11 juin 2017

“ BA CÙNG ”


Thiện Tùng
dân chặn A1

Giao thông, Y tế, Giáo dục là 3 ngành thuộc dạng phúc lợi Xả hội. Nhìn vào sự “thăng trầm” của chúng, người ta nhận ra Nhà nước thuộc dạng nào, có của dân, vì dân, do dân hay không.

Bất kỳ thể chế chình trị nào xa rời Dân sinh, Dân chủ không sớm thì muộn đều bị sụp đổ. Đi lại, trị bịnh, học hành là 3 trong những mặt thiết yếu không thể thiếu đối với Dân sinh. Biết được điều đó, khi chưa cầm quyền, “Đảng ta” luôn dùng mồi “miễn phí Y tế, Giáo dục” để lôi kéo dân chúng theo mình tìm về thiên đường XHCN để được hưởng  những phúc lợi đó. “Đảng ta” đã cầm quyền trót nữa thế kỳ rồi, Giao thông, Y tế, Giáo dục vẫn trì trệ do đâu? – Câu hỏi nầy đến nay còn bỏ ngõ !?.



Khi nhận được hung tin, ở tỉnh Hòa Bình 18 người chạy thận chết 7 còn 11 phải chuyển viện để cứu cấp. Trong buổi “ca-phê đàm” hôm nay không nhộn như bao ngày trước đó, ông H…một cán bộ nghĩ hưu, mặt buồn xo, ngao ngán than: “Sao Giao thông, Y tế, Giáo dục ngày một tệ hại ?!”. Thấy mọi người im lặng, tôi vọt miệng:

-          Do lãnh đạo cấp trên chưa “Ba cùng” với dân – tôi nói.



-         “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm” mà Cụ Hồ  nêu ra để nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ trong thời chiến, có ăn nhập gì ở đây mà anh kéo nó vô ? – ông H… bài bác ý tôi.

"Ba cùng" kiểu phòng khách Nông Đức Mạnh


-         Tôi đâu có áp dụng “Ba cùng” cũ thời chiến vào đây, tôi nói “Ba cùng” do tôi mới nghĩ ra – Tôi vừa cười vừa nói.    



-         Nói nghe coi, nếu “lọt lỗ tai” tôi thưởng ngay cho anh ly ca-phê sữa ! – ông H…khích tôi, mọi người cùng cười hộ tống.

Có xưa mới có nay, tôi nói cũ trước, mới sau:

 “ Ba cùng” cụ Hồ nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ :“Cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với dân. Thời chiến, việc cán bộ, chiến sĩ thực hiện 3 cùng nầy hữu danh vô thực, quanh đi quẩn lại thực chất chỉ là: cùng ăn của dân, cùng ở nhà dân, cùng làm nhiều lắm phụ dọn lên trước khi ăn, phụ bưng xuống sau khi ănthay vì ngối đó làm khách?. Chúng ta ở đây gần như đều là cựu kháng chiến, chắc ai cũng biết rõ chuyện đó?, Sở dĩ dân chấp nhận sự “ăn theo” ấy, biết đòi gì hơn, khi cán bộ, chiến sĩ thời chiến chỉ có “trên răng dưới dép”?.

 “Ba cùng” do tôi nhìn vào thực trạng nghĩ ra: khi nào quan chức cấp cao cùng “ Đi lại, Trị bịnh, Học hành” chung với dân thì ngày ấy 3 ngành Giao thông, Y tế, Giáo dục sẽ được cải thiện. Sở dĩ 3 ngành nầy ngày một tệ hại là do quan chức cấp cao tự ban cho mình 3 quyền ưu tiên:

Đi lại:  Nếu đi đường không, các vị dùng chuyện cơ, nếu đi đường bộ, các vị có xe đặc cấp, đi đến đâu có cảnh sát mở đường.

Trị bịnh: Lãnh đạo Cao, Trung cấp có Ban Bảo vệ sức khỏe chăm sóc hàng ngày, có bịnh viện riêng ở cấp tỉnh và Trung ương, nếu bịnh nặng ra nước ngoài chữa trị.

Học hành: Con cháu các cụ cấp cao phần lớn có chế độ đãi ngộ, được đi du học nước ngoài để về kế nghiệp cha ông.

Vậy thì Giao thông, Y tế, Giáo dục công cộng đâu có liên quan gì đến các vị, chỉ dành cho lớp người hạ đẳng. Nếu chiết giảm mật độ dân số, nếu dốt càng dễ trị chớ có sao đâu ?.

-         Cô tiếp viên !... Cho một ca-phê sữa – ông H… gọi tiếp viên.



-         Chi vậy? – tôi hỏi.



-         Quân tử nhứt ngôn ! – tiếng ông H…đáp hòa lẫn với những tiếng vỗ tay lẹt đẹt.



-         Thôi đi, gan tôi yếu, sữa vào ngứa, cho bình trà đậm được rồi – tôi ngăn ca-phê, xin trà.

Thấy mọi người im lặng, tôi lấp chỗ trống. Xã hội ta có 3 thầy: Thầy chùa, Thầy thưốc, Thầy giáo. Cả 3 đều đã “chuyển biến, chuyển hóa”:



-         Một số Thầy Chùa mặc áo thầy tu, đội nón bảo hiểm, chạy mô-tô bon chen với đời, thích “ăn mặn, mát mẻ”…



-         Một số Thầy Thuốc có tay nghề cao, ngoài làm việc ở bịnh viện công còn mở phòng mạch riêng, kết thân với trình dược viên đầu cơ thuốc. Thử hỏi chưn trong chưn ngoài như thế tránh sao khỏi phân tâm ?



-         Một số Thầy Giáo ngoài đứng lớp trường công, còn mở lớp dạy thêm, nếu học sinh không học thêm bị phân biệt đối xử, khó đậu khi chuyển lớp, chuyển cấp.

Đề tài cuộc ca-phê đàm hôm nay của chúng tôi xuất phát từ cái chết thảm thương của 7 người chạy thận ở tỉnh Hòa Bình, xin Ngành Y, cho Tùng tôi chích một mũi thuốc giảm đau:

 <<  Hàng ngày Thầy thuốc và Thầy giáo cùng đi đến chỗ làm việc phải ngang qua cái nghĩa địa. Thấy lạ, Thầy giáo hỏi:

-         Sao mỗi khi qua nghĩa địa anh đều lấy cặp che bên ấy ?



-         Tôi xấu hổ ! 



-         Vì sao ?



-         Vì nhiều người chết chôn trong đó do tôi trị bịnh  >>.



Thuốc đắng dả tật ” – đó là cậu nói của người ta chớ không phải của tôi.


10/06/2017

     T.T





(Tôi vừa nhận được bài này từ nhà giáo Phạm Toàn, do Đạo diễn Trần Văn Thủy gửi cho. Nếu đúng vậy, mừng cho nhân dân TQ quá. Xin đưa lên để bà con theo dõi xem thực hư thế nào)?


Những chính sách mới của Chủ tịch Tập Cận Bình 


bắt đầu thi hành từ 18/6/2017:

1. Từng bước tăng tỷ lệ chi ngân sách trên 50% dùng vào dân sinh, giảm chi tiêu hành chính xuống còn dưới 20%, khống chế nghiêm ngặt việc chi hành chính.

2. Thực hiện miến phí y tế và học phí toàn dân.

3. Khống chế vật giá, mạnh mẽ gia tăng thu nhập nhân dân và lương tối thiểu.

4. Giảm thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng mức khởi điểm tính thuế thu nhập cá nhân lên 10.000 NDT.

5. Khai đao với độc quyền, loại bỏ mọi hình thức độc quyền, kể cả lĩnh vực vũ khí đạn dược. 
6. Học tập Đông Âu, dân doanh hóa toàn bộ xí nghiệp QD, chia cổ phần cho toàn dân; đình chỉ kết toán ngoại hối bắt buộc, thực hiện gửi ngoại hối trong nhân dân.

7. Không nâng đỡ thị trường nhà đất, dù chỉ mảy may tơ hào; triệt để cải cách thị trường chứng khoán.

8. Bỏ hẳn sinh đẻ có kế hoạch, giải tán UBKHHGĐ.

9. Loại bỏ mọi đặc quyền cũng như chế độ cung cấp đặc biệt.

10. Trừ các cơ quan đầu não nhà nước, loại bỏ tất cả trạm gác tại các cơ quan đảng và chính phủ.

11. Bãi bỏ mọi cơ cấu mang tính chất đoàn văn công, giải tán tán tất cả nhân viên.

12. Ngừng tuyển công chức, tài giảm công chức hàng năm, mạnh tay đốn bỏ các cơ cấu na ná như cơ quan hành chánh nhưng không thuộc các ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp, quân sự, ngưng đài thọ họ bằng ngân sách.

13. Vào thời điểm thích hợp, giảm cấp hành chánh từ 5 cấp xuống còn 3 cấp, tức trung ương, tỉnh, huyện (dưới cấp huyện bỏ hết, thực hiện chế độ nhân dân tự trị).

14. Tài sản quan chức công khai, nhân dân được phép kiểm tra trên mạng bất cứ lúc nào.

15. Tách bạch quốc khố và đảng khố, quốc khố thuộc nhà nước, đảng khố thuộc đảng.

16. Từng bước ngưng viện trợ nước ngoài, chi tiêu từng đồng cũng phải được nhân dân hoặc đại biểu nhân dân đồng ý.

17. Phúc lợi xã hội phải tuân thủ cùng 1 pháp quy, quan và dân như nhau, toàn dân bình đẳng.

18. Từng bước loại bỏ hết toàn bộ xe công, các quan chức phải đi làm bằng phương tiện giao thông công cộng hoặc tự lái xe. Muốn làm giàu thì đừng "làm quan".

19. Xây dựng "Luật chống hủ bại". Lập pháp quy định: dù tham ô 1 xu cũng có tội; nhận hối lộ phạm tôi, đưa hối lộ vô tôi.

20. Từng bước loại bỏ hạn chế ngôn luận, cho phép nhân dân tự do làm báo, tự do ăn nói. Chỉ khi nhân dân có quyền giám sát, hiện tượng tham ô hủ bại mới không nơi lẩn trốn.

21. Cho phép nông dân thành lập nông hội, cho phép công nhân thành lập công đoàn tự do, cho phép các ngành nghề thành lập tổ chức tương trợ và tự quản. Mao Chủ tịch từng nói: mọi quyền lực ở nông thôn thuộc về nông hội; Lưu Thiếu Kỳ từng nói: mọi quyền lực ở nhà máy thuộc về công đoàn. Đảng Cộng sản không quên những lới nói đó của Mao Chủ tịch và Lưu Thiếu Kỳ.

22. Khôi phục toàn diện truyền thống văn hóa của dân tộc Trung Hoa, khôi phục tín ngưỡng, hãy để cho linh hồn của mọi người TQ đều có nơi nơi nương tựa.

Chủ trương trên của ông Tập được thông qua trong hội nghị TW lần thứ 4 (Đại hội 18). Theo phân tích của học giả Singapore Trịnh Vĩnh Niên, ông Tập không chỉ lo cho 2 nhiệm kỳ của mình, còn lo cho 30 năm sau.



Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 13:41- 11/05/2017https://www.blogger.com/img/icon18_email.gif

Nhãn: Quốc Tế