02 juillet 2017

TUYÊN BỐ VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUỐC GIA VIỆT NAM

CỦA CÔNG DÂN VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ VIỆT NAM
Cập nhật ngày 02/07/2017
  
Xin ký tên ủng hộ bản Tuyên bố này qua địa chỉ biendongtuyenbo@gmail.com.


Ngày 27 tháng 6 năm 2017



Lần đầu tiên, một lãnh đạo Trung Quốc sang Việt Nam – tướng Phạm Trường Long –  đã tuyên bố công khai, trực tiếp với lãnh đạo Việt Nam, rằng “vùng lãnh hải Biển Đông là thuộc chủ quyền Trung Quốc từ thời cổ đại”, điều mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu tại Singapore sau khi rời Việt Nam, mà không dám nói khi còn ở Việt Nam.

Phạm Trường Long, đại diện lập trường bành trướng của Trung Quốc, đã tiến thêm một bước khiêu khích mới, đe dọa chủ quyền Việt Nam, đồng thời Trung Quốc tiến hành manh động gây hấn ở lãnh hải và một số điểm trên đất liền của Việt Nam.



Dù yêu chuộng hòa bình hữu nghị, và đã từng trải qua chiến tranh, nhân dân Việt Nam  không sợ hãi và kiên quyết chống lại cuộc xâm lấn của nhà cầm quyền Bắc Kinh, như đã từng thể hiện qua lịch sử mấy ngàn năm chống giặc Tàu xâm lược.

Chúng tôi, các công dân Việt Nam và các hội đoàn xã hội dân sự Việt Nam, long trọng tuyên bố:

1) Phản bác và lên án các hành vi xâm lược lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam của nhà cầm quyền Bắc Kinh đang diễn ra. Dù bất cứ tình huống nào, sự đánh trả của nhân dân Việt Nam để bảo vệ đất nước là tất yếu.

2) Nhân dân Việt Nam đồng lòng, đoàn kết, gác bỏ mọi khác biệt và ủng hộ tất cả các Nhà nước của Quốc gia Việt Nam ở mọi thời kỳ, trong cùng lập trường bảo vệ chủ quyền quốc gia, chống mọi hành động xâm lược.

- Tại Hội nghị quốc tế San Francisco – Mỹ, 1951, Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa thuộc Việt Nam, và được hội nghị công nhận.

- Chính phủ VNCH (Miền Nam), 1974, đã chiến đấu quyết liệt chống quân Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, tuy thất bại nhưng tinh thần không khuất phục.

- Chính phủ CHXHCN Việt Nam, sau khi thống nhất đất nước, dưới thời Tổng Bí thư Lê Duẩn 1979 đã tiến hành cuộc đánh trả oanh liệt cuộc xâm lăng 6 tỉnh miền Bắc Việt Nam. Tuy Việt Nam chưa giành lại được 6 đảo ở Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa còn bị Bắc Kinh chiếm đóng, nhưng năm 2011 trước Quốc hội Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam về Hoàng Sa và Trường Sa.  Chính phủ Việt Nam cũng có những tuyên bố khác có nội dung thống nhất như trên. Và Quốc hội Việt Nam đã công khai thừa nhận là Việt Nam chưa hoàn thành nhiệm vụ lịch sử khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ.

Lập trường của nhân dân Việt Nam và sự nhất quán của các Chính phủ của Quốc gia Việt Nam đã rõ ràng trong suốt chiều dài lịch sử. Tham vọng ngông cuồng, lạc thời đại của bè lũ Bành trướng Tập Cận Bình – Phạm Trường Long không tránh khỏi sự thất bại thảm hại.

3) Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhận và tri ân các thế hệ quân đội thuộc các thời kỳ, đã chiến đấu và hy sinh vì Tổ quốc, để chống các loại giặc ngoại xâm bất cứ từ đâu đến và dưới màu sắc nào.  

4) Cải thiện nội trị là điều khẩn thiết để có nội lực hùng mạnh bảo vệ Tổ quốc chống ngoại xâm. Các tầng lớp nhân dân đang phấn khích, ủng hộ và theo dõi xu thế làm trong sạch bộ máy nhà nước, và cải tổ về mọi lãnh vực: kinh tế, y tế, giáo dục, quốc phòng, tư pháp. Đặc biệt, canh tân quân đội, từ bỏ sự sa đà vào lợi ích nhóm bất chính, chấn chỉnh hệ thống hành chánh quan liêu, diệt trừ tham nhũng. Và quan trọng hơn hết là từ bỏ hệ tư tưởng lạc hậu ảo tưởng, sửa Điều 4 Hiến pháp nhằm hiệu chính vai trò của Quốc hội, tăng cường sức mạnh đoàn kết của nhân dân, thực thi nền dân chủ cho kịp đà tiến của thời đại.

Tổ quốc là trên hết, gác lại quá khứ, chấp nhận khác biệt.

Chúng tôi kêu gọi các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội dân sự, các thành viên trong bộ máy nhà nước, cùng đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, ủng hộ tuyên bố này.

Chúng tôi kêu gọi nhân dân các nước ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền quốc gia Việt Nam theo công ước quốc tế, góp phần bảo dưỡng môi trường tài nguyên vùng biển, đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.


Xin ký tên ủng hộ bản Tuyên bố này qua địa chỉ biendongtuyenbo@gmail.com.


English version:

STATEMENTS BY CITIZENS AND CIVIL ORGANIZATIONS OF VIETNAM ABOUT SOVEREIGNTY ON VIETNAMESE WATERS AND ISLANDS



Ho Chi Minh City June 27/6/2017
Recently, Fan Changlong, a Communist China leader made official statements to the leaders of Vietnam in Hanoi: "The islands in the China Sea have belonged to China since antiquity". Even the Chinese President Xi Jinping did not dare to do such a thing in Vietnam. He only did it in Singapore after leaving our country.
 
As the representative of the Chinese hegemonic lines, Fan Changlong took a new step in the provocation and threats against Vietnamese sovereignty. At the same time, China is deliberately attacking some parts of the continental shelf and the national territory of Vietnam.



The Vietnamese people, enamored of peace and friendship, even after having suffered so many wars, is determined to struggle obstinately against these aggressions carried out by the Chinese leaders. Our people have proved throughout their millenary history, this unwavering will of resistance against Chinese aggression.



We, citizens and civil organizations of Vietnam, make the following solemn declarations:
 
1. We reject and condemn the actions of the current aggressions of the Beijing leaders against the waters and territories of Vietnam. In all circumstances, our fight for the defense of our country is an absolute necessity!
 
2. In all the epochs of its history, the Vietnamese people were united in the support of the Vietnamese states in the struggle for the defense of the sovereignty of Vietnam against the external aggressions.
 
-          At the International Conference in San Francisco in 1951, the Prime Minister of the Republic of Vietnam (South Vietnam) reaffirmed that the Hoang Sa-Truong Sa Islands were belonged to Vietnam. And this position was approved by all participating delegates.





-          The Republic of Vietnam (South Vietnam) carried out a heroic but unsuccessful struggle against the Chinese aggression at Hoang Sa in 1974.



-          In 1979, under the leadership of General Secretary Le Duan, the Socialist Republic of Vietnam stubbornly resisted Chinese aggression on the 6 provinces bordering North Vietnam.



-          Although the Hoang Sa archipelago and the 6 Truong Sa islands remain still occupied by China, Prime Minister Nguyen Tan Dung reaffirmed Vietnam's rights on Hoang Sa and Truong Sa islands before the National Assembly. This consistent position was subsequently confirmed in various statements. Among other things, the National Assembly has officially recognized the fact that Vietnam has missed its historic duty in restoring territorial integrity.
 
-          The unfailing position of the Vietnamese people and successive governments is constant throughout our history. The extravagant and out-of-date ambitions of Xi Jinping - Fan Changlong will certainly encounter lamentable failures!
 



The Vietnamese people always express their deep gratitude to their armed bodies, which have fought and sacrificed themselves for their fatherland in the struggle against the aggressors from wherever they come and under any color.
 
Internal consolidation is the sine qua non condition of strengthening the country's defense forces against invasion. The different layers of the Vietnamese population are enthusiastically following and firmly supporting the State's transparency policy, the policy of reforming the economy, health, national education, national defense, justice ... Particularly, the reform of the army, the abandonment of financial interests related to particular selfish groups, the reorganization of the bureaucratic administration system, the liquidation of corruption. The most important of all, will be the abandonment of ideological illusions, the amendment of Article 4 of the Constitution to restore the rights of the National Assembly, strengthen national unity, achieve democracy in order to catch up with the times.



The country must be above all. The past must be put on hold, the difference must be accepted.
 
We appeal to all segments of the population, all civil and social organizations, all members of the apparatus of the state and all Vietnamese compatriots living both in Vietnam and abroad to support the present declarations.



We also appeal to the people of the world to support our just struggle for the defense of Vietnamese sovereignty, in accordance with international laws, for the protection of the environment, for the preservation of natural resources, guaranteeing the freedom of maritime and air navigation, for the international legal order, in China Sea.
 
If you are supporting these declarations, please provide your contact information (surname and first name, occupation, place of residence) via the following e-mail address:


Ho Chi Minh City, June 27/2017



Version français

DÉCLARATIONS DES CITOYENNES-CITOYENS ET DES ORGANISATIONS CIVLES DU VIETNAM À PROPOS DE LA SOUVERAINETÉ SUR LES EAUX ET LES ÎLES VIETNAMIENNES



Ho Chi Minh ville le 27/6/2017



Récemment, Fan Changlong, un dirigeant de la Chine communiste a pour la première fois, fait des déclarations officielles devant les dirigeants du Vietnam à Hanoi : « Les iles dans la mer de Chine appartenaient à la Chine depuis l’antiquité ». Même le Président Chinois Xi Jinping n’osait pas fait une telle chose au Vietnam. Il l’a fait seulement à Singapore après avoir quitté notre pays.
Etant le représentant des lignes hégémoniques chinoises, Fan Changlong a fait un nouveau pas dans la provocation et les menaces contre la souveraineté vietnamienne. En même temps, la Chine procède à des agressions délibérées sur quelques endroits de la plate-forme continentale et le territoire national du Vietnam.

Le peuple vietnamien, épris de paix et de l’amitié, même après avoir subi tant de guerres, est déterminé à lutter avec opiniâtreté contre ces agressions menées par les dirigeants chinois. Notre peuple a prouvé tout au long de son histoire millénaire, cette volonté inébranlable de résistance contre l’agression chinoise.




Nous, citoyens et organisations civiles du Vietnam, faisons des déclarations solennelles suivantes :



1. Nous rejetons et nous condamnons les actions d’agressions actuelles des dirigeants de Beijing contre les eaux et les territoires du Vietnam. En toutes circonstances, notre combat de défense de notre pays est une nécessité absolue !



2. Dans toutes les époques de son histoire, le peuple vietnamien s’est montré unis dans le soutien des états vietnamiens dans la lutte pour la défense de la souveraineté du Vietnam contre les agressions extérieures.



A la Conférence Internationale de San Francisco en 1951, le Premier Ministre de la République du Vietnam (Sud-Vietnam) a réaffirmé l’appartenance des îles Hoang Sa  - Truong Sa au Vietnam. Et cette position a été approuvée par tous les délégués participants.



-          La République du Vietnam (Sud-Vietnam) a mené un combat héroïque mais sans succès contre l’agression chinoise à Hoang Sa en 1974.



-          En 1979, sous la direction du Secrétaire Général Le Duan, la République Socialiste du Vietnam a résisté avec opiniâtreté contre l’agression chinoise sur les 6 provinces frontalières au Nord Vietnam.

Malgré que l’archipel de Hoang Sa et les 6 îles de Truong Sa soient restés encore occupés par la Chine, devant l’Assemblée Nationale, le Premier Ministre Nguyen Tan Dung a réaffirmé les droits du Vietnam sur les îles Hoang Sa et Truong Sa. Cette position constante a été confirmée par la suite dans différentes déclarations. Entre autre, l’Assemblée Nationale a reconnu officiellement le fait que le Vietnam a manqué son devoir historique dans la restauration de l'intégrité territoriale.
 
La position sans faille du peuple vietnamien et des gouvernements successifs est constante tout au long de notre histoire. Les ambitions extravagantes et hors d’époque de Xi Jinping - Fan Changlong vont certainement rencontrer des échecs lamentables !



1.       Le peuple vietnamien marque toujours sa profonde reconnaissance envers ses corps armés qui ont lutté et se sont sacrifiés pour la patrie dans les combats contre les agresseurs d’où qu’ils viennent et sous n’importe lesquelles couleurs.



2.       La consolidation intérieure est la condition sine qua non du renforcement des forces de défense de la patrie contre l’invasion. Les différentes couches de la population vietnamienne sont entrain de suivre avec enthousiasme et soutiennent fermement la politique de transparence de l’appareil de l’état, la politique de réforme de l’économie, de la santé, de l’éducation nationale, de la défense nationale, de la justice… Particulièrement, la réforme de l’armée, l’abandon des intérêts financiers liés aux groupes particuliers égoïstes, la réorganisation du système de l’administration bureaucratique, la liquidation de la corruption. Le plus important de tout sera l’abandon des illusions idéologiques, la modification de l’article 4 de la Constitution pour remettre en selle l’Assemblée Nationale, renforcer l’union nationale, réaliser la démocratie afin de rattraper le retard de l’époque.



La patrie doit être au-dessus de tout. Il faut mettre en veilleuse le passé, accepter la différence.



Nous faisons appel à tous les couches de la population, toutes les organisations civiles, sociales, tous les membres de l’appareil de l’état, tous les compatriotes du Vietnam vivant au Vietnam comme à l’étranger pour soutenir les présentes déclarations.

Nous faisons appel aussi au peuple du monde entier à soutenir notre juste lutte pour la défense de la souveraineté vietnamienne, conformément aux lois internationales, pour la protection de l’environnement, pour la préservation des ressources naturelles, garantissant la liberté de navigation maritime et aérienne, pour l’ordre légal international dans la Mer de Chine.

Si vous soutenez ces déclarations, veuillez indiquer vos coordonnées (nom et prénom, occupation, lieu de résidence) via l’adresse d’e-mail suivante:




DANH SÁCH KÝ TÊN

I. Hội đoàn tổ chức xã hội dân sự

  1. Ban Vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam do nhà văn Nguyên Ngọc đại diện
  2. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng do ông Lê Thân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ, đại diện
  3. Diễn đàn Xã hội Dân sự do TS Nguyễn Quang A đại diện
  4. Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) do ông Vũ Quốc Ngữ đại diện
  5. Mạng lưới Các Tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập (Vietnam Independent Civil Society Organizations - VICSON) do ông Vũ Quốc Ngữ đại diện
  6. Câu lạc bộ Phan Tây Hồ do TS Hà Sĩ Phu và cán bộ cộng sản Tiền khởi nghĩa Đoàn Nhật Hồng đại diện
  7. Diễn đàn Bauxite Việt Nam do GS Phạm  Xuân Yêm và GS Nguyễn Huệ Chi đại diện

II. Cá nhân

  1. Nguyễn Quang A, TSKH, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
  2. Hồ An, nhà báo, Sài Gòn
  3. Vũ Hồng Ánh, nghệ sĩ, Sài Gòn 
  4. Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu độc lập, Hà Nội
  5. Nguyễn Trọng Bách, kỹ sư động lực, Nam Định
  6. Trần Văn Bang, kỹ sư, cựu chiến binh chống Trung Quốc xâm lược, Sài Gòn
  7. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội
  8. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  9. Nguyễn Huệ Chi, GS, hưu trí, Hà Nội
  10. Nguyễn Kim Chi, nghệ sĩ, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  11. Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động, Hoa Kỳ
  12. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn, nhà báo, Sài Gòn
  13. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
  14. Nguyễn Trung Dân, nhà báo,  Sài Gòn
  15. Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ, Sài Gòn 
  16. Nguyễn Xuân Diện, TS, Hà Nội
  17. Hoàng Dũng, PGS TS, Sài Gòn
  18. Nguyễn Duy, nhà thơ, Sài Gòn
  19. Lê Công Định, luật sư, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  20. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội
  21. Phạm Nam Hải, Hà Nội
  22. Nguyễn Trần Hải, cựu sĩ quan Hải quân Nhân dân Việt Nam, Hải Phòng
  23. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hà Nội
  24. Đặng Thị Hảo, TS, hưu trí, Hà Nội
  25. Nguyễn Thị Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp
  26. Vũ Thư Hiên, nhà văn, Pháp
  27. Bùi Hiền, nhà thơ, Canada
  28. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  29. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  30. Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục Lâm Đồng, thành viên Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, Đà Lạt
  31. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
  32. Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh dự Đại học Liège, Bỉ, cư ngụ tại Sài Gòn
  33. Hoàng Hưng, nhà thơ, dịch giả, Sài Gòn
  34. Đoàn Thị Thu Hương, nội trợ, Sài Gòn 
  35. Lê Phú Khải, nhà báo, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn 
  36. Lê Xuân Khoa, GS, Hoa Kỳ
  37. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, thành viên Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, Đà Lạt
  38. Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh, linh mục Giáo phận Sài Gòn
  39. Lê Khánh Luận, TS Toán, TP HCM
  40. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, Sài Gòn
  41. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn giải phóng, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn 
  42. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
  43. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
  44. Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ hưu trí Đà Lạt, Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, Đà Lạt
  45. Ý Nhi, nhà thơ, Sài Gòn
  46. Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo, dân biểu đối lập thời VNCH,  Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  47. Phan Hoàng Oanh, giảng viên đại học, Sài Gòn 
  48. Bùi Oanh, giáo viên, đã nghỉ hưu, Sài Gòn
  49. Hà Sĩ Phu, TS, thành viên Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, Đà Lạt
  50. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, Hội An
  51. André Menras - Hồ Cương Quyết, nhà giáo Pháp-Việt, Pháp
  52. Tô Lê Sơn, kỹ sư, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  53. Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp
  54. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang
  55. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo,  Sài Gòn
  56. Phạm Thành, nhà báo, nhà văn, Hà Nội
  57. Trần Minh Thảo, viết văn, thành viên Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, Bảo Lộc, Lâm Đồng
  58. Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  59. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
  60. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  61. Đào Công Tiến, PGS, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM, TP HCM, Sài Gòn
  62. Đoàn Văn Tiết, nhà giáo, Sài Gòn
  63. Mạc Văn Trang, TS Tâm lý học, Hà Nội
  64. Nguyễn Thị Khánh Trâm, hưu trí, Sài Gòn 
  65. David Tran, GS, Hoa Kỳ
  66. Phạm Đình Trọng, nhà văn, Sài Gòn
  67. Phạm Nguyên Trường, dịch giả, Vũng Tàu
  68. Trần Ngọc Tuấn, nhà văn, nhà báo, Praha, Czech
  69. Hà Quang Vinh, hưu trí, Sài Gòn
  70. Nguyễn Ngọc Xuân, làm vườn, đã nghỉ hưu, Bà Rịa - Vũng Tàu
  71. Phạm  Xuân Yêm, GS, hưu trí, Paris

Đợt 2
  1. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, Sài Gòn.
  2. Hạ Đình Nguyên, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  3. Cao Lập, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  4. Lê Anh Hùng, nhà báo tự do, Hà Nội
  5. Đoàn Đức Phương, giáo viên, Sài Gòn
  6. Nguyễn Đình Ấm, nhà báo, Hà Nội
  7. Nguyễn Thu Giang, hưu trí, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh
  8. Phạm Hữu Tình, luật sư, Bình Dương.
  9. Khổng Hy Thiêm, kỹ sư Điện, Khánh Hòa.
  10. Bùi Thị Minh Hằng, cựu tù nhân lương tâm, Vũng Tàu
  11. Phạm Khiêm Ích, nghiên cứu khoa học, Hà Nội
  12. Lê Tuấn Huy, TS, TPHCM
  13. Nguyễn Thế Hùng, GSTS, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam
  14. Nguyễn Văn Đức, lao động tự do, Sài Gòn
  15. Nguyễn Ngọc Dũng, công dân Việt Nam, TPHCM
  16. Đinh An, kỹ sư Chế tạo máy, Hà Nội
  17. Nguyễn Văn Tiên, kỹ sư Tư vấn Môi trường, Bình Dương
  18. Vinh Anh, cựu chiến binh, Hà Nội
  19. Mã Lam, Nhà thơ, Sài Gòn
  20. Nguyễn Lệ Uyên, nhà văn, Sài Gòn
  21. Phạm Gia Minh, TS Kinh tế, Hà Nội
  22. Nguyễn Thượng Long, giáo viên hưu trí, Hà Nội
  23. Bùi Minh Quốc, nhà báo, Đà Lạt
  24. Hồ Quang Huy, kỹ sư đường sắt CTCP đường sắt Phú Khánh, TP Nha Trang
  25. Nguyễn Văn Lượm, nghề nghiệp tự do, TP Nha Trang
  26. Chu Sơn, công dân Việt Nam, TPHCM
  27. Nguyễn Thị Kim Thoa, công dân Việt Nam, TPHCM
  28. Nguyễn Văn Sơn (Son Nguyen), về hưu, Hoa Kỳ
  29. Huỳnh Nhật Hải, hưu trí, Đà Lạt
  30. Huỳnh Nhật Tấn, hưu trí, Đà Lạt
  31. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
  32. Trần Thiện Kế, dược sĩ, Hà Nội
  33. Hoàng Ngọc Đính, cựu sĩ quan QLVNCH, Đà Lạt
  34. Đào Minh Châu, Hà Nội
  35. Nguyễn Lạc, doanh nhân, Hội Sinh viên Sài Gòn Gia Định
  36. Nguyễn Tiến Đức, nghỉ hưu tại TPHCM
  37. Nguyễn Trọng Cương, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  38. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
  39. Đồng Quang Vinh, hưu trí, Nha Trang, Khánh Hòa
  40. Phạm Minh Đức, kỹ sư Cơ khí, Hà Nội
  41. Nguyễn Đào Trường, hưu trí, Hải Dương
  42. Nguyễn Văn Lịch, hưu trí, Hà Nội
  43. Hoàng Quý Thân, PGSTS, hưu trí, Hà Nội
  44. Phạm Văn Chung, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
  45. Trần Viết Tuyên, kiến trúc sư, nghỉ hưu, Hamburg, CHLB Đức
  46. Trần Thế Tuấn, Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia Việt Nam, Hà Nội
  47. Ngô Kim Dung, bác sĩ, Pháp
  48. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư Tin học, Genève, Thụy Sĩ
  49. Phạm Vương Ánh, kỹ sư Kinh tế, cựu sĩ quan QĐNDVN, Nghệ An 
  50. Doãn Mạnh Dũng, kỹ sư, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế Biển TPHCM
  51. Lê Quỳnh, nhà báo, Sài Gòn
  52. Nguyễn Huy Canh, giáo viên hưu trí, Hải Phòng
  53. Hoàng Thị Như Hoa, bộ đội xuất ngũ, Hà Nội
  54. Tô Oanh, giáo viên đã nghỉ hưu, TP Bắc Giang
  55. Nguyễn Văn Hồng, giáo viên đã nghỉ hưu, Bắc Ninh
  56. Hà Văn Thùy, nhà văn, TPHCM
  57. Lê Văn Ngọ, cán bộ hưu trí tại Nha Trang
  58. Uông Đình Đức, hưu trí, TPHCM
  59. Phan Châu Danh, thạc sĩ Quản lý Kinh doanh & Quản lý Chất lượng, kinh doanh tự do tại Bỉ
  60. Hoàng Xuân Sơn, nhà thơ, Canada
  61. Lý Đăng Thạnh, Người chép Sử, Sài Gòn
  62. Trần Minh Quốc, nguyên giáo sư chuyên khoa Sử-Địa trước năm 1975, Sài Gòn
  63. Trương Thế Kỷ, München, CHLB Đức
  64. Cao Xuân Lý, nhà văn, Australia
  65. Hoàng Thanh Linh, thạc sĩ, Sài Gòn
  66. Nguyễn Trọng Hoàng, bác sĩ, Pháp
  67. Trần Văn Hoàng, Canada
  68. Nguyễn Văn Nghi, TS, Hà Nội
  69. Lê Mai Đậu, kỹ sư, Hà Nội
  70. Phan Văn Quý, kiến trúc sư, Sài Gòn
  71. Nguyễn Diễm Quyên, kinh doanh, TPHCM
  72. Đỗ Quốc Minh, Thủ Đức, Sài Gòn
  73. Nguyễn Thị Xuyến, Bình Dương
  74. Ngô Trường Hải, Buôn Ma Thuột
  75. Huỳnh Thanh Thương, công dân Việt Nam, Sài Gòn
  76. Trần Đình Sử, GSTS, Hà Nội
  77. Nguyễn Phúc Thành, dịch giả, Sài Gòn
  78. Nguyễn Đức Quỳ, cựu giáo chức, Hà Nội
  79. Phùng Hoài Ngọc, thạc sĩ, An Giang
  80. Đặng Đăng Phước, giáo viên, Đăk Lăk
  81. Lê Phước Nhất Sang, kế toán, Sài Gòn
  82. Trần Đình Tuấn, nghiên cứu văn hoá dân gian độc lập, Hà Nội
  83. Hà Thúc Huy, PGSTS Hóa học, Sài Gòn
  84. Vũ Ngọc Lân, kỹ sư Luyện kim, Hà Nội
  85. Trần Quốc Túy, kỹ sư Hóa, đã nghỉ hưu, Hà Nội.
  86. Anh N Tran, giáo chức, hưu trí, Hoa Kỳ
  87. Bùi Hồng Mạnh, biên dịch tự do, cử nhân Hóa học, cựu sĩ quan “79”, QĐNDVN, Munich, CHLB Đức
  88. Lê Hải, nghệ sĩ nhiếp ảnh, Đà Nẵng
  89. Nguyễn Chính, luật gia, nhà báo, Nha Trang 
  90. Lê Thăng Long, kỹ sư, doanh nhân, Sài Gòn
  91. Tống Hồ Huấn, Mục sư nhà thờ, Auckland, New Zealand
  92. Nguyễn Thu Hoà, kế toán viên, Auckland, New Zealand
  93. Nguyễn Rose Hồng, Truyền đạo Hội Thánh Elim, Auckland, New Zealand
  94. Nguyễn Khánh Việt, cán bộ hưu trí, Hà Nội
  95. Trần Hữu Khánh, hưu trí, TPHCM
  96. Jane Nguyen, Hoa Kỳ
  97. Hồ Hữu Nghị, kỹ sư dự án, TPHCM
  98. Hồ Sĩ Phú, kỹ sư cơ khí, Quy Nhơn
  99. Hồ Trọng Đễ, giáo viên nghỉ hưu, TPHCM
  100. Trần Đình Sơn, giảng viên Toán, Anh Quốc
  101. Uông-Nguyễn Thị Xuân Hương, Thụy Sĩ
  102. Tư Đồ Tuệ, Canada
  103. Trần Đông, Tổng Giám Đốc & Sáng lập viên Tổ chức Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam tại Úc, Hoa Kỳ và Canada
  104. Bùi Tiến An, cựu tù Côn Đảo, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  105. Thiều Thị Tân, cựu tù Côn Đảo, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn 
  106. Nguyễn Thúy Hạnh, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  107. Ant. Nguyễn Thanh Tịnh, Linh mục quản xứ Cồn Sẻ, Giáo phận Vinh.
  108. Giuse Phan Sĩ Phương, Linh mục quản hạt Cửa Lò, Giáo phận Vinh
  109. Giuse Nguyễn Công Bắc, Linh mục quản hạt Cầu Rầm, Giáo phận Vinh
  110. Ant. Nguyễn Văn Đính, Linh mục quản hạt Thuận Nghĩa, Giáo phận Vinh
  111. GB. Bùi Khiêm Cường, Linh mục quản xứ Đông Sơn, Giáo phận Vinh
  112. GB. Nguyễn Đình Thục, Linh mục quản xứ Song Ngọc, Giáo phận Vinh