Ðấu tranh giai cấp: Jens học về quản trị và làm việc ở Việt Nam. Ðời sống hằng ngày trong Xã hội chủ nghĩa làm anh nhớ đến các chuyện thuở học trò của Ông Bà anh.
Jens (Orange by Handelsblatt)
Tâm Việt chuyển dịch (Diễn Đàn Việt Nam 21)
Hình 1: Jens với các học trò của anh. Giáo viên giám sát cùng ngồi trong lớp và cũng có cây roi (ảnh riêng; dựng hình: Prisma) |
02/06/2017 (DĐVN21) - Ðang trong giờ học cửa lớp mở toang ra và các học trò của tôi đều đứng bật dậy. Giáo viên giám sát bước vào lớp. Ông đi qua các dãy bàn mà không thốt một lời nào. Mấy đứa trẻ đều để tay lên bàn. Móng tay nào bẩn hoặc áo quần đồng phục không chỉnh tề vị giám thị rút roi ra - và đánh lên tay hay đánh vào mông của đứa trẻ. Ở trường tôi dạy thì cách giáo dục như vậy là chuyện thường ngày. Tôi dạy Anh ngữ ở Việt Nam.
Thực ra tôi học về quản trị xí nghiệp ở một đại học Áo. Chỗ làm giáo sư Anh văn tôi nhận được qua một mạng lưới sinh viên. Bây giờ tôi có đến 25 giờ dạy trong tuần tại một trường công lập ở Thành phố HCM, là giáo sư lớp 6 cho tới lớp 9.
Hình 2: Quang cảnh sân trường: Sáng và chiều học sinh tập hợp điểm danh |
Cuộc phiêu lưu Việt Nam của tôi bắt đầu cách đây
7 tháng. Vừa đến Việt Nam 3 ngày tôi đã phải phụ trách giờ dạy đầu tiên. Bản
thân là một sinh viên Ðức học kinh tế và không có chút kinh nghiệm gì với học
trò. Tôi hỏi có một khóa học chuẩn bị hoặc ít nhất một thời gian quan sát và
làm quen cách thức dạy với một thầy giáo khác không. Câu trả lời: Ðể làm công
việc dạy dỗ chỉ cần nói giỏi Anh ngử và tử tế với học sinh là đủ.
Và vào một buổi sáng, chưa quen với giờ địa phương vì bị lệch giờ giấc, tôi bước đến một ngôi nhà cổ rộng thênh thang. Các bảng chỉ dẫn đều bằng tiếng Việt. Tìm kiếm mãi một lúc tôi mới gặp một người nói bập bẹ tiếng Anh, dẫn đến lớp học của tôi. Nơi đó 46 học sinh lớp 8 đang trông đợi và ngồi theo 2 dãy bàn. Tôi đứng trên một bục nhỏ trước tấm bảng, phía trên của tấm bảng có treo một tấm hình của Bác Hồ, như mọi người ở đây gọi nhà cách mạng HCM như vậy.
Trẻ con thuộc lòng tất cả từng trận đánh trong các cuộc chiến vừa qua…
Các học sinh chào đón tôi như một ca sĩ siêu, bởi vì ở nhiều nơi trong thành phố, người nước ngoài vẫn còn hiếm. Áo sơ mi của tôi ước đẫm mồ hôi vì cái nóng miền nhiệt đới. Quạt máy cũng không có chứ đừng nói chi đến máy lạnh.
Ai mặc áo không bỏ vô quần sẽ bị vị giám thị lấy roi đánh vào mông.
Hệ thống giáo dục ở VN nhắc tôi nhớ đến những gì mà Ông Bà tôi đã từng kể lại cho tôi nghe về các trường học Ðức cách đây 50 năm. Lớp học thì đầy nghẹt học sinh. Kỷ lục của tôi là một lớp 6 với 56 học sinh. Tất cả đều mặc đồng phục – tư tưởng Xã hội chủ nghĩa đòi hỏi như vậy. Thầy giáo đi dạy phải mặc bộ com lê rất nghiêm, các cô giáo mặc áo dài cổ truyền.
Mỗi học sinh lớp 6 thuộc nằm lòng từng trận đánh với ngày tháng trong các cuộc chiến vừa qua. Lý do nào đưa đến chiến tranh thì không học sinh nào biết. Trong giờ Anh văn của tôi cũng có mặt giáo viên chủ nhiệm, ông ấy cũng có một cây roi. Nếu vị giáo viên này bỏ ra ngoài thì không còn dạy gì được nữa. Bởi vì, các em học trò không có hứng thú học Anh ngữ. Các em có thể dùng các điều đã học thuộc lòng và làm các bài tập đúng hết, nhưng khi tôi hỏi đến cách sử dụng thực tế các điều đã học hoặc các câu hỏi để trống thì không có em nào trả lời được.
… nhưng các em không trả lời được các câu hỏi.
Nếu lớp học ồn quá thì vị giám thị gõ roi lên bàn. Ðôi khi ông ấy đi đến từng đứa học sinh và la rầy. Nếu một học sinh vẫn còn làm ồn, cậu sẽ bị đánh vào tay. Nếu biện pháp này vẫn chưa hiệu quả thì có khi ông thầy nhéo tai cậu học trò, lôi ra trước cả lớp trong tiếng cười vang dội của cả lớp.
Và vào một buổi sáng, chưa quen với giờ địa phương vì bị lệch giờ giấc, tôi bước đến một ngôi nhà cổ rộng thênh thang. Các bảng chỉ dẫn đều bằng tiếng Việt. Tìm kiếm mãi một lúc tôi mới gặp một người nói bập bẹ tiếng Anh, dẫn đến lớp học của tôi. Nơi đó 46 học sinh lớp 8 đang trông đợi và ngồi theo 2 dãy bàn. Tôi đứng trên một bục nhỏ trước tấm bảng, phía trên của tấm bảng có treo một tấm hình của Bác Hồ, như mọi người ở đây gọi nhà cách mạng HCM như vậy.
Trẻ con thuộc lòng tất cả từng trận đánh trong các cuộc chiến vừa qua…
Các học sinh chào đón tôi như một ca sĩ siêu, bởi vì ở nhiều nơi trong thành phố, người nước ngoài vẫn còn hiếm. Áo sơ mi của tôi ước đẫm mồ hôi vì cái nóng miền nhiệt đới. Quạt máy cũng không có chứ đừng nói chi đến máy lạnh.
Ai mặc áo không bỏ vô quần sẽ bị vị giám thị lấy roi đánh vào mông.
Hệ thống giáo dục ở VN nhắc tôi nhớ đến những gì mà Ông Bà tôi đã từng kể lại cho tôi nghe về các trường học Ðức cách đây 50 năm. Lớp học thì đầy nghẹt học sinh. Kỷ lục của tôi là một lớp 6 với 56 học sinh. Tất cả đều mặc đồng phục – tư tưởng Xã hội chủ nghĩa đòi hỏi như vậy. Thầy giáo đi dạy phải mặc bộ com lê rất nghiêm, các cô giáo mặc áo dài cổ truyền.
Mỗi học sinh lớp 6 thuộc nằm lòng từng trận đánh với ngày tháng trong các cuộc chiến vừa qua. Lý do nào đưa đến chiến tranh thì không học sinh nào biết. Trong giờ Anh văn của tôi cũng có mặt giáo viên chủ nhiệm, ông ấy cũng có một cây roi. Nếu vị giáo viên này bỏ ra ngoài thì không còn dạy gì được nữa. Bởi vì, các em học trò không có hứng thú học Anh ngữ. Các em có thể dùng các điều đã học thuộc lòng và làm các bài tập đúng hết, nhưng khi tôi hỏi đến cách sử dụng thực tế các điều đã học hoặc các câu hỏi để trống thì không có em nào trả lời được.
… nhưng các em không trả lời được các câu hỏi.
Nếu lớp học ồn quá thì vị giám thị gõ roi lên bàn. Ðôi khi ông ấy đi đến từng đứa học sinh và la rầy. Nếu một học sinh vẫn còn làm ồn, cậu sẽ bị đánh vào tay. Nếu biện pháp này vẫn chưa hiệu quả thì có khi ông thầy nhéo tai cậu học trò, lôi ra trước cả lớp trong tiếng cười vang dội của cả lớp.
Hình 3: Trong giờ chơi: Ðất nước này cũng phải cởi mở về ý thức hệ |
Vào lúc 7 giờ sáng và 5 giờ chiều tất cả các học sinh phải tập
họp điểm danh trong sân trường. Một giáo viên nắm dùi đánh vào một cái chuông
lớn. Sau đó 2000 học sinh thanh thiếu niên đứng xếp hàng ngay thẳng. Một thầy
giáo cầm loa phóng thanh gọi tên các lớp, lúc đó học trò mới được vào lớp, hoặc
vào buổi chiều - được đi về nhà. Trẻ nào mặc áo không bỏ vô quần sẽ bị
thày giám thị lấy roi quất vào mông.
Sau nửa năm làm giáo viên ở VN tôi kết luận rằng: Hệ thống giáo dục theo Xã hội chủ nghĩa không thể nào đáp ứng kịp với sự phát triển kinh tế của nước này. Những tòa nhà trọc trời và các khu chợ thương mại mọc lên khắp nơi. Các nhà kinh doanh nước ngoài đầu tư ngày càng nhiều vào VN. Tuy nhiên, để bảo đảm sự tăng trưởng một cách bền vững, nước này cũng phải cởi mở hơn về mặt ý thức hệ. Bởi vì một quốc gia đang trên đường kỹ nghệ hóa không cần những con người máy, suy nghĩ theo mô thức đã học thuộc lòng. Nhưng cần những người dân trưởng thành và biết suy nghĩ phê phán.
Sau nửa năm làm giáo viên ở VN tôi kết luận rằng: Hệ thống giáo dục theo Xã hội chủ nghĩa không thể nào đáp ứng kịp với sự phát triển kinh tế của nước này. Những tòa nhà trọc trời và các khu chợ thương mại mọc lên khắp nơi. Các nhà kinh doanh nước ngoài đầu tư ngày càng nhiều vào VN. Tuy nhiên, để bảo đảm sự tăng trưởng một cách bền vững, nước này cũng phải cởi mở hơn về mặt ý thức hệ. Bởi vì một quốc gia đang trên đường kỹ nghệ hóa không cần những con người máy, suy nghĩ theo mô thức đã học thuộc lòng. Nhưng cần những người dân trưởng thành và biết suy nghĩ phê phán.
Tác giả là sinh viên ngành Quản trị tại một đại học ở Áo quốc. Việc làm giáo sư Anh văn ông được một Mạng lưới sinh viên giới thiệu.
Nguồn: Stockschläge und Auswendiglernen – So erlebe ich Schule in Vietnam, Orange by Handelsblatt 02.06.2017
http://orange.handelsblatt.com/artikel/28105
Nguồn: Theo DĐVN21