Bùi Hoàng
Tám
Một khi tham nhũng, tiêu cực gia tăng mà đơn tố cáo tham nhũng, tiêu cực lại giảm thì đó là một bi kịch bởi cách đây hàng mấy trăm năm, Nhà bác học Lê Quý Đôn đã cảnh báo 5 nguy cơ mất nước: “Trẻ không kính già, trò không trọng thầy, binh kiêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan, sĩ phu ngoảnh mặt”.
Một khi tham nhũng, tiêu cực gia tăng mà đơn tố cáo tham nhũng, tiêu cực lại giảm thì đó là một bi kịch bởi cách đây hàng mấy trăm năm, Nhà bác học Lê Quý Đôn đã cảnh báo 5 nguy cơ mất nước: “Trẻ không kính già, trò không trọng thầy, binh kiêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan, sĩ phu ngoảnh mặt”.
(Minh họa: Ngọc Diệp) |
Tại hội thảo “Bước đầu tiếp cận kết quả 10 năm thực
hiện Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) qua một số lĩnh vực” do Viện Chính sách
công và pháp luật phối hợp với Tổ chức Hướng tới Minh bạch vừa tổ chức tại Hà
Nội, một vấn đề bức xúc tiếp tục được đặt ra, đó là bảo vệ người tố cáo.
Một thực tế là hiện nay, đơn thư tố cáo tham nhũng,
tiêu cực của người dân gửi đến các cơ quan chức có thẩm quyền có chiều hướng
giảm.
Vì sao lại có hiện tượng này? Ở đây chỉ có 2 nguyên
nhân. Một là tham nhũng đã “tuyệt chủng” ở Việt Nam và hai là người dân không
tố cáo nữa.
Nguyên nhân thứ nhất, chắc chắn là tham nhũng ở ta đến
lúc này là chưa “tuyệt chủng”. Việc đẩy luig cũng vẫn còn ở mục tiêu phấn đấu
và hình như chưa có tài liệu nào nói đến khi nào thì đạt được.Trong thực tế
cũng như tại các bản báo cáo, tham nhũng, tiêu cực thậm chí ngày càng tinh vi
và nghiêm trọng.
Vậy thì có lẽ, không có gì khác ngoài nguyên nhân thứ
hai, đó là người dân không tố cáo nữa.
Việc người dân không tố cáo có thể bởi hai lý do.
Thứ nhất, là “người ta chán rồi” như lời của nguyên
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Tại phiên thảo luận về công tác phòng chống
tham nhũng năm 2013 tại UB Thường vụ Quốc hội ngày 18/9/2013, ông Hùng nói
nguyên văn: “Người dân nào mà không muốn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, hay
vấn đề là người ta chán rồi? Người ta đấu tranh mãi, góp ý mãi, đưa lên báo mãi
nhưng không có tác dụng gì…”.
Đúng là không chán sao được khi những đơn thư tố cáo
của người dân gửi đi luôn rơi vào sự biệt vô tăm tích. Thậm chí không nhận được
dù chỉ là dòng hồi âm tối thiểu: “Chúng tôi đã nhận được…”?
Không chán sao được khi có những lá đơn gửi đi tố cáo
lại quay về với chính người bị tố cáo để rồi người tố cáo nơm nớp sống trong
tâm trạng sợ bị trả thù của người có quyền, có chức?
Không chán sao được khi chính các đại biểu Quốc hội
cũng phải kêu lên rằng mình chỉ là “người chuyển đơn thư” như lời than vãn của
cựu Đại biểu Nguyễn Lân Dũng?
Không chán sao được khi những vụ án trật tự xã hội
càng điều tra thì đối tượng liên quan càng nhiều, sự việc càng to ra trong khi
đó với vụ án tham nhũng thì ngược lại, càng làm thì càng thu hẹp, vụ việc càng
“teo” lại như lời phát biểu của bà Lê Thị Nga.
Không chán sao được khi một vụ trộm vài triệu đồng thì
bị xử tù giam nhưng tham nhũng tiền tỉ thì lại xử hành chính, đặc biệt là
“người dân mất lòng tin vì có án tham nhũng được chỉ đạo làm xẹp xuống….” như
lo ngại của Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước.
Không chán sao được khi “có địa phương, gần 90% bị cáo
tham nhũng được xử án treo” như lời của ông Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Thường
trực Ủy ban Tư pháp Quốc hội.
Không chán sao được khi ngay trong báo cáo của Thanh
tra Chính phủ về tham nhũng cũng hết sức sơ sài đến mức Chủ tịch Nguyễn Sinh
Hùng đánh giá là còn “nhẹ hơn đánh giá trong nghị quyết của Trung ương”.
Hành xử với tham nhũng như vậy, tất nhiên là “người ta
chán”.
Song, dân không chỉ chán mà có thể còn khiếp sợ. Người
tố cáo vẫn không hoặc chưa được bảo vệ hữu hiệu như đánh giá tại cuộc hội thảo
nói trên.
Trong khi đó, đối tượng tham nhũng luôn đầy sức mạnh
và “hành vi trả thù, trù dập người tố cáo tham nhũng thường rất tinh vi” như
lời của ông Phạm Anh Tuấn - Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương.
Họ tinh vi bởi họ hầu hết là những người có chức vụ,
quyền hạn hoặc có thế lực trong xã hội.
Họ có sức mạnh bởi họ có rất và rất nhiều tiền từ tham
nhũng.
Họ có sức mạnh bởi họ có “bầy đàn”. Tham nhũng hiện
nay không thể chỉ một người mà phải nhiều và thậm chí cả một bộ máy.
Họ tinh vi bởi họ thường là những người có trình độ
nên rất nhiều mưu mô.
Họ có sức mạnh bởi họ dám táng tận, không từ bất cứ
thủ đoạn nào.
Trong khi đó, người lương thiện thì thường là không có
đủ mọi thứ, từ quyền lực, tiền bạc, mưu mô, bầy đàn… và hiện tại, họ chưa có cả
một cơ chế bảo vệ hữu hiệu.
Vì thế, cần phải có một cơ chế đặc biệt để bảo vệ để
công cuộc phòng chống tham nhũng hiệu quả.
Một khi tham nhũng, tiêu cực gia tăng mà đơn tố cáo
tham nhũng, tiêu cực lại giảm thì đó là một bi kịch bởi cách đây hàng mấy trăm
năm, Nhà bác học Lê Quý Đôn đã cảnh báo 5 nguy cơ mất nước: “Trẻ không kính
già, trò không trọng thầy, binh kiêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan, sĩ phu
ngoảnh mặt”.
Bùi Hoàng Tám
Nguồn: Theo Trannhuong.net