ĐÀO TUẤN
Các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai mở niêm phong kho hàng của Công ty Thuận Phong. Ảnh: QĐND |
Năm 2015, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công an điều tra,
sớm có kết luận vụ việc làm phân bón giả tại Cty CP Thuận Phong- Đồng Nai. Mới
đây, vụ làm hàng giả đó được đưa hẳn ra Quốc hội để chất vấn Phó Thủ tướng
Thường trực Trương Hoà Bình.
Vụ việc rất đơn giản: Ngày 24.4.2015, Đoàn kiểm tra
đặc biệt gồm các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống buôn lậu gian lận
thương mại và Cơ quan thanh kiểm tra Bộ Quốc phòng đã bắt quả tang Cty Thuận
Phong sản xuất, đóng gói phân bón giả với số lượng rất lớn ngay trên phần đất
thuê của kho K888 phường Long Bình, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Kết quả 2 lần giám định chất lượng sản phẩm phân bón của Cty Thuận Phong đều cho thấy đa số mẫu thử đạt tiêu chí... hàng giả. Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng: Thuận Phong sản xuất hàng giả.
Kết quả 2 lần giám định chất lượng sản phẩm phân bón của Cty Thuận Phong đều cho thấy đa số mẫu thử đạt tiêu chí... hàng giả. Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng: Thuận Phong sản xuất hàng giả.
Cụ thể: Giả mạo địa điểm không có thật; sản xuất không
có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, sản xuất kinh doanh hàng
giả; số lượng và khối lượng hàng vi phạm lớn, hậu quả làm ảnh hưởng trực tiếp
đến nông dân nghèo.
Bộ Quốc phòng cũng cho rằng, chuỗi sai phạm có hệ
thống của Cty Thuận Phong gây ra “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, đủ yếu tố cấu
thành tội phạm sản xuất buôn bán phân bón giả. Tuy nhiên, Cơ quan CSĐT Công an
tỉnh Đồng Nai lại ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Chỉ một vụ phân bón giả đã làm tốn bao nhiêu giấy mực,
bao nhiêu cuộc họp, bao lần giám định, bao nhiêu công văn giấy tờ, để rồi cuối
cùng sự việc tưởng hai năm rõ mười được đưa ra đến tận Quốc hội.
Đã đành việc hình sự hoá các quan hệ dân sự kinh tế là
tối kỵ. Tuy nhiên, với những hành vi làm giả cũng chẳng có lý do gì để xử lý
theo kiểu “phạt cho tồn tại” như cách làm của Đồng Nai.
Cũng vào năm 2015, ở Nghệ An xảy ra câu chuyện cười ra
nước mắt. Năm ấy, người dân xã Diễn Trường (huyện Diễn Châu) dùng thuốc diệt
chuột để bẫy chuột phá hoại hoa màu, nhưng chuột… không chết. Thậm chí khi họ tiêm,
có người đổ thuốc vào miệng chuột nhưng chuột ăn xong vẫn sống.
Và cái kết rất đắng là hàng chục hecta ngô bị thiệt
hại nặng nề.
Có thể, chai thuốc rởm không làm người nông dân chết
ngay, nhưng họ sẽ còn đau khổ hơn cả chết khi rơi vào cảnh nợ nần, tán gia bại
sản.
Có thể, những bao phân giả không làm họ trắng tay tức
thì, nhưng sẽ muôn đời không thể thoát khỏi cảnh nghèo khổ cơ cực.
Hãy cứu nông dân, hãy để xã hội lành mạnh hơn bằng
việc kiên quyết với những hành vi làm giả rất táng tận lương tâm.
Nguồn: Theo LĐ