ dễ dàng phát hành cổ phiếu gọi là đầu ra công chúng (IPO), hay đầu tư cổ phiếu đã có sẵn trên thị trường chứng khoán, hay trái phiếu, tiền tệ, và hàng hóa thông qua các quy luật cung cầu. Đó là nó có thể cho phép các công ty để huy động nguồn vốn lớn để mở rộng kinh doanh, hoặc phân phối lợi nhuận cho các chủ sở hữu (kể cả chủ sở hữu tư nhân), nhà đầu tư, hoặc các cổ đông góp vốn,...

Trong khi những người đi theo Chủ nghĩa xã hội họ cũng học tắt làm nghiệp vụ đầu tư này, và hầu như đều thất bại và rất kém nghiệp vụ là mâu thuẫn quá lớn. Chính vì thế nền kinh tế Việt Nam chỉ trông cậy vào "huy động vốn toàn dân", nhưng mà người dân thì hết tin tưởng thì họ cầu viện vốn vay bên ngoài mờ ảo và mờ ám, là đi đâu cũng nhờ thị trường và quốc tế trợ giúp vốn tài chính. Thậm chí mới đây Tổng thống Mỹ là Donald Trump cũng đề cập về “thị trường”, là Việt Nam cần rõ ràng về nó thì Mỹ hay các nước khác mới có thể trợ giúp Việt Nam hội nhập vào thị trường là tự phát triển thị trường vốn cho mình mà đi lên thay vì chỉ nghĩ đến chuyện đi vay và trợ giúp của quốc tế. Mà vay cái gì hay vay ở đâu thì kết cục vẫn do người dân Việt Nam phải trả thay qua thuế phí, hay lạm phát, như làm mất giá tiền tệ.


Phương Thơ/(FB Phương Thơ)