Hương Khê
Sự
kiện Trung tướng Phan Văn Vĩnh, cựu Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát bị bắt,
đã gây nên một cơn chấn động lớn trong dư luận.
Chấn
động, bởi vì, một con người mang hàm cấp tướng, đã được nhà nước CSVN phong tặng
danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang ngành Công an, thì phải là con
người đã lập được nhiều “chiến công lẫy lừng” với chế độ. Nay lại trở
thành tên tội phạm của chế độ mà ông ta suốt một đời đã tận tụy cung phụng và
phục vụ.
Thực
ra, thông tin về việc bắt 2 ông tướng công an là Phan
Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa có liên quan đến
vụ đánh bạc ngàn tỷ tại Phú Thọ đã có từ đầu năm 2018. Ngày 11/01/2018, trên
trang cá nhân của nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà(Cô gái Đồ long) đã đưa
tin, Bộ Công an bắt 2 ông tướng là Phan Văn
Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa, và con rể ông Phạm Quang Nghị là Nguyễn
Văn Dương.
Thế
nhưng tại những cuộc họp báo của Bộ Công an sau đó, khi báo chí hỏi về
thông tin trên mạng nói về việc bắt 2 ông tướng này, thì Bộ Công an không xác
nhận và cũng không phủ nhận. Họ chỉ nói chung chung là vụ đánh bạc tại Phú Thọ,
công an đang điều tra. Nhưng trong nội bộ ngành công an, người ta đã
rỉ tai nhau rằng, 2 ông tướng này đã bị cấm đi khỏi nơi cư trú từ cuối
năm 2017.
Về
thành tích của ông Phan Văn Vĩnh: Để tô điểm cho “Bảng vàng chiến công” của ông
tướng này, máu của biết bao nhiêu người dân vô tội đã đổ ra dưới bàn tay sắt
máu của ông ta và thuộc hạ. Biết bao người dân buôn bán lương thiện,
là chủ của những cửa hàng lớn tại tỉnh Nam Định, đã phải “ngậm đắng nuốt cay”
nhắm mắt mua những thứ hàng hóa họ kinh doanh của các tay chân đàn
em ông Vĩnh với giá trên trời, cao hơn giá của các công ty đã giao dịch với họ,
nếu không muốn cửa hàng mình phải đóng cửa.
Thời
kỳ ông Phan Văn Vĩnh làm Giám đốc Công an tỉnh Nam Định, cũng là thời kỳ các loại
tội phạm hình sự nở rộ và phát triển mạnh nhất trên địa bàn tỉnh, và
đứng nhất cả nước, trong đó các ổ cờ bạc mọc lên như nấm sau mưa.
Có
điều lạ là, sau mỗi vụ trọng án xảy ra tại Nam Định, tuy người dân còn biết rõ
thủ phạm là ai huống hồ là công an, nhưng chúng không hề bị bắt, và
sau đó bọn chúng tự nhiên “mất tích”, và vụ án rơi vào im lặng. Dư
luận cho rằng, thủ phạm đã được “ai đó” gọi lên, đóng một khoản tiền nào đó tùy
theo mức độ gây án, và đẩy đi nơi khác. Thế là xong.
Hồi
đó, dân Nam Định có câu: “Thiên đường cờ bạc tại châu Á thuộc về Macau, tại Việt
Nam thuộc về Nam Định”. Kẻ thua nợ bị xiết nhà là chuyện bình thường. Còn lô đề
thì khỏi nói. Chân rết lô đề tại Nam Định nhan nhản từ quán nước chè đến quán
bún ốc. Dư luận đồn rằng, một nửa số lợi thu được từ việc bảo kê, cờ bạc tại
Nam Định sẽ được chuyển cho người nhà của ông Vịnh. Vì thế mọi việc cứ êm ả
trôi đi.
Sự
bảo kê lộng hành và trắng trợn đến mức, một tay anh chị dí súng vào đầu con nợ,
bóp cò thì… đạn thối không nổ. Con nợ thoát chết đi báo công an, công an trả lời:
“Nợ thì phải trả, không nó bắn cũng là bình thường. Biên bản dù có lập, nhưng
luật nào đúng thì làm”.
Ở
Nam Định thời đó, phóng viên muốn tiếp xúc hệ thống chính quyền thì hầu như
không ai tiếp. Nếu có ai nấn ná chờ muốn gặp bằng được thì sẽ có dăm bảy thanh
niên vằn vện vỗ vai bảo: Đi chỗ khác chơi.
Nhưng
“chiến công” nào của tướng Vịnh đưa đến việc ông ta được phong Anh
hùng?
Vào
đầu thập kỷ chín mươi của thể kỷ trước, một chủ tiệm vàng tên Vượng tại TP. Nam
Định, mang theo 20.000 USD sang Thái Bình mua vàng(hồi đó chưa có quy định người
đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm). Khi đến đất Thái Bình, chẳng may người này bị
tai nan, được người đi đường đưa vào bệnh viện cấp cứu. Khi tỉnh lại trong bệnh
viện, số đô la kia đã không cánh mà bay.
Vốn
là chủ một tiệm vàng lớn tại thành Nam, lại có quan hệ mật thiết với giới giang
hồ số má, người này đã giao kết với nhóm giang hồ Thái Bình nhờ lo liệu. Cái
giá thỏa thuận đưa ra là 50% nếu tìm lại được số tiền bị mất.
Sau
khi hoàn thành phi vụ, do không nhận đủ số tiền như đã giao ước, đám giang hồ
Thái Bình quyết định nói chuyện phải trái với chủ tiệm vàng.
Đêm 12/3/1991,
trước lúc đi, đám giang hồ Thái Bình đã gọi điện báo trước cho nhà Vượng là tối
nay đến nhà nói chuyện. Khi đám giang hồ Thái bình đã vây chặt nhà Vượng, bỗng
nghe tiếng súng nổ, và rất đông người mặc thường phục lao đến khống chế đám
giang hồ Thái Bình. Nhóm này tưởng chủ tiệm vàng lật kèo, thuê giang hồ Nam Định
chơi lại, lại nghe tiếng súng, biết là nhóm này có “hàng nóng”, nên liền tháo
chạy và không quên rút chốt lựu đạn ném về phía đám người mặc thường phục kia.
Ngày
hôm sau, giới giang hồ Thái Bình và Nam Định mới biết, có ít nhất 4 cảnh sát
hình sự bị trọng thương, trong đó có Phan Văn Vĩnh bị thương ở mắt, và một người
tên Th bị mất hạ bộ.
Thực
chất vụ này không phải cướp tiệm vàng như báo chí sau đó đưa tin, mà chỉ là cuộc
đòi nợ. Khi biết thất thế thì nhóm giang hồ Thái Bình vừa bỏ chạy và ném lựu đạn
về phía sau. Chẳng có ai đè ai và vật lộn với ai cả. Nhưng đã được thêu dệt nhiều
tình tiết ly kỳ như phim hành động.
Sau
này nhân dân thành Nam có câu ca hài hước để nói về thương tích của những cảnh
sát hình sự bị thương đêm ấy:
“
Vĩnh mất một pha-Th đi cả cụm”.
Từ
đó về sau, Phan Văn Vĩnh có biệt danh là “Vĩnh chột”.
Nhờ
sự dìu dắt của người đồng hương, cũng là đồng tộc Mai Chí
Thọ, tên thật là Phan Đình Đống, lúc ấy đang làm Bộ trưởng Bộ Nộ vụ, nay là Bộ
Công an, nên người bị hỏng một mắt, sau này được nhân lên là gương “điển hình
tiên tiến”. Sau đó được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang, và cuộc
đời của Phan Văn Vĩnh cứ lên vù vù.
Còn
người bị mất bộ hạ, vì không có ai dìu dắt, nên phải ra quân sau đó.
Công
an Nam Định sau này nhắc tới sự việc này như một chiến công của những cảnh sát
hình sự trong công cuộc đấu tranh chống tội phạm và giữ gìn trật tự xã hội.
Nhưng giới giang hồ cộm cán thành Nam thời ấy đều hiểu rằng, chẳng có “chiến
công” nào ở đây cả, bởi tất cả chỉ là một mà thôi. Lằn ranh giới giữa hình sự
và giang hồ thời chập choạng mở cửa đổi mới ở thành Nam gần như không thể phân
biệt. Các hoạt động kinh doanh lớn nhỏ, hoạt động tội phạm kể cả ma tuý, đều được
bảo kê bởi những bàn tay đen.
Sau
thời điểm đó, giới giang hồ thành Nam bắt đầu tỏả đi tung hoành khắp nơi. Những
tên tuổi lừng lẫy như Thắng chập, Ánh thiệp, Phúc bồ, Tuấn xuyên, Hải bánh, Tuấn
xiển,… trong đó, có những cái tên sau này Nam tiến (thực ra là trốn triệu tập
hay truy nã) đã khiến ông trùm Năm Cam phải e ngại bởi độ liều lĩnh, sự tráo trở
cũng như sẵn sàng làm những việc tày trời.
Nghe
những “giai thoại” phá án được báo lề đảng tâng bốc là “cực
kỳ thông minh” của cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh, có thể thấy rằng, những
"nghiệp vụ" vừa phạm pháp nghiêm trọng, vừa xem thường nhân mạng như
thế chẳng những không bị nghiêm cấm, mà người sử dụng chúng còn được khen là
"phá án thông minh" và thăng cấp đến Trung tướng, Tổng cục trưởng Tổng
cục Cảnh sát.
Khi
còn là công an xã, Phan Văn Vĩnh đã tổ chức đốt nhà nghi phạm cả đêm để có cớ
xâm nhập nhà nghi phạm.
Khi
lên làm công an huyện, nửa đêm Phan Văn Vĩnh tổ chức đột nhập nhà nghi phạm, tống
nghi phạm vào bao, nhét lựu đạn vào túi áo, và và đặt nghi phạm nằm
chắn ngang đường tàu để bắt nghi phạm nhận tội trộm súng(1).
Nhờ
cái mắt chột ấy làm cái thang cho Phan Văn Vĩnh lên như diều gặp
gió. Và cũng nhờ nó mà Phan Văn Vĩnh tác oai tác quái, dung dưỡng cho bọn tội
phạm và cờ bạc tại Nam Định trước đây, cũng như sau này với cấp bậc Trung tướng,
giữ chức Tổng Cục trưởng TCCS, thì đây là ‘mỏ vàng” cho Phan Văn Vĩnh và đồng bọn
tha hồ phát huy nghiệp vụ của mình .
Nói
về ngành Cảnh sát hình sự, những vụ án oan như vụ Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn
Nén, Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng..vv. tuy không phạm tội giết người,
nhưng vẫn phải nhận tội bởi “nghiệp vụ” của các cảnh sát. Đến nay
Nguyễn Thanh Chấn và Huỳnh Văn Nén đã được minh oan và trở về nhà sau hàng chục
năm ngồi tù oan.
Còn
Hồ Huy Hải và Nguyễn Văn Chưởng vẫn còn mang án tử, không biết chết lúc nào, mặc
dù gia đình, các luật sư và dư luận xã hội đều cho rằng, đây là những án oan.
Điều
làm người ta ngạc nhiên là, ngoài tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc là “chuyện
nhỏ” đối với công an, thì “Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự sử dụng mạng
Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua
bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố
khác (2).
Qua
đó chứng tỏ rằng, ngoài tội tổ chức đánh bạc và đánh bạc,
Phan Văn Vĩnh còn là tướng cướp, với “hành vi
chiếm đoạt tài sản” của người khác, và là Mafia tài chính
với hành vi “mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền”.
Phan
Văn Vĩnh đã trở thành "gián điệp" của bọn tội phạm.
Những nụ cười gượng:
Trung
tướng Nguyễn Quốc Thước (nguyên Tư lệnh Quân khu IV) nói: Bắt ông Vĩnh vừa buồn,
vừa mừng.
“Ông
Phan Văn Vĩnh vi phạm và bị bắt tạm giam là việc rất đáng buồn. Tôi không nghĩ
rằng trong ngành Công an từng tồn tại một người như vậy.
Nhưng
đây là tín hiệu vô cùng mừng vì điều này cho thấy nỗ lực và quyết tâm rất cao của
Đảng và Nhà nước, mà trực tiếp là Bộ Công an trong cuộc đấu tranh không khoan
nhượng đối với vi phạm của cán bộ, để làm trong sạch bộ máy”(3).
Đại
biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, tội phạm nằm ngay trong lực lượng chấp
pháp, trong lực lượng phòng chống tội phạm, nghĩa là nó đã đạt đến mức độ
“mafia” rất cao. Đây không phải là tội phạm/vụ án thông thường mà nó đã hình
thành một "tập đoàn tội phạm", trong đó có ông Tổng cục trưởng TCCS,
và ông Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao C50
và các đối tượng bên ngoài có liên quan(4).
Có
thể nói rằng, Công an Việt Nam một lúc phải đóng 3 vai:
Là
công an khi làm nhiệm vụ công khai.
Nhập
vai côn đồ để đánh đập các nhà đấu tranh, hoặc phá hoại các buổi tụ họp của các
tổ chức dân sự, như vụ LS Nguyễn Văn Đài bị đánh đập dã man tại Nghệ An, nhà
báo Phạm Đoan Trang bi đánh đập đến tàn tật vĩnh viễn, hay Trần Thị
Nga bị đánh gãy chân là những ví dụ điển hình.
Ngoài
ra công an là tội phạm khi thực hiện những phi vụ mờ ám, như Thượng tá tình báo
Vũ Nhôm, Thiếu tá tình báo Phan Sào Nam..vv.
Trong
đó nổi bật nhất là hai vị tướng công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa, trùm
bảo kê cho tội phạm đánh bạc, và những hoạt động tội phạm khác.
Dù
ở vai trò nào thì các đồng chí công an cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao.
Bởi
vậy mà ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Ủy
viên Ban chấp hành Đảng bộ Văn phòng Quốc hội của Việt Nam khóa XIII nói rằng,
Công an Việt Nam vào loại giỏi nhất thế giới.