GNsP (17.06.2017) – Mấy ngày qua, dư luận xôn xao vụ việc nhà cầm quyền Hà Nội quyết định
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dân Đồng Tâm, Tp. Hà Nội để điều tra
xét hỏi với hai tội danh: “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” tại Điều
123 BLHS và “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” tại điều 143 BLHS.
Chủ tịch Tp.Hà Nội “lạm quyền”
Dư luận cho rằng, điều này làm
trái lại với “bản cam kết” của Chủ tịch Tp.Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung với
người dân Đồng Tâm vào ngày 22.04.2017 trên giấy trắng mực đen bằng bút tích
của ông hứa sẽ “không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã
Đồng Tâm”. Thậm chí nhiều người chán nản, phẫn nộ và thốt lên ông Chung hứa rồi
lại thất hứa, không thực hiện đúng những gì đã cam kết. Tuy nhiên, ông Chung đã
ngồi xổm lên luật pháp, cam kết hão huyền với bà con Đồng Tâm là sẽ “không truy
cứu trách nhiệm hình sự”.
Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ
án hình sự được quy định tại Điều 13 BLTTHS (2003): “Khi phát hiện có dấu hiệu
tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ
luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội. Không được khởi
tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định.”
Tại Khoản 1, Điều 33 BLTTHS quy
định “Cơ quan tiến hành tố tụng gồm có: a) Cơ quan điều tra; b) Viện kiểm sát;
c) Toà án.”
Do đó để “truy cứu trách nhiệm
hình sự” hoặc khởi tố vụ án chính là “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Chung là người đứng đầu UBND Tp.Hà Nội trực thuộc
cơ quan hành pháp, nhưng lại ngang nhiên phát ngôn như người đang thực thi tư
pháp là các cơ quan tiến hành tố tụng. Nên “bản cam kết” của ông Chung với
người dân Đồng Tâm là “trái pháp luật”, có dấu hiệu “lợi dụng chức vụ, quyền
hạn” (Điều 281 BLHS), “lạm quyền” (Điều 282 BLHS). Vì thế “bản cam kết” của ông
Chung là “vô hiệu”, không có giá trị thi hành.
Vì vậy, trước khi công an ra
quyết định “khởi tố” bà con nông dân Đồng Tâm thì cơ quan cảnh sát điều tra nên
“truy cứu trách nhiệm hình sự” đối với Chủ Tịch Tp.Hà Nội Nguyễn Đức Chung mới
đúng.
“Bản cam kết” của Chủ tịch Tp.Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung với người dân
Đồng Tâm là “trái pháp luật”, có dấu hiệu “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” (Điều
281 BLHS), “lạm quyền” (Điều 282 BLHS). Vì thế “bản cam kết” của ông Chung là
“vô hiệu”, không có giá trị thi hành.
Một chính quyền phản động!
Cũng trong vụ Đồng Tâm, Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Mai Tiễn Dũng nói với báo chí trong
nước vào ngày 04.05.2017 rằng: “Nếu chính quyền sai thì nhận lỗi trước dân, nếu
dân sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
“Nếu chính quyền sai thì nhận lỗi
trước dân…”. Vậy thì điểm, điều khoản nào trong pháp luật đã quy định chính
quyền hoặc cá nhân người thi hành công vụ “có hành vi trái pháp luật” cụ thể
như: “có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài
sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác” của người dân mà không phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật? (Điều 584, 598 BLDS).
Điển hình trong vụ Đồng Tâm,
chính nhà cầm quyền Hà Nội là những quan chức địa phương thôn Hoành, xã Đồng
Tâm, Tp.Hà Nội đã cấu kết, bao che cho nhau, dùng mọi thủ đoạn để cướp đất của
bà con nông dân không tấc sắt trong tay bằng các hình thức mượn/bán/giao/chuyển
nhượng đất. Thậm chí, những người thi hành công vụ còn dùng cơ bắp đánh đập cụ
Lê Đình Kình, thủ lãnh của người dân Đồng Tâm, ngoài 80 tuổi. Chính các cán bộ
là những người thi hành công vụ gây ra sự phẫn nộ cho bà con nông dân. Tuy
nhiên, “nếu chính quyền sai thì nhận lỗi trước dân”, ngược lại “nếu dân sai thì
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Đây là cách nói ngang ngược, ngồi xổm
trên pháp luật của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Mai Tiễn Dũng.
Giả thiết rằng, chính quyền Tp.Hà
Nội và những người thi hành công vụ có “hành vi trái pháp luật”, thì họ sẽ xin
lỗi và hứa sẽ khắc phục. Và, nếu như chính quyền đã cướp đất của dân, đánh đập
người dân, kết án oan người vô tội, giết chết người dân trong đồn công an… thì
bây giờ chính quyền chỉ chịu lỗi, chứ không khắc phục các hậu quả đã xảy ra,
tức là người dân đen đành ngậm đắng nuốt cay chấp nhận bị mất đất, bị thương
tổn trên cơ thể, bị tù oan, bị chết oan mà không cần giải oan!
Cơ cảnh sát điều tra nên “truy cứu trách nhiệm hình sự” đối với Chủ Tịch
Tp.Hà Nội Nguyễn Đức Chung khi có dấu hiệu “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” (Điều
281 BLHS), “lạm quyền” (Điều 282 BLHS) trong vụ Đồng Tâm.
Diễn biến vụ Đồng Tâm
Thông qua các bài báo trước đây
phản ánh về tình trạng “chiếm đoạt đất” của bà con xã Đồng Tâm cũng như qua
thông tin của Cụ Lê Đình Kình được loan tải trên youtube cho thấy, nhà cầm
quyền địa phương đã “biến” đất “tư” của người dân Đồng Tâm thành đất “công”
bằng các hình thức mượn/bán/giao/chuyển nhượng, cụ thể: khu đất đối diện cổng
Trường bắn Miếu Môn, giáp tỉnh lộ 429; Khu vực đất của hộ dân có tên là Trần
Văn Viễn; Doanh nghiệp lấn chiếm đất xây lò gạch; Không có quyết định giải tỏa,
thu hồi đất; lấy 46 hécta đất giao cho công ty viễn thông quân đội Viettel…
Sự việc khiếu nại kéo dài suốt 5
năm nay, bà con Đồng Tâm gửi các đơn thư đến các cơ quan có thẩm quyền nhưng
vẫn không được giải quyết một cách thỏa đáng. Đỉnh điểm của sự việc xảy ra vào
ngày 14.04.2017, khi nhà chức trách huy động “lực lượng có chức năng” như công
an, CSCĐ… đến uy hiếp, cưỡng chế đất của bà con. Người dân Đồng Tâm “không tấc
sắt trong tay” tìm mọi cách phòng vệ, bảo vệ tính mạng và quyền lợi chính đáng
của họ. Tuy nhiên, nhà cầm quyền đã bắt giữ trái pháp luật nhiều nông dân Đồng
Tâm, nhiều người dân bị thương nặng trong đó có Cụ Kình – đã ngoài 80 tuổi là
cán bộ hưu trí có 60 năm tuổi đảng – bị rạn nứt xương… Đáp trả lại điều đó, bà
con đã giữ lại hơn 30 các cán bộ, tại nhà văn hóa thôn, với mục đích mong muốn
nhà cầm quyền thực tâm lắng nghe nguyện vọng sống còn của bà con dân oan. Người
dân Đồng Tâm đã đối xử, chăm sóc những người bị giữ một cách tử tế. Vào ngày
15.04, Cơ quan Cảnh sát Điều tra ra quyết định khởi tố một số người dân Đồng
Tâm với tội danh “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 BLHS. Sau đó,
các viên CSCĐ đã ra khỏi Hội trường.
Lực lượng Cảnh sát cơ động được huy động đến xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Tp.Hà Nội vào ngày 16.04.2017 để trấn áp bà con nông dân không tấc sắt trong tay. |
Người dân Đồng Tâm có “công”,
không có “tội”
Chưa bàn đến nguyên tắc Bộ Luật
Tố tụng Hình sự quy định các cơ quan có thẩm quyền phải tìm hiểu rõ nguyên
nhân/động cơ/mục đích hành vi phạm tội của người tội phạm. Còn Bộ Luật Hình sự
quy định: “Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm” (Điều 15). Về mặt Dân sự
quy định: “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại… do lỗi của bên bị thiệt hại…” (Khoản 2, Điều 584 BLDS), và “người gây
thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người
bị thiệt hại” (Điều 594 BLDS).
Do đó nhà hữu trách cần phải tìm
hiểu, xác định rõ những “hành vi trái pháp luật” của chính quyền Tp.Hà Nội cũng
như của các cá nhân thi hành công vụ, đã dẫn đến hành vi phòng vệ hoặc hành vi
sai pháp luật của người dân Đồng Tâm.
Thế nhưng, hành vi sai pháp luật
của người dân Đồng Tâm xuất phát từ các hậu quả “hành vi trái pháp luật” của
chính quyền T.p Hà Nội cũng như của các cá nhân thi hành công vụ như: chiếm đất
sai pháp luật, không bồi thường thỏa đáng, đánh đập cụ Lê Đình Kình, bắt, giam
giữ người dân Đồng Tâm…
Chính vì vậy, người dân Đồng Tâm
tìm mọi cách đứng lên bảo vệ “tính mạng” của cụ Kình, bảo vệ “quyền, lợi ích
hợp pháp” của bà con, nghĩa là bà con đã “phòng vệ chính đáng”, ngăn chặn tội
phạm thực hiện hành vi phạm tội khi có một lực lượng xông vào thôn với các vũ
khí chuyên dụng, với mục đích không gây ra những tổn thất và các hậu quả nặng
nề. Vì thế, bà con Đồng Tâm là những người có “công” ngăn chặn tội phạm thực
hiện các hành vi phạm tội, phải được xem là những người có “công” chứ không
phải có “tội”.
Công lý nào dành cho bà con Đồng Tâm? |
Thất hứa, tráo trở, lật lọng là
“đặc sản gia truyền” của cộng sản. Qua vụ này, giới chức cầm quyền rất “tàn
nhẫn” với nhân dân Đồng Tâm, nhưng thực sự như vậy mới rõ bản chất cộng sản.