Quốc hội Việt Nam đang thật sự
đại diện cho ai ?
Lê Kiến Quốc
Chủ tịch Quốc hội mãn nhiệm khóa 13 là ông Nguyễn Sinh Hùng từng
nói “Quốc hội là của Dân. Dân quyết sai thì dân chịu ...” . Có thật Quốc
hội đang là của dân như ông Hùng nói không ? Xin nhắc lại vài con số và tình
hình bầu cử Quốc hội khóa 14 ngày 22/5/2016, đăng công khai trên website của
Bách khoa toàn thư Wikipedia, toàn thế giới đều được xem, chẳng thấy ai cải
chính, để các bạn đọc tự suy nghĩ, tự trả lời.
Những con số về bầu
cử Quốc hội Việt Nam khóa XIV :
- Ngày bầu cử : 22/5/2016
- Tổng số cử tri đủ tư cách bỏ phiếu ( theo Luật bầu cử Việt Nam
) : 69.265.000 người . Trong đó :
Số cử tri là đảng viên ĐCSVN : 4.500.000 người ( theo con số
thống kê tháng 1/2016 đăng trên website của ĐCSVN) ,chiếm tỷ lệ 6,5% trên tổng số cử tri
Số cử tri không phải là đảng viên cộng sản : 64.765.000 người ,
chiếm 93,5% trên tổng số cử tri
- Tổng số ứng viên là người ngoài đảng tự ứng cử đại biểu Quốc
hội : 226 người
Số ứng viên tự ứng cử còn lại sau Hiệp thương lần 2 là 154 người
.
Số ứng viên tự ứng cử bị loại sau Hiệp thương lần 2 là : 72
người ( chiếm 31,8% trên tổng số tự ứng cử )
- Số ứng viên tự ứng cử được vào danh sách : 11 người , chiếm tỷ
lệ 11/226 = 4,8% trên
tổng số người tự ứng cử
- Tổng số ứng cử viên được vào danh sách tranh cử : 870 người , trong đó gồm : 859 người do MTTQ giới thiệu (chiếm 98,7% ) và
11 người tự ứng cử ( chiếm 1,2% )
- Tổng số người trúng cử đại biểu Quốc hội : 496 người, trong
đó gồm 479 là đảng viên ĐCSVN ( chiếm 95,7% )
và 21 người không là đảng viên ( chiếm 4,2 % ) . Trong số 21 người này chỉ có 2
người tự ứng cử.
Người tự ứng cử bị vu cáo :
Trước khi bầu cử , ngày 15/3/2016 Tiểu ban an ninh trật tự an
toàn xã hội của Hội đồng bầu cử đã nêu ý kiến : Trong số 47 người tự ứng cử tại
Hanoi ( trong đó có Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện , Luật sư Lê Văn Luân …) có một số
được sự ủng hộ của các Tổ chức phản động trong nước và nước ngoài . Họ được
cung cấp tài chính để vận động , tranh thủ số phiếu của cử tri ...( về sau tiểu
ban này đã phải cải chính ). Còn Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ thì nói tại Hội nghị
hiệp thương lần thứ 2 : " Số người ngoài đảng tự ứng cử quá nhiều . Đây là tổ
chức thứ 4 của đảng, có phải ai muốn vào thì vào đâu".
Tất cả các ứng viên tự ứng cử đều bị đưa ra "góp ý" tại các "Hội
nghị cử tri", chỉ được nghe, không được nói . Nữ ứng viên tự ứng cử Nguyễn
Thúy Hạnh kể lại hội nghị họp 2 tiếng đồng hồ với không khí đấu tố, nhưng chị
chỉ được nói trong 6 phút .
Như vậy thì Quốc hội đại diện cho ai ? Có lẽ chỉ với vài dòng
tóm tắt như thế này , bạn đọc đã đủ bằng chứng để tự trả lời rồi .
Lê Kiến Quốc