Phạm Trần
Vùng TQ cấm đánh cá |
Thời sự
Việt Nam vào thời điểm kỷ niệm 43 năm Cộng
sản cai trị cả nước (30/04/1975-30/04/2018) cho thấy Hà Nội đã phải trả giá qúa
đắt để được an phận nước nhỏ với Trung
Hoa. Chén thuốc đắng này còn được lính Tầu
tiếp sức bằng các vụ tấn công và cướp của ngư dân Việt Nam hành nghề ở
Biển Đông trong hai tháng 3 và 4 năm nay (2018).
Nhưng đảng và nhà nước CSVN lại
chưa bao giờ dám phản ứng mạnh với Trung Quốc để bảo vệ mạng sống ngư dân. Ngược
lại đã có những người vẫn hành động và viết lời ngụp lặn trong ao tù Cộng sản chủ nghĩa để quên đi chủ quyền biển đảo và trách nhiệm với
dân.
Trước hết hãy theo chân các tin
từ Việt Nam để biết những khốn khó mới xẩy ra cho ngư dân:
-Vụ thứ
nhất xẩy ra ngày 18.3 khi tầu cá mang số hiệu QNa 90822, do anh Nguyễn Tuấn Sơn (ngụ tại xã Tam Quan,
huyện Núi Thành) làm chủ tàu, khi đang hành nghề lưới cản ở tọa độ 16 độ vĩ bắc và 111 độ kinh đông
thì bị tàu sắt vỏ sơn màu trắng bao vây. Khoảng 15 phút sau, 1 ca nô
khác chở theo nhóm người mang súng áp sát mạn tàu. Ngay sau đó, nhóm 6 người đã nhảy lên tàu anh Sơn dùng súng khống chế ngư dân và có hành động cắt phá lưới cụ và lấy đi 2
bình ắc quy.”
-Vụ thứ
hai ghi lại với 2 tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi gây thiệt hại nặng về tài sản. Sự
việc xảy ra ngày 22.3, tàu cá QNg 90440 TS và QNg 90045 TS của ngư dân huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) khi đang
núp gió ở đảo Đá Lồi, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị tàu sơn trắng số hiệu 46016 và 45103 tấn công đâm va,
gây thiệt hại khoảng 800 triệu đồng
-Vụ thứ ba chẳng may đã đến với tầu QNg 90332 của ngư dân Nguyễn Tấn Ngọt, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đầu tháng 4-2018, tàu của ông chở tất cả 6 ngư dân ra khơi đánh bắt, đến sáng 20-4, khi tàu đang đánh bắt ở vùng biển cách đảo Linh Côn (thuộc quần đảo Hoàng Sa) khoảng 7 hải lý về phía Đông Đông Nam thì bất ngờ xuất hiện 2 tầu Trung Quốc màu trắng mang số hiệu 45103 và 46001 cao khoảng 7 m, dài khoảng 50 m rượt đuổi. "Sau nhiều giờ truy đuổi, họ liên tục đâm va, kẹp hai bên khiến mạn tàu bị vỡ. Khi tàu bị chết máy, có 5 người mang súng từ tàu Trung Quốc nhảy lên tàu chúng tôi, dồn tất cả mọi người về mui tàu yêu cầu ký biên bản, lăn dấu tay. Sau khoảng 1 giờ, họ bỏ đi… Lúc này tàu cá chúng tôi cũng bắt đầu chìm dần".
- Ngoài tàu cá của ông Ngọt bị 2 tàu Trung Quốc tông chìm, ngư dân Trần Năm (ở xã Bình Châu) thông qua Icom từ Hoàng Sa điện về cho biết tàu QNg 90046 TS do ông làm chủ kiêm thuyền trưởng cũng bị tàu nước ngoài cướp sạch tài sản khi đang hành nghề ở Hoàng Sa ngày 20.4.
Tin từ Việt Nam cũng cho biết:”Xã Bình Châu có trên 400 tàu cá, trong đó có 200 tàu thường xuyên hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Từ đầu tháng 3 đến nay đã có 10 phương tiện ở địa phương này bị tàu nước ngoài tông va, đập phá, cướp tài sản, làm thiệt hại hàng chục tỉ đồng.”
PHẢN ỨNG
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu nói với báo chí là ông “mong muốn Nhà nước có giải pháp để bà con an tâm đánh bắt, vừa nuôi sống gia đình cũng như bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.”
-Vụ thứ ba chẳng may đã đến với tầu QNg 90332 của ngư dân Nguyễn Tấn Ngọt, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đầu tháng 4-2018, tàu của ông chở tất cả 6 ngư dân ra khơi đánh bắt, đến sáng 20-4, khi tàu đang đánh bắt ở vùng biển cách đảo Linh Côn (thuộc quần đảo Hoàng Sa) khoảng 7 hải lý về phía Đông Đông Nam thì bất ngờ xuất hiện 2 tầu Trung Quốc màu trắng mang số hiệu 45103 và 46001 cao khoảng 7 m, dài khoảng 50 m rượt đuổi. "Sau nhiều giờ truy đuổi, họ liên tục đâm va, kẹp hai bên khiến mạn tàu bị vỡ. Khi tàu bị chết máy, có 5 người mang súng từ tàu Trung Quốc nhảy lên tàu chúng tôi, dồn tất cả mọi người về mui tàu yêu cầu ký biên bản, lăn dấu tay. Sau khoảng 1 giờ, họ bỏ đi… Lúc này tàu cá chúng tôi cũng bắt đầu chìm dần".
- Ngoài tàu cá của ông Ngọt bị 2 tàu Trung Quốc tông chìm, ngư dân Trần Năm (ở xã Bình Châu) thông qua Icom từ Hoàng Sa điện về cho biết tàu QNg 90046 TS do ông làm chủ kiêm thuyền trưởng cũng bị tàu nước ngoài cướp sạch tài sản khi đang hành nghề ở Hoàng Sa ngày 20.4.
Tin từ Việt Nam cũng cho biết:”Xã Bình Châu có trên 400 tàu cá, trong đó có 200 tàu thường xuyên hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Từ đầu tháng 3 đến nay đã có 10 phương tiện ở địa phương này bị tàu nước ngoài tông va, đập phá, cướp tài sản, làm thiệt hại hàng chục tỉ đồng.”
PHẢN ỨNG
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu nói với báo chí là ông “mong muốn Nhà nước có giải pháp để bà con an tâm đánh bắt, vừa nuôi sống gia đình cũng như bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.”
ông Phạm
Anh Tuấn, Phó chủ tịch thường trực T.Ư Hội Nghề cá VN cũng chi biết nói:” Trung ương Hội Nghề cá
VN phản đối và lên án tất cả hành vi sử dụng bạo lực chèn ép, tấn công ngư dân”.
(Theo báo Thanh Niên, ngày 22/04/2018)
Ông cũng cho biết Hội Nghề cá VN đã gửi văn bản tới Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ NN-PTNT kiến nghị lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển tăng cường các biện pháp bảo vệ ngư dân.
Ông nói:“Sau vụ việc tàu cá bị đâm chìm ở Hoàng Sa, chúng tôi tiếp tục kiến nghị lực lượng chức năng phải có phương án, biện pháp bảo vệ ngư dân ngay trong khi họ đang lao động sản xuất trên biển chứ không chỉ là hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra”.
Bà Phạm Thị Búp, vợ chủ tàu Nguyễn Tấn Ngọt bị nạn hôm 20/4/2018, nghẹn ngào kể với báo chí: “Năm 2015, gia đình bà đóng con tàu hết 1,5 tỉ đồng. Bao nhiêu tiền tích cóp vay mượn dồn hết vào cơ nghiệp làm biển, chưa trả hết nợ thì bị tông chìm. May mắn được bạn tàu cùng làng cứu vớt nhưng gia đình phải đối diện với thảm cảnh trắng tay.”
Ông cũng cho biết Hội Nghề cá VN đã gửi văn bản tới Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ NN-PTNT kiến nghị lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển tăng cường các biện pháp bảo vệ ngư dân.
Ông nói:“Sau vụ việc tàu cá bị đâm chìm ở Hoàng Sa, chúng tôi tiếp tục kiến nghị lực lượng chức năng phải có phương án, biện pháp bảo vệ ngư dân ngay trong khi họ đang lao động sản xuất trên biển chứ không chỉ là hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra”.
Bà Phạm Thị Búp, vợ chủ tàu Nguyễn Tấn Ngọt bị nạn hôm 20/4/2018, nghẹn ngào kể với báo chí: “Năm 2015, gia đình bà đóng con tàu hết 1,5 tỉ đồng. Bao nhiêu tiền tích cóp vay mượn dồn hết vào cơ nghiệp làm biển, chưa trả hết nợ thì bị tông chìm. May mắn được bạn tàu cùng làng cứu vớt nhưng gia đình phải đối diện với thảm cảnh trắng tay.”
Bài báo
viết tiếp:”Đau thương, mất mát, khiến người phụ nữ làng biển chỉ còn biết thắp
nhang khấn vái ông trời. Bà Búp khóc nức nở nói: Ngày đêm cứ chạy ra, chạy vô,
rồi đốt nhang vái trời đất phù hộ chứ không biết làm sao. Bây giờ gia đình tôi
biết làm gì ăn đây? Đi vá lưới cho người ta ngày cũng chỉ có một trăm nghìn làm
sao cho cả nhà vừa ăn uống, vừa trả nợ.”
NHÀ NƯỚC Ở ĐÂU ?
Tất cả
những vụ tầu cá Việt Nam bị lính Tầu đàn
áp, đánh đập, bắn phá, thuyền bị đâm chìm, phóng lửa, tài sản bị cướp nếu kể ra thì nhiều vô kể, chỉ tính từ năm 2007 là thời đỉnh điểm của chiến dịch Trung
Hoa hoành hành và lấn áp biển đảo Việt Nam.
Nếu phải
kể thêm những phản ứng vô vọng của các Hội nghề cá địa phương, Trung ương và của
các gia đình nạn nhân thì cũng chất lên thành núi, tương đương như thái độ nhu nhược và bất lực của đảng
Cộng sản và nhà nước Việt Nam trước các hành động ngang ngược và dã man của lực lượng Hải giám Trung Hoa đối với ngư dân Việt Nam ở Biển Đông trong nhiều
năm qua.
Đáng
quan tâm là hai lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển của Việt Nam chưa bao giờ dám đương đầu với
lính Tầu ở những vùng ngư dân đánh bắt ở Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó, mọi yêu
cầu của Hội nghề cá, chẳng qua cũng chỉ đổ nước đầu vịt, không đem lại bất cứ kết
qủa nào.
Vì vậy,
sau các vụ ngư dân bị tấn
công trong hai tháng 3 và tháng 4 năm nay (2018), nhiều người dân đã không giấu được nỗi bất bình và cảm xúc cực độ khi họ phản ảnh trên báo
Thanh Niên ngày 22/04/2018 như sau:
Người ký tên Hoa Thủy (TP Hồ Chí Minh) viết:”Hỡi hồn thiêng dân tộc! Có nghe tiếng kêu của các ngư dân Việt?! Hãy giúp họ mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc. Hỡi những người Việt có lương tâm, hỡi những người dân thế giới yêu hòa bình và công lý! Hãy chung tay giúp đỡ ngư dân Việt đang bị chèn ép, phá hoại ngay chính ngư trường truyền thống của mình.”
Thông Trần
(Bình Thuận) hỏi:”Bộ ngoại giao sao không lên tiếng?”. Một người tên Thuận (Tp Hồ Chí Minh) hỏi:” Cảnh sát biển
đâu?
Cũng có
người như Nguyễn Đình Đạt hỏi từ Tp Hồ Chí Minh:”Cảnh sát biển Việt Nam ở đâu?? mua sắm
trang thiết bị hiên đai sao cứ để nó ức hiếp dân hoài vây, nghe tức
chết và thương cho dân mình quá.”
Người ký tên Dân Bình (Hà Nội) cũng thắc mắc:”Ngư dân của chúng ta thật dũng cảm, vừa ra khơi kiếm sống vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nhưng sao không có bóng dáng tàu hải quân, cảnh sát biển ở đó?”
Đến phiên Trần Thu hỏi từ Tp Hồ Chí Minh:”Tại sao mình làm ăn trên biển của mình lại bị trung quốc nó hại ngư dân chúng ta. Vậy cảnh sát biển đâu kiểm ngư đâu. Buồn thật.”
Người ký tên Dân Bình (Hà Nội) cũng thắc mắc:”Ngư dân của chúng ta thật dũng cảm, vừa ra khơi kiếm sống vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nhưng sao không có bóng dáng tàu hải quân, cảnh sát biển ở đó?”
Đến phiên Trần Thu hỏi từ Tp Hồ Chí Minh:”Tại sao mình làm ăn trên biển của mình lại bị trung quốc nó hại ngư dân chúng ta. Vậy cảnh sát biển đâu kiểm ngư đâu. Buồn thật.”
Độc giả Đinh Tuấn Minh gửi từ Hà Nội:” Lực lượng chấp pháp Việt Nam nên hiện diện nhiều hơn tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để bảo vệ ngự dân Việt Nam. Không thể để tàu Trung Quốc phá hoại tàu ngư dân chúng ta liên tục kiểu này được.”
Vậy những thắc mắc của dân về hai Lực lượng kiểm ngư và Cảnh sát biển của Việt Nam đã được nhà nước CSVN trả lời ra sao ?
Như từ bao nhiêu năm qua, hai lực lượng này không dám
trả lời dân vì mọi quyết định phải đến từ Bộ Quốc phòng và Bộ Chính
trị. Chừng nào hai cơ quan “đấu sỏ” này chưa hé răng mở mồm thì mọi cấp phải ngậm miệng như hến. Y hệt như Bộ Ngoại giao đã “im lặng là vàng” trong
nhiều năm trước các câu hỏi về ngư dân bị lính Tầu tấn công, cướp của ở Biển
Đông.
Như thế thì hỏi làm gì cho phí
lời ?
Ngay cả
việc hàng năm Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông, như năm nay (2018)
trong thời hạn “từ 12 giờ ngày 1/5 đến 12 giờ ngày 16/8 trong biển Đông,
vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc đến đường giao giới vùng biển Phúc Kiến - Quảng
Đông, kể cả vịnh Bắc Bộ và vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam” cũng
không có phản ứng tích cực từ phía Việt Nam.
Chỉ thấy có thông tin chiếu lệ:”Hội nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động đơn phương và không có giá trị pháp lý của phía Trung Quốc. Quyết định trên của phía Trung Quốc là vô giá trị"
Cũng nói cho có chuyện phải nói, như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã tuyên bố với báo chí ngày 24/04/2018:”Việc Trung Quốc gần đây tiến hành một số hoạt động như: tàu “You Lian Tuo 9” tiến hành thi công dưới nước; tổ chức cuộc đua thuyền buồm cúp Ty Nam lần thứ 6 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cũng như việc Trung Quốc cho cài đặt các thiết bị tác chiến điện tử mới gây nhiễu sóng trên đá Chữ Thập và đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo này; trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, tinh thần Tuyên bố về cách Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); gây phức tạp tình hình và không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.”
“Việt
Nam đề nghị phía Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động nói trên, tôn trọng chủ
quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không có hoạt động gia tăng căng thẳng,
làm phức tạp tình hình ở khu vực”.
Đáng chú
ý là lời
tuyên bố của bà Lê Thị Thu Hằng về các hoạt động phi pháp của Trung Quốc
ở Biển Đông, đã được đặt lên tin hàng đầu trong khi bà ta lại không dám hé răng
bình luận về vụ
tầu cá QNg 90332 của ngư dân Nguyễn Tấn Ngọt, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị hai tầu Trung Quốc đâm chìm ngày 20/04/2018 ở Hoàng Sa.
THƯƠNG VAY KHÓC MƯỚN
tầu cá QNg 90332 của ngư dân Nguyễn Tấn Ngọt, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị hai tầu Trung Quốc đâm chìm ngày 20/04/2018 ở Hoàng Sa.
THƯƠNG VAY KHÓC MƯỚN
Cũng “rởm
tặc” không kém là khi 6 ngư dân của con thuyền bạc mệnh QNg
90332 được tầu bạn cứu đưa về đất liền Quảng Ngãi ngày 23/04/2018 thì cũng đúng
ngày này tại Hà Nội, trước tượng đài Lenin đã diễn ra hài kịch thương
vay khóc mướn kỷ niệm 148 năm ngày sinh
Lãnh tụ Cộng sản
Vladimir Lenin (22/4/1870 - 22/4/2018).
Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đàng CSVN viết:”Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội, đại diện các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của TP. Hà Nội do đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội dẫn đầu, đã đến tượng đài Lê-nin tại Công viên Lê-nin (Hà Nội), đặt hoa tưởng niệm Lê-nin, nhà tư tưởng vĩ đại, nhà chính trị kiệt xuất, người thầy của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới.
Trước tượng đài V.I Lê-nin, các đồng chí lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công lao to lớn của V.I Lê-nin đối với sự nghiệp cách mạng thế giới và nguyện cùng nhau kiên định thực hiện lý tưởng và con đường cách mạng vô sản, Chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng Thủ đô và đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh và góp phần vào sự nghiệp cách mạng vô sản.” (báo Nhân Dân, ngày 23/04/2018)
Nên biết tượng Lenin đã bị nhân dân Nga phá đổ và chế nhạo ở Mạc Tư Khoa trong cuộc cách mạng nhân dân năm 1991, kết thúc chế độ độc tài khát máu Cộng sản 70 năm ở nước này.
Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đàng CSVN viết:”Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội, đại diện các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của TP. Hà Nội do đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội dẫn đầu, đã đến tượng đài Lê-nin tại Công viên Lê-nin (Hà Nội), đặt hoa tưởng niệm Lê-nin, nhà tư tưởng vĩ đại, nhà chính trị kiệt xuất, người thầy của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới.
Trước tượng đài V.I Lê-nin, các đồng chí lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công lao to lớn của V.I Lê-nin đối với sự nghiệp cách mạng thế giới và nguyện cùng nhau kiên định thực hiện lý tưởng và con đường cách mạng vô sản, Chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng Thủ đô và đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh và góp phần vào sự nghiệp cách mạng vô sản.” (báo Nhân Dân, ngày 23/04/2018)
Nên biết tượng Lenin đã bị nhân dân Nga phá đổ và chế nhạo ở Mạc Tư Khoa trong cuộc cách mạng nhân dân năm 1991, kết thúc chế độ độc tài khát máu Cộng sản 70 năm ở nước này.
Thế mà
ngày nay, đầu Thế kỷ 21, Lenin vẫn được tôn thờ ở Việt Nam bời những đảng viên
Cộng sản giáo điều, bảo thủ lạc hậu.
Đối với
lãnh đạo Việt Nam, những gì Lenin nói và được ông Hồ Chí Minh làm theo cũng đều
là khuôn vàng thước ngọc phải bảo vệ và tuân hành. Nhưng, cũng rất
ngạc nhiên, không thấy ai lý giải xem liệu hai chứng “tự diễn biến” và “tự chuyển
hóa” của hàng ngũ cán bộ đảng viên bây giờ có bắt nguồn từ tư tưởng Lenin
không ?
Riêng trong lĩnh vực tham nhũng, căn bệnh trầm kha khi nào cũng “vẫn còn nghiêm trọng” ở Việt Nam có được học thuyết Lenin bày vẽ cho cách phải chống ra sao không ?
Riêng trong lĩnh vực tham nhũng, căn bệnh trầm kha khi nào cũng “vẫn còn nghiêm trọng” ở Việt Nam có được học thuyết Lenin bày vẽ cho cách phải chống ra sao không ?
Một
bài viết
trong Tạp chí Tuyên giáo cho thấy điều đó đã được noi theo:”Những chỉ
dẫn của Lênin về nguồn gốc, bản chất, tính chất và sự nguy hại của tệ quan
liêu, tham nhũng cũng như sự cần thiết phải đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng
đã được vận dụng sáng tạo và giải quyết phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, trong các nghị quyết
của Đảng cũng như trong quá trình chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Đảng
ta nhận thức rõ: chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong
một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng. Tình trạng suy thoái
về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống của một
bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí; nhất là, không ít cán bộ
lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp thiếu gương
mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, chưa đi đầu trong cuộc đấu tranh chống
tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm… đang làm xói mòn lòng tin của
nhân dân với Đảng và chế độ.”
(Tiến sỹ Nguyễn Thị Hà, Tạp chí Tuyên
giáo, 22/04/2018)
Đã tìm ra những nguyện nhân như thế mà tại sao tham nhũng vẫn sống nhăn khắp làng khắp xóm ở Việt Nam ?
Liệu đảng có trả lời được không, hay cần phải nghe Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Chương phát biểu trên báo Tuổi Trẻ để thấy đảng còn gian nan lắm mới tìm được lối thoát.
Ông nói:”Xây nhà cửa tử tế không có gì xấu hổ. Nhưng với cán bộ, lương khoảng 30 triệu đồng/tháng, nhẩm tính cũng phải mất 277 năm mới có 100 tỉ. Vậy lấy tiền đâu xây biệt phủ hàng trăm tỉ đồng?” (Tuổi Trẻ Online, ngày 22/04/2018)
Câu nói rất thật này của Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Chương có giúp Nhà nước tìm ra nguồn gốc của tham nhũng không, hay các cấp cần phải xếp hàng vái Lenin nhiều năm nữa may ra mới thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm ? -/-
Phạm Trần
(04/018)
Đã tìm ra những nguyện nhân như thế mà tại sao tham nhũng vẫn sống nhăn khắp làng khắp xóm ở Việt Nam ?
Liệu đảng có trả lời được không, hay cần phải nghe Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Chương phát biểu trên báo Tuổi Trẻ để thấy đảng còn gian nan lắm mới tìm được lối thoát.
Ông nói:”Xây nhà cửa tử tế không có gì xấu hổ. Nhưng với cán bộ, lương khoảng 30 triệu đồng/tháng, nhẩm tính cũng phải mất 277 năm mới có 100 tỉ. Vậy lấy tiền đâu xây biệt phủ hàng trăm tỉ đồng?” (Tuổi Trẻ Online, ngày 22/04/2018)
Câu nói rất thật này của Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Chương có giúp Nhà nước tìm ra nguồn gốc của tham nhũng không, hay các cấp cần phải xếp hàng vái Lenin nhiều năm nữa may ra mới thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm ? -/-
Phạm Trần