1.
Tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc trong lịch sử
Trung
Quốc là một trong những nước có nền văn minh lâu đời. Từ thiên niên kỷ thứ nhất
trước công nguyên, giai cấp thống trị của cộng đồng dân cư người HOA – HẠ
ở lưu vực sông Hoàng Hà đã coi mình là dân tộc thượng đẳng, đất nước mình là
quốc gia trung tâm. Họ từng đặt cho mình cái tên HOA – HẠ chính là tỏ ý
tự tôn dân tộc mình là một dân tộc thượng đẳng, văn minh hơn cả. Họ đã gọi các
tộc người khác xung quanh bằng những cái tên NHUNG (các tộc người phía Tây),
ĐỊCH (các tộc người phía Bắc), DI (các tộc người phía Đông) và MAN (các tộc
người phía Nam). Đó là những cái tên được họ gọi một cách khinh rẻ, miệt thị và
là các tộc người dã man, nhỏ bé, yếu ớt, hạ đẳng.
Từ
chỗ coi dân tộc mình là HOA HẠ, thượng đẳng, còn các dân tộc khác là HẠ ĐẲNG,
giai cấp thống trị người HOA HẠ đã coi vùng đất cư trú của mình là VƯƠNG THỔ
(đất của vua) và ở Trung tâm thiên hạ (ở giữa gầm trời) là quốc gia Trung tâm,
gọi tắt là TRUNG QUỐC (nước ở giữa), là đại quốc (nước lớn), còn vùng đất cư
trú của người khác là phiên quốc (nước xung quanh làm rào dậu che chở, bảo vệ
cho nước ở giữa), là tiểu quốc (nước nhỏ). Những nhà tư tưởng của giai cấp
thống trị HOA HẠ xác định vua Trung Quốc là thiên tử, hoàng đế của thiên hạ,
triều đình của Trung Quốc là thiên triều ( triều đình của thiên tử), còn vua
của các vương quốc là phiên thần (bầy tôi của thiên tử cai trị ở nước xung
quanh, nhận tước vị thiên tử phong và có bổn phận hàng năm đến Trung Quốc chầu
cống theo lệnh của thiên tử. Nhưng các nước NAM MAN như Việt Nam chỉ được đến
Thành Đô (Tứ Xuyên) chầu cống thiên tử. Phiên quốc là phiên thuộc (nước phụ
thuộc do phiên thần cai trị có bổn phận cống nạp hàng năm và phải có nghĩa vụ
đóng góp quân, lương, theo lệnh của Thiên tử. Nhờ những ưu thế nhất định ban
đầu về tiềm lực, nguồn nhân vật lực của đất nước, giai cấp thống trị của HOA
HẠ đã liên tục tiến hành chinh phục các tộc người khác ở xung quanh. Qua
nhiều thế kỷ đi chinh phục, các nhà tư tưởng của giai cấp thống trị HOA HẠ cho
rằng chỉ có dùng chiến tranh chinh phạt mới thôn tính, bình định được thiên hạ,
áp đặt và duy trì được đặc quyền, đặc lợi áp bức bóc lột, đè đầu cưỡi cổ thiên
hạ.
Sự
kết hợp giữa tư tưởng tộc người thượng đẳng – quốc gia trung tâm và tư tưởng
dùng chiến tranh để bình định thiên hạ đã đẻ ra chủ nghĩa bành trướng dân tộc
và bá quyền nước lớn của giai cấp thống trị Hoa Hạ, Hoa Hán. Chủ nghĩa đó bắt
đầu hình thành từ thế kỷ thứ III trước công nguyên và thịnh hành suốt hai thế
kỷ cùng với sự ngự trị kế tiếp nhau của tám vương triều đế quốc Hoa Hán ở Trung
Quốc là Tần, Hán, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Cứ mỗi lần thôn tính
được thêm nhiều quốc gia xung quanh vào bản đồ đế quốc Trung Hoa, hoặc biến
thành lãnh thổ, quận huyện thuộc lãnh thổ của Trung Quốc, hoặc biến thành phiên
thuộc của hoàng đế Trung Quốc, chủ nghĩa bành trướng đân tộc và bá quyền nước
lớn của giai cấp thống trị Hoa Hán lại như được tiếp thêm tà khí, càng trỗi dậy
và hoành hoành dữ dội. Chủ nghĩa bá quyền và bành trướng nước lớn do đó đã trở
thành một nội dung tư tưởng quan trọng trong Nho giáo, hệ tư tưởng phong kiến
giữ vị trí chủ đạo và ngự trị suốt hơn 2000 năm qua ở Trung Quốc. Đó là tư
tưởng về quyền bá chủ thiên hạ của kẻ làm vua Trung Quốc, kẻ đứng đầu đại diện
cho giai cấp thống trị Hoa Hán, mà “Kinh Thi” đã xác định:
“Dưới
gầm trời, không đâu không phải là đất của VUA, trên đất ấy, không ai không phải
là dân của VUA”. Đó là tư tưởng về quyền chinh phục và nô dịch thiên hạ
của kẻ làm “Hoàng đế”, kẻ đang tập trung trong tay mọi quyền lực tối cao của
vương triều Hoa – Hán như sách “Nho” đã xác định: “đạo” của vua là “trị quốc,
bình thiên hạ” [1].
Trong
suốt chiều dài dựng nước và đấu tranh giữ nước, Việt Nam đã bị chủ nghĩa bành
trướng đại Hán đến xâm lược và đô hộ suốt 10 thế kỷ, từ năm 179 trước công
nguyên (thế kỷ thứ 2 trước công nguyên), thành Cổ Loa bị thất thủ trước cuộc
xâm lược của Triệu Đà, nhà nước Âu Lạc bước vào đêm trường Bắc thuộc kéo dài
hơn 1000 năm, từ năm 179 trước công nguyên đến năm 938 (chiến thắng Bạch Đằng
của Ngô quyền, chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược NAM HÁN, giải phóng đất
nước). Trong 1000 năm bị quân bành trướng Trung Quốc xâm lược (1000 năm Bắc
thuộc), có thể chia thành 3 giai đoạn Bắc thuộc như sau:
-
Giai đoạn Bắc thuộc lần thứ nhất (từ sau thất bại của An Dương Vương đến
cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và chính quyền Trưng Vương (năm 43 sau công
nguyên). Nhìn một cách tổng thể thời kỳ này (từ thế kỷ thứ II trước công nguyên
cho đến đầu công nguyên) vẫn là thời kỳ tồn tại cơ cấu văn minh Đông Sơn với mô
thức kinh tế - văn hóa nông nghiệp lúa nước cổ truyền sơ kỳ thời đại đồ sắt
Việt Nam, nền văn minh Việt cổ vẫn thể hiện đầy đủ sức sống văn hóa dân tộc
Việt Nam mãnh liệt, và nó chính là cội nguồn sức mạnh chống lại âm mưu bành
trướng, bá quyền nước lớn, muốn đồng hóa Việt Nam của Trung Quốc.
-
Giai đoạn Bắc thuộc lần thứ hai (từ sau thất bại của Hai Bà Trưng năm 43) đến
cuộc khởi nghĩa của Lý Bí thành công lập nên nhà nước VẠN XUÂN năm 544). Đây là
thời kỳ mặc dù bị phương Bắc thực hiện chính sách Hán hóa mạnh mẽ, nhưng dù bị
phủ một lớp sơn Hán hóa bên ngoài, những cốt lõi vẫn là văn hóa Việt bản địa, mang
đặc sắc, cốt cách Việt Nam. “Ở giai đoạn này, dù là Nho, Phật, Đạo được truyền
vào Luy Lâu (thủ phủ của Giao Chỉ) bằng con đường nào, trong hoàn cảnh nào, thì
khuynh hướng thích nghi và hòa nhập với tín ngưỡng dân gian cổ truyền của người
Việt vẫn là khuynh hướng chủ đạo”[2].
Và nói như nhà sử học Nguyễn Quang Ngọc: “Đây là lần đầu tiên, người Việt
phương Nam đã tự xây dựng cho mình một cơ cấu nhà nước mới theo chế độ tập
quyền Trung ương. Tuy đây còn là một sự thể nghiệm, nhưng triều đình VẠN XUÂN
là thành quả của một nửa thiên niên kỷ dung hợp vào văn hóa Việt – Hán, đã đánh
dấu một bước trưởng thành mới của cuộc đấu tranh chống nô dịch, chống đồng hóa
của chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Trung Quốc phương Bắc”[3].
-
Giai đoạn Bắc thuộc lần thứ ba (từ năm 602 thất bại của nhà nước VẠN XUÂN đến
chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền)
Mặc
dù suốt hơn 3 thế kỷ nhà Đường, Hán Trung Quốc xâm lược, đặt ách thống trị tàn
bạo với những chính sách đồng hóa khốc liệt lên đất nước Việt Nam chúng ta,
nhưng quân xâm lược phương Bắc đã chịu nhiều tổn thất to lớn, các cuộc khởi
nghĩa liên tiếp nổ ra chống xâm lược như cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan,
Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ. Và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là
một chiến công hiển hách, đời đời bất diệt, một cột mốc bản lề chấm dứt vĩnh
viễn ách cai trị hơn 1000 năm của chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Trung quốc
phương Bắc, mở ra thời kỳ độc lập thực sự và lâu dài của Việt Nam. Nhà yêu nước
Phan Bội Châu đầu thế kỷ XX đã gọi Ngô Quyền là vị Tổ Trung Hưng của nước Việt
Nam ta, chỉ đứng sau Thủy tổ dựng nước là Vua Hùng. Khẳng định này đồng nghĩa
với việc xác nhận sự nghiệp của Ngô Quyền là kết tinh sức mạnh phục hưng kỳ
diệu văn hóa Việt, chống lại sự xâm lược, bành trướng, bá quyền, đồng hóa của
Trung Quốc”[4].
Trong
suốt các thế kỷ tiếp theo, chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Trung Quốc luôn luôn
tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, mong muốn áp đặt ách cai trị, thôn
tính đất nước Việt Nam. Sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược phương Bắc là chủ đề
chính của lịch sử Việt Nam hơn 10 thế kỷ tiếp theo. Cha ông ta đã anh dũng,
kiên cường, bền bỉ, lâu dài chống lại mọi âm mưu thủ đoạn xâm lược, bành trướng
của bè lũ xâm lược trung Quốc, và luôn luôn khẳng định địa vị độc lập, tự cường
của dân tộc. Nguyễn Trãi trong “Cáo Bình Ngô” đã viết:
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một
phương”Điều đó đã khẳng định sự độc lập cao độ, địa vị chính trị ngang nhau
giữa Việt Nam và Trung Quốc.
2. Giấc mộng Trung Hoa
trong tham vọng lãnh thổcủa Tập Cận Bình và vụ hạ đặt giàn khoan HD 981 trái
phép của Trung Quốc tại vùng biển của Việt Nam
Kể từ khi đươc bầu là Tổng bí thư ĐCS Trung Quốc, chủ
tịch Tập Cận Bình vẫn tiếp tục thực hiện Đường lối chiến lược “xây dựng CNXH
đặc sắc Trung Quốc”. Hệ thống lý luận CNXH đặc sắc của Trung Quốc là sự kiên
trì, phát triển của chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Nội dung
cơ bản của hệ thống lý luận này bao gồm: về lý luận Đặng Tiểu Bình, về tư tưởng
quan trọng “ba đại diện” của Giang Trạch Dân, và về quan điểm phát triển khoa
học (hài hòa XHCN) của Hồ Cẩm Đào. Đặc biệt, hiện nay Tập Cận Bình đặc biệt
nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa hệ thống lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc
với việc phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa với 2 mục tiêu có tính tiêu chí. Đó
là “hai mục tiêu 100 năm”, thứ nhất là kỉ niệm 100 năm thành lập ĐCS Trung Quốc
(1921 – 2021) sẽ xây dựng thành công “xã hội tiểu khang một cách toàn diện”
(xây dựng xã hội khá giả toàn diện, hoặc xã hội trung lưu), thứ hai kỷ niệm 100
năm xây dựng thành công nước Trung Quốc hiện đại hóa XHCN, văn minh, dân chủ,
giàu mạnh và hài hòa (1949 – 2049). Trong đó, Tập Cận bình đã cố ý đặt dấu ấn
của mình vào việc đề ra nhiệm vụ mới cho Trung Quốc là nỗ lực thực hiện “Giấc
mộng Trung Hoa”. P.chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 11/2012 trong khi thăm bảo
tàng quốc gia đã nói: “thực hiện phục hưng vĩ đại Trung Hoa chính là giấc mộng
vĩ đại nhất từ thời cận đại của dân tộc Trung Hoa đến nay. Giấc mộng này là sự
mong đợi của mọi người dân Trung Quốc hàng mấy trăm năm qua, thể hiện lợi ích
toàn dân tộc Trung Hoa và nhân dân Trung Quốc, đó là niềm khao khát mong đợi chung
của mỗi một con người Trung Hoa”[5].
Đến ngày 17/3/2013, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12, kỳ họp thứ nhất,
Tập Cận Bình được bầu làm chủ tịch nước, trong bài phát biểu của mình, ông cũng
đề cấp đến “Giấc mộng Trung Hoa”. Đến tháng 8 năm 2013 khi thực hiện chuyến
thăm tới Hoa Kỳ, Tập Cận Bình đã nói với Tổng thống Hoa Kỳ Obama về việc theo
đuổi giấc mộng Trung Hoa và sự liên kết tự do dân chủ với giấc mơ của Mỹ. Và
sau này, rất nhiều lần Tập Cận Bình đã nhắc tới cụm từ “Giấc mộng Trung Hoa”.
Có nhiều người cho rằng “Giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình sẽ được phát
triển thành học thuyết, để rồi 5 hoặc 10 năm sau sẽ được đưa vào điều lệ Đảng,
trở thành tư tưởng chỉ đạo cao nhất của ĐCSTQ cùng với “Tư tưởng Mao Trạch
Đông”, “Lý luận Đặng Tiểu Bình”, “Tư tưởng 3 đại diện Giang Trạch Dân” và quan
điểm “phát triển khoa học hài hòa XHCN” của Hồ Cẩm Đào.
Giải thích về khái niệm này, ông Tập Cận Bình đã
nhấn mạnh đến 3 yếu tố để thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”:
1) Trung Quốc phải đi
con đường riêng của Trung Quốc đã được đúc kết từ hơn 30 năm cải cách mở cửa,
60 năm thành lập nước, 170 năm quá trình phát triển dân tộc Trung Hoa thời cận
đại, đó là con đường XHCN đặc sắc Trung Quốc.
2) Trung Quốc phải
phát huy tinh thần Trung Quốc, đó là tinh thần dân tộc với chủ nghĩa yêu nước
là hạt nhân, là tinh thần thời đại với cải cách sáng tạo làm nòng cốt.
3) Trung Quốc phải
tập hợp được sức mạnh Trung Quốc, đó là sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc Trung
Hoa.
Và mục tiêu “Giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình chính
là thực hiện giấc mơ vươn lên vị trí siêu cường số 1, lãnh đạo toàn thế giới!”
Giấc mộng Trung Hoa, cụ thể sẽ bao gồm:
- Xây
dựng cường quốc về biển với tham vọng giành chiến thắng trong ván cờ tại châu Á
– Thái Bình Dương, và thế giới.
- Phục
hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa là cường quốc hùng mạnh hàng đầu thế giới, có
nhiệm vụ lấy lại 33 triệu km2 như thời nhà Nguyên, chiếm gần trọn lục địa Á –
Âu (diện tích Trung quốc hiện nay là 9,6 triệu km2)
- Phục
hưng phát triển nền văn hóa rực rỡ 5000 năm Hoa Hạ, Trung Nguyên, Trung Hoa rực
rỡ, phát huy và phổ biến nền văn hóa rực rỡ Trung Hoa ra thế giới như một “sức
mạnh mềm” trường tồn vĩnh viễn cho thế giới học tập làm theo: “một Trung Hoa,
một thế giới”
- Xây
dựng mô hình phát triển phương Đông mới (khác với mô hình phương Tây) với những
đặc trưng riêng biệt “đặc sắc Trung Quốc” từ tư duy, đến con người, cách quản
lý, văn hóa, mang giá trị phương Đông thế giới![6]
Trong “Giấc mộng Trung Hoa”, điều Tập Cận Bình đề ra là
xây dựng cường quốc biển, xây dựng chiến lược biển.
Quan niệm về cường quốc biển của chủ tịch Tập Cận Bình,
theo đánh giá của nhiều học giả ở Trung Quốc và trên thế giới có chiến lược dài
hạn hơn so với các lãnh đạo tiền nhiệm. Về cơ bản, ông Tập Cận Bình đặt ra mục
tiêu là khôi phục lại trật tự của vương triều Trung Hoa xưa, thông qua 4 đột
phá: (1) Thành lập các tổ chức cấp cao mới chuyên lo về chính sách và chiến
lược biển, đặc biệt là Ủy ban an ninh quốc gia, (2) Nâng cấp năng lực hải quân
để đối phó với Mỹ “xoay trục” sang châu Á và hậu thuẫn cho lực lượng thục thi
pháp luật dân sự trên biển, (3) Chế định lại các vấn đề liên quan đến biển Đông
và biển Hoa Đông theo luật pháp quốc tế hiện hành và hướng tới những gì Trung
Quốc coi là quyền lịch sử của họ, (4) Chứng tỏ thiện chí bên ngoài của Trung
Quốc thông qua việc tham gia vào các diễn đàn quốc tế và các công việc đa
phương trong khu vực.
Chiến lược biển do Tập Cận Bình đề ra cũng nhằm ngăn
chặn, cô lập Mỹ không được can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc trong
bất kỳ phần nào trên biển Đông và biển Hoa Đông. Tập Cận Bình hy vọng ảnh hưởng
của Mỹ trong khu vực sẽ tiếp tục suy yếu. Chính sách của Trung Quốc hiện nay
giống như một phiên bản của chủ thuyết Monroe mà Hoa Kỳ đã đưa ra vào năm 1823
để ngăn chặn các cường quốc châu Âu can thiệp vào vùng biển mà Mỹ xem như vùng
ảnh hưởng tự nhiên của mình. Trung Quốc đang ngầm thách thức thế trận quốc
phòng tập thể được Washington, vốn tự trao cho mình vai trò như người giám hộ
trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chính sách biển mạnh bạo của Tập Cận
Bình chính là muốn lập lại trật tự truyền thống bá quyền, bành trướng trên
biển. Gần đây, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền 80% biển Đông với lý lẽ mới về
“đường lưỡi bò” 9 đoạn. Họ tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển
Đông tháng 11/2013, thực thi các quy định đánh cá mới tháng 1/2014, trong đó
buộc tất cả của tất cả các nước trong khu vực như Việt Nam, Philippin… phải xin
phép để vào biển Đông. Vào ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đơn phương đưa giàn
khoan dầu HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý trên biển Đông của Việt
Nam [7].
Tại Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, Trung
Quốc đã công khai bày tỏ mong muốn trở thành cường quốc biển, và giới lãnh đạo
như Tập Cận Bình luôn tỏ rõ lập trường cứng rắn, không khoan nhượng trong việc
tuyên bố chủ quyền trên biển. Ngày 28/1/2013, chủ tịch Tập Cận Bình, trong khi
chủ trì buổi học tập thể của Bộ Chính trị, đã nhấn mạnh: “Trung Quốc sẽ kiên
trì con đường phát triển hòa bình, nhưng quyết không từ bỏ lợi ích của mình,
quyết không hy sinh lợi ích cốt lõi quốc gia (80% diện tích biển Đông, bao gồm
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam được Trung Quốc coi là lợi ích cốt
lõi – ĐCT nhấn mạnh). Không một quốc gia nào nên nuôi hi vọng rằng chúng ta sẽ
thương lượng với lợi ích cốt lõi của mình, hay chúng ta sẽ chấp nhận trái đắng
làm tổn hại đến lợi ích chủ quyền an ninh và phát triển quốc gia[8].
Rõ ràng, Tập Cận Bình đã xây dựng lý luận về “Giấc mộng
Trung Hoa” nhằm mục tiêu biến Trung Quốc thành cường quốc số 1, lãnh đạo thế
giới. Để thực hiện giấc mơ đó, trước hết Trung Quốc phải tập trung xây dựng lực
lượng quân đội hùng mạnh, trang bị những vũ khí hiện đại, chi tiêu nhiều tiền
của cho quân đội quốc phòng. Trên cơ sở đó, Trung Quốc sẽ tiến hành thôn tính
đất đai, biển cả nhằm mở mang lãnh thổ, lãnh hải như “Thiên triều” Trung Hoa
ngày xưa đã từng làm. Để làm được nhiệm vụ đó, Trung Quốc phải xây dựng được
chiến lược biển vững mạnh, coi 80% diện tích biển Đông trong chủ quyền
“đường lưỡi bò” 9 đoạn là lợi ích cốt lõi của mình, từ đó Trung Quốc sẽ
tiến hành chiến lược “tằm ăn rỗi “, thôn tính dần dần các đảo, bãi đá, vùng
biển các nước ở biển Đông. Việc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, đảo Gạc Ma và 5
đảo chìm ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam những năm 1974 đến
1988 là những việc làm đã nằm trong kế hoạch xâm lược, bành trướng mà Trung Quốc
đã dự kiến từ lâu. Và việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép giàn khoan HD
981 tại vùng biển Việt Nam ngày 1/5/2014 là sự kiện nối tiếp nằm trong âm mưu
bành trướng xâm lược đó của Trung quốc. Tới đây Trung Quốc sẽ còn tiếp tục đóng
mới các giàn khoan HD 982, 983, 984… và nhiều giàn khoan nữa để hạ đặt trái
phép ở quần đảo Trường Sa, xâm phạm đến an ninh, chủ quyền biển, đảo của Việt
Nam và các nước khác trong Đông Nam Á.
Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 tại vùng biển
Việt Nam ngày 1/5/2014 đã được Trung Quốc tính toán rất lâu dài, chu đáo, tận
dụng các cơ hội của bối cảnh quốc tế và trong nước hết sức thuận lợi. Về bối
cảnh quốc tế, Trung Quốc đã lựa chọn thời điểm ngày 1/5/2014 đặt giàn khoan HD
981 tại vùng biển Việt Nam là hết sức thuận lợi cho Trung Quốc. Đó là thời điểm
mà sau khi tổng thống Mỹ Obama vừa thực hiện xong chuyến thăm châu Á nhằm mục
đích tái khẳng định chính sách xoay trục an ninh và nhấn mạnh bảo đảm cam kết
với các đồng minh trước sự hung hãn, lấn lướt của Trung Quốc tại khu vực này.
Tuy nhiên, trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ, Việt Nam không phải là điểm
đến, do vậy, Trung Quốc đã tính toán rằng khi Trung Quốc hành động thì Mỹ sẽ
không có phản ứng gì. Xoay quanh việc đối đầu Nga – Mỹ ở Ucraine, Nga đang ra
sức tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc. Vì thế mà trong suốt diễn biến ở
Ucraine, Trung Quốc luôn có thái độ trung dung, đã “tặng” cho Nga một tấm phiếu
trắng tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết về
Crimea (15/3/2014). Trong hoàn cảnh Mỹ và phương Tây đang gia tăng lệnh cấm vận
và trừng phạt với Nga thì việc hợp tác của Trung Quốc với Nga sẽ là một
cứu cánh rất quan trọng cho Nga trong sự điều chỉnh chiến lược hợp tác với châu
Á nhằm chống lại sự cô lập, cấm vận của Mỹ và phương Tây đối với Nga. Cụ thể,
ngày 21/5/2014, trong chuyến thăm của Tổng thống Nga V.Putin sang Trung quốc,
tại Bắc Kinh, tổng thống Nga và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến
lễ ký kết thỏa thuận mua bán khí đốt giữa tập đoàn dầu khí Gazprom và Tập đoàn
dầu khí Trung Hoa (CNPC) trị giá 400 tỷ USD, cam kết trong vòng 30 năm, kể từ
năm 2018 – 2048, trong đó Nga sẽ cấp cho Trung Quốc hàng năm 38 tỷ m3, trị giá
350 USD/1000m3. Không chỉ hợp tác về năng lượng, mà Trung Quốc và Nga đã chủ
trương tăng buôn bán song phương lên 200 tỷ USD vào năm 2020, thay vì 90 tỷ như
hiện nay. Đối với Nga, việc Trung Quốc tăng cường hợp tác kinh tế với Nga sẽ
giúp Nga phá vỡ vòng vây bao vây cấm vận của Mỹ và phương tây, điều đó trong
thâm tâm Nga rất cảm ơn Trung Quốc. Vì vậy, chắc chắn, khi Trung Quốc “hành sự”
ở biển Đông, đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam, Nga sẽ không lên
tiếng, hoặc lên tiếng kiểu chung chung, kêu gọi hòa giải, hòa bình v.v… cho cả
hai bên Việt Nam –Trung Quốc.
Trong mối quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN, hai bên vẫn
còn những điểm chưa thật đồng thuận. Qua những lần Trung Quốc chèn ép Việt Nam
trên biển Đông, thái độ của ASEAN là thờ ơ và thiếu tương trợ. Các nước ASEAN
đã không lên tiếng phản đối trước những sự kiện Trung Quốc giam cầm người dân Việt
Nam đánh cá tại khu vực Hoàng Sa, gây sức ép lên tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC
Videsh để họ rút khỏi lô 127 và 128, phá hoại thiết bị địa chấn các tàu khảo
sát Việt Nam. Sự liên kết lỏng lẻo giữa các nước Đông Nam Á khiến Trung Quốc
yên tâm và bình thản với “thẻ bài” giàn khoan HD 981, Trung Quốc luôn luôn biết
trước rằng sẽ không có những hành động thực tế và mạnh mẽ từ ASEAN.
Về vấn đề đối nội, Trung Quốc đang tìm mọi cách đẩy các
mâu thuẫn nội tại gay gắt trong lòng xã hội Trung Quốc ra bên ngoài. Có nghĩa
là để yên lòng dân chúng, làm dịu bớt các mâu thuẫn nội tại trong lòng xã hội
hiện nay, Trung quốc đã tìm đến “giải pháp biển Đông”, nhằm tạo ra một đợt thủy
chiến dâng cao của chủ nghĩa dân tộc, được sử dụng như một chất kết dính nhằm
giảm mâu thuẫn trong xã hội. Theo thống kê của các nhà xã hội học của Trung
Quốc, mỗi ngày hiện nay ở Trung Quốc đã diễn ra khoảng 500 vụ bạo loạn, phản
kháng tập thể, đình công. Tăng gấp 4 lần so với thập kỷ trước. Dù chính quyền
Trung Quốc đã buộc phải nhượng bộ một số cuộ phản đối tập thể - ví dụ như tranh
chấp đất đai ở làng Ô Khảm (Quảng Đông), những cuộc đấu tranh liên quan đến môi
trường ở Đại Liên (Liêu Ninh), ở Thập Phương (Tứ Xuyên) và Khải Đông (Giang
Tô)… và tình hình vẫn nóng lên từng ngày cùng với các sự kiện bạo loạn ở Tân
Cương,Tây Tạng; những vụ nổ bom, các cuộc đấu đá nội bộ ở trong Đảng, chính
phủ, như vụ xét xử cựu Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Bạc Hi Lai, vụ bắt cựu Ủy
viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Chu Vĩnh Khang, bắt trợ lý cựu Tổng Bí
thư Triệu Tử Dương mới đây… Những vụ việc và sự kiện đó đã cho thấy: “Khi bạo
lực của chính quyền không thể chống đỡ được cuộc khủng hoảng, thì những nhà
lãnh đạo thế hệthứ năm của Trung Quốc đã bắt đầu tỏ ra lo lắng cho tương lai
của ĐCS Trung Quốc”[9].
Để hóa giải và giải quyết những lo lắng đó, khi mà những thay đổi trong cán cân
quyền lực giữa ĐCS và xã hội Trung Quốc đang diễn ra theo hướng Đảng mất dần sự
tín nhiệm và quyền kiểm soát, còn xã hội thì đang tích thêm sinh lực và sự tự
tin, lãnh đạo Trung Quốc đang hướng việc mâu thuẫn Trung Quốc ra bên ngoài để
đánh lạc hướng dư luận…[10].
Trung Quốc đã tính toán việc hạ đặt giàn khoan HD 981 chỉ
là bề nổi vì nghe ra có vẻ như Trung Quốc chỉ muốn tìm kiếm, khai thác dầu khí,
một vấn đề chỉ thuộc về lĩnh vực kinh tế. Nhưng thực ra, đây là vấn đề “địa
chiến lược” nằm trong âm mưu thôn tính lâu dài biển Đông của Trung Quốc. Giàn
khoan HD 981 sẽ di chuyển nay đây, mai đó trên thềm lục địa, vùng lãnh hải của
Việt Nam, về lâu dài theo như âm mưu tính toán của Trung Quốc nó sẽ thuộc chủ
quyền của Trung Quốc! Thậm chí nhiều nhà bình luận quốc tế còn cho rằng: việc
hạ đặt giàn khoan HD 981 chỉ là hành động “nghi binh” (giả), mà thực chất là
Trung quốc đang tiến hành xây dựng, khai phá 5 bãi đá ở quần đảo Trường Sa mà
Trung Quốc đã xâm lược của Việt Nam từ năm 1988. Đó là 5 bãi đá: Gạc Ma, Châu
Viên, Ga Ven, Én Đất và Tư Nghĩa. Trung Quốc sẽ xây dựng 5 bãi đá đó trở thành
căn cứ địa nhằm khẳng định chủ quyền của mình, đây sẽ là nơi tiếp tế hậu cần,
quân sự, và vũ khí để Trung Quốc tiếp tục đánh chiếm các đảo khác của Việt Nam
và của các nước ở Đông Nam Á, trong mưu đồ làm chủ đường lưỡi bò 9 đoạn với 80%
diện tích biển Đông!
Song song với những hành động hạ đặt giàn khoan HD 981,
khai phá xây dựng 5 bãi đá, Trung Quốc còn tiếp tục khởi công xây dựng một ngôi
trường ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mà Trung Quốc cách đây 2 năm đã đặt
tên là “thành phố Tam Sa” bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt
Nam. Hành động trên đã chứng minh dã tâm xâm lược lâu dài của Trung Quốc đối
với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Để cải thiện vị thế nhằm giữ thế thượng phong trong bối
cảnh hiện tại, cũng như cho các cuộc đàm phán trong tương lai, trước hết Trung
quốc phải thay đổi nguyên trạng thông qua tất cả các biện pháp cụ thể. Trung
quốc đã đơn phương leo thang trong quyết tâm củng cố tuyên bố “đường 9 đoạn”
phi lý này. Lời giải thích cho những hành động gây hấn ngày càng tăng của Trung
Quốc ở biển Đông, đó là Trung Quốc đã kiềm chế đơn phương trong quá khứ, điều
đó đã không giúp Trung Quốc cải thiện vị thế của mình trong các tranh chấp ở
biển Đông! Do Trung Quốc không có phản ứng đã khiến cho các nước tranh chấp
(Việt Nam, Philippin…) đã tăng cường sự hiện diện và đưa ra những yêu sách của
họ. Vì vậy, để cải thiện vị trí của Trung Quốc trong bối cảnh hiện tại, cũng
như trong các cuộc đàm phán trong tương lai, trước hết Trung Quốc phải thay đổi
nguyên trạng thông qua tất cả những biện pháp cụ thể, Trung Quốc sẽ sử dụng các
biện pháp tiếp cận dân sự và bán quân sự, nhưng không từ bỏ biện pháp cưỡng ép
quân sự nếu cần thiết! Và điều đó đã được chứng minh thông qua chiến lược
xây dựng “cường quốc biển”, tổ chức lực lượng “hải quân biển xanh” do chủ tịch
Tập Cận Bình và Đại hội Đảng 18 (năm 2012) của ĐCS Trung Quốc đề ra. Cụ thể,
Trung Quốc đã củng cố các lập luận của mình đằng sau “đường 9 đoạn” ở biển
Đông. Ông Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Trung Quốc (PLA) đã trình
bày 6 điểm chưa có tiền lệ về tính hợp pháp của đường 9 đoạn tại đối thoại
Shangri – La , một chỉ dẫn rõ ràng cho thấy quyết tâm của Trung Quốc trong việc
bao biện các yêu sách bành trướng lãnh thổ của mình. Điều này hoàn toàn trái
ngược với vài năm trước khi cộng đồng pháp lý và chính sách đối ngoại của Trung
Quốc vẫn còn tranh cãi về tính pháp lý của đường 9 đoạn[11].
Trước sự hợp tác đấu tranh của các nước cùng cảnh ngộ bị
Trung Quốc xâm chiếm, tranh giành, gây tổn hại về chủ quyền kinh tế, biển đảo
trong khu vực như Nhật Bản, Philippin, Việt Nam; trước sự ủng hộ của các nước
yêu chuộng hòa bình và chống lại âm mưu bành trướng, bá quyền của Trung Quốc
trên các diễn đàn Hội nghị Quốc tế như Mỹ, Nhật, Singapore, Philippin,
Indonexia, Australia, Liên minh châu Âu v.v… Trung Quốc đều tỏ ra lo lắng, tìm
mọi cách phê phán, gây chia rẽ, nói xấu những nước đó. Điều đó càng khẳng định
Trung Quốc rất lo sợ các nước trong khu vực liên minh lại chống lại những âm
mưu bành trướng của mình. Họ luôn luôn tìm mọi cách để chia rẽ khối đại đoàn
kết trong các nước ASEAN, họ chia rẽ sự ủng hộ của Mỹ và các nước lớn trong
giải quyết vấn đề biển Đông. Họ luôn lo sợ “quốc tế hóa” vấn đề giải quyết các
tranh chấp ở biển Đông. Họ luôn đưa ra lý lẽ chỉ giải quyết song phương. Họ
luôn luôn thực hiện chính sách “nói một đằng, làm một nẻo” trong quan hệ ngoại
giao. Trong khi chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố: “Sẽ không gây bất ổn trên biển
Đông… Người dân Trung Quốc luôn yêu chuộng hòa bình và luôn theo đuổi, cũng như
truyền cho thế hệ sau niềm tin vững chắc vào hòa bình, hữu nghị, hòa hợp…Trung
Quốc không có gien xâm lược!...”[12].
Thì chính ông cũng đã đích thân đến động viên, cổ vũ công nhân ở thành phố Đại
Liên tiếp tục đóng mới giàn khoan HD 982 để thăm dò trái phép dầu khí ở vùng
biển Đông trong đường lưỡi bò 9 đoạn mà Trung Quốc âm mưu thôn tính trong tương
lai.
Tờ “Đa chiều” của người Hoa ở hải ngoại ngày 14/6/2014 đã
viết: “Nắm 10 quyền lực tối đa trong nước, chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra chỉ
thị, tuyên bố bá chủ vùng biển Hoa Đông và biển Đông. Ông đã và đang điều chỉnh
chiến lược quân sự quy mô lớn trên biển Đông nên việc thi uy sức mạnh cơ bắp
với máy bay, tàu chiến ở gần vị trí giàn khoan HD 981(hạ đặt trái phép trong
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam) không có gì là lạ”. Bài báo khẳng định:
“Việc Bắc Kinh đã điều ít nhất 6 tàu chiến và 4 máy bay quân sự ra gần giàn
khoan HD 981 là biểu hiện của sự chuyển ngoặt trong chủ trương của Trung Quốc
từ chế độ chỉ nói mồm đến chỗ “động tay chân”, kết hợp uy hiếp quân sự với sức
ép ngoại giao, tranh thủ chính trị để phối hợp giải quyết. Đây chính là mô hình
Trung Quốc đang, sẽ áp dụng trên biển Đông… Đây là hành động có tính toán rất
kỹ, điều đó cho thấy sự thay đổi trong mô hình xử lý vấn đề biển Đông của Tập
Cận Bình”[13]
3. Thay cho lời kết
Trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến và cận hiện đại
ngày nay, chưa bao giờ các thế hệ lãnh đạo nối tiếp nhau ở Trung Quốc lại dừng
hành động thực hiện dã tâm bành trướng xâm lược Việt Nam. Từ Tôn Trung Sơn đến
chính quyền Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch và các chính quyền do ĐCS Trung Quốc
lãnh đạo như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và đặc
biệt là Tập Cận Bình hiện nay đều có chung một mục tiêu là xây dựng nhà nước Trung
Hoa hùng cường, muốn vươn lên làm bá chủ thế giới, tiếp tục mở mang bành trướng
bờ cõi cả vùng biển và đất liền. Dù Trung Quốc có đưa ra những lời kêu gọi hữu
nghị “cửa miệng” với Việt Nam như: “vừa là đồng chí vừa là anh em”, “môi hở
răng lạnh”, “hậu phương lớn vững vàng”, “16 chữ vàng”, “4 tốt” … nhưng điều đó
cũng chẳng che giấu được âm mưu bành trướng, xâm lược Việt Nam! Hiện nay, Trung
Quốc đang thực hiện nhiệm vụ chấn hưng Trung Hoa, “giấc mộng Trung Hoa”, hòng
thực hiện chiến lược biển, mưu đồ thôn tính 80% diện tích biển Đông với “đường
lưỡibò 9 đoạn”. Hành độnghạ đặt giàn khoan trái phép 981 vào sâu vùng đặc quyền
kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế và luật biển năm
1982, bất chấp sự phê phán của dưluậnquốc tế. Trung Quốc đã thay đổi chiến lược
từ sự việc quốc tế hóa vấn đề biển Đông, sợ bị các nước trong khu vực kiện ra
tòa án quốc tế … Hiện nay, họ đã chủ động tuyên bố 80% biển Đông trong
đường lưỡi bò 9 đoạn là lợi ích cốt lõi của họ! Họ sẽ quyết chiến đấu không
nhân nhượng để bảo vệ lợi ích cốt lõi này. Họ tuyên bố tiếp tục hành động sử
dụng vũ lực để bảo vệ lợi ích cốt lõi. Họ cũng đã sẵn sàng tranh luận lý
luận về đường 9 đoạn trên các diễn đàn quốc tế, kể cả ở Liên Hợp Quốc. Họ
vừa sử dụng vũ lực đểdọa các nước láng giềng bị Trung Quốc xâm hại như Việt
Nam, Philippin, Nhật Bản… nhưng mặt khác họ vẫn sử dụng chiêu bài
tôntrọng độc lập, tiến hành đàm phán đối thoại chính trị với các nước này. Họ
công khai bày tỏ quan điểm bành trướng của mình trong các diễn đàn ở Liên Hợp
Quốc, ở Hội nghị an ninh khu vực như Shangrila (Singapore) v.v… Mới đây, Trung
Quốc đơn phương xây dựng 5 bãi đá ngầm ở Trường Sa thành, tiếp tế hậu cần căn
cứ quân sự trung tâm ở biển Đông nhằm dễ dàng xâm lược toàn bộ biển Đông, song
song với việc Ủy viên Quốc vụ viên Trương Khiết Trì sang đàm phán với Việt Nam,
Trung Quốc tiếp tục hạ đặt 4 giàn khoan trái phép mới vào vùng đặc quyền kinh
tế của Việt Nam. Không những thế họ còn đe dọa trắng trợn đòi Việt Nam 4 không
được: (1) Không đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung
Quốc đối với các đảo trên biển Đông, (2)Không sử dụng các tài liệu mà Việt Nam
tự nhận là “tài liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận
Việt Nam về chủ quyền Trung Quốc ở Hoàng Sa, Trường Sa, (3) Không được lôi kéo
các nước khác can thiệp vào biển Đông (Nhật, Mỹ, EU, Australia…), (4)
Không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ…
Trước mắt, nhân dân cả nước phải đoàn kết một lòng, giữ
vững tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do” của Bác Hồ, tuyệt đối tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tuyệt đối không manhđộng trong các
hành động ứng phó với Trung Quốc. Số phận địa – chính trị đặt đất nước Việt Nam
bên bờ biển Đông, nơi trữ lượng dồi dào tài nguyên dầu khí, thủy hải sản, những
cũng khắc nghiệt đặt đất nước ta làm láng giềng với Trung Quốc. Số phận ấy đang
một lần nữa thử thách bản lĩnh, dũng khí của cả dân tộc. Nói như Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng: “Không ai chọn được láng giềng. Trong lịch sử đã nhiều lần,
ta luôn phải tìm cách chung sống hòa bình, thân thiện, hợp tác, phát triển,
đồng thời vẫn giữ được độc lập, chủ quyền”. Và nói như chủ tịch Trương Tấn
Sang: “Truyền thống bao đời của dân tộc ta là hòa hiếu với tất cả các bạn bề
trên thế giới. Nhưng không đánh đổi chủ quyền quốc gia hay nhân nhượng được.
Bằng mọi giá, chúng ta phải bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, không quỳ gối, run sợ
trước bất kỳ sức mạnh tàn bạo nào”. Còn nói như thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
chúng ta không thể đánh đổi chủ quyền đất nước bằng một thứ hữu nghị viển vông…
Chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ với các nước Đông Nam Á, tiếp tục cuộc đấu
tranh biển đảo chủ quyền ở biển Đông với tư cách một thành viên của ASEAN với
Trung Quốc, đòi Trung Quốc thực hiện những cam kết mà họ đã kí với ASEAN trong
thỏa thuận DOC và tiến tới kí kêt hiệp định COC nhằm ổn định hòa bình trong khu
vực.
Thế kỷ XXI này, thách thức lớn, lâu dài và cam go, chính
là sự đối mặt với những dã tâm bành trướng phương Bắc. Liệu Việt Nam qua như
thế nào đây? Câu hỏi này, bỗng nhiên nhức nhối và đau đớn tâm can những lương
tâm chính trực, yêu nước.
......................................
(2), (3) Nguyễn Quang Ngọc: “Bắc thuộc và chống Bắc
thuộc: những dấu tích văn hóa vật chất”, Tạp chí điện tử Văn hóa Nghệ An: http://vanhoanghean.com.vn.
Truy cập 16h54 ngày 31.5.2014(4) Xem chú thích (2), (3)
(5) Hệ thống
lý luận CNXH đặc sắc Trung quốc”, NXB Trường ĐảngTrung ương Trung Quốc, Bắc
Kinh, 12/2012 (Tiếng Trung Quốc)
(6) Giải mã
giấc mộng Trung Hoa”, http://vov.vn,
cập nhật 10h30 ngày 4/6/2014
(7) Sukjoon
Yoon (Hàn Quốc): “Chủ thuyết Monroe kiểu Tập Cận Bình lập lại trật tự vương
quốc Trung Hoa”, http://webcache.googleusecontent.com
(8) http://www.chinadaily.com.cn/2013
- 01/30/content_16185761.htm
(10) Marvin
Kalb_Barnard Karbi: Đột phá khẩu Trung Quốc, Hội nghị cấp cao 1972, Viện Thông
tin Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1979, trang 67
(11)
Những toan tính của Trung Quốc ở biển Đông, http://thegioi,baotintuc.vn,
cập nhật 6h18 ngày 15/6/2014
(12) Tín
hiệu mới từ Tập Cận Bình và lối hành xử của Trung Quốc, http://baodatviet.vn/thegioitintuc24h,
cập nhật 6h20 ngày 16/6/2014
(13) Tín
hiệu mới từ Tập Cận Bình và lối hành xử của Trung Quốc, http://baodatviet.vn/thegioitintuc24h,
cập nhật 6h20 ngày 16/6/2014
Nguồn: Theo VHNA