Hoạt động dịch vụ hành chính nhà nước, giáo dục và y tế có tốc độ phát triển cao, trong khi lao động trong các hoạt động này (trừ y tế) giảm. Ảnh: Nguyễn Nam |
(TBKTSG)
- Có một vấn đề trong thống kê, Việt Nam cần lý giải. Đó là tốc độ phát
triển rất cao của hoạt động dịch vụ hành chính nhà nước (dịch vụ Đảng,
Nhà nước, an ninh quốc phòng), giáo dục và y tế, trong khi lao động
trong các hoạt động này (trừ y tế) giảm.
Cần
lý giải vấn đề này vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng GDP. Theo
cách tính, GDP = giá trị tăng thêm (GVA) + thuế trừ bù lỗ sản phẩm. Nói
chung tốc độ tăng của GDP bằng với tốc độ tăng GVA vì thuế trừ bù lỗ
chỉ tỷ lệ thuận với GVA, và vì nếu tăng cao hơn do thuế suất tăng, thì
phần tăng này coi như tăng giá, bị loại khỏi giá cố định.
Tăng
trưởng bình quân năm của ba hoạt động liên quan đến ngân sách nhà nước
này trong suốt thời kỳ 2006-2017 là trên 7,3%, rất cao so với tốc độ
tăng GDP là hơn 6% một chút (xem dòng 1 trong bảng). Ba khu vực dựa vào
ngân sách nhà nước này chiếm tới 8,9% GDP so với công nghiệp (15,3%) là
rất lớn. Có phải vì lao động tăng trưởng mạnh không? Không phải thế!
Lao động trong ba hoạt động liên quan đến ngân sách nhà nước chỉ tăng
trung bình năm là 2,1% (xem dòng 2). Vào năm 2016, lao động trong ba
hoạt động trên chỉ tăng 0,7% nhưng GDP (tức là giá trị tăng thêm) từ
đây vẫn tăng trên 7%. Vì sao mà GDP từ đây lại tăng nhiều thế? Phải
chăng vì năng suất lao động tăng?
Khu
vực dịch vụ nhà nước (nói chung cho Đảng, đoàn thể, hành chính và an
ninh quốc phòng) theo thống kê có lượng lao động giảm 0,3% trong năm
2016 (xem dòng 2), thì đáng lẽ GVA của khu vực này giảm 0,3% chứ không
phải tăng 7,1%. Nhìn chung từ năm 2011 đến năm 2016 (và cả trước đó),
Tổng cục Thống kê (TCTK) tính khu vực nhà nước tăng hàng năm trên 7%
trong khi chỉ có hai năm là số lao động tăng 3-4%. Tăng lương chỉ là
tăng giá (giá lao động), chứ không được coi là đóng góp vào tăng GDP
theo giá cố định.
Ở
khu vực thị trường thì khác, nếu giá trị sản lượng tăng (có giá trị thị
trường để đưa về năm gốc), mà lương theo giá cố định giảm thì GVA tăng
do giá trị thặng dư tăng. Như vậy từ năm 2010 đến năm 2016, TCTK tính
GVA từ khu vực dịch vụ nhà nước tăng quá mức như hiện nay là có vấn đề.
Chính vì tính không đúng GDP theo
giá cố định từ khu vực dịch vụ hành chính nhà nước (dịch vụ Đảng, Nhà
nước, an ninh quốc phòng) cũng như giáo dục mà năng suất lao động hai
khu vực này tăng cao hơn cả năng suất của cả nước và của ngành công
nghiệp chế biến, một điều rất phi lý!
|
Giáo
dục cũng thế, dù cách tính sẽ phức tạp hơn, vì có giáo dục công - tức
là phi thị trường (chiếm có lẽ đến 80% khu vực giáo dục) và giáo dục
tư. Giáo dục công thì cách tính cũng giống như khu vực dịch vụ nhà
nước. Giáo dục tư thì tính theo nguyên tắc thị trường. Khu vực này cũng
tăng liên tục ở mức trên 7% từ năm 2010 đến năm 2016 trong khi lượng
học sinh chỉ còn tăng trung bình năm là 0,7% và lượng giáo viên tăng
trung bình năm là 0,5% (xem dòng 6).
Như
vậy rõ ràng là tốc độ tăng trưởng của giáo dục là quá đáng khi TCTK
tính như trên. Vì ba hoạt động trên chiếm 6,8% tổng GVA năm 2010, nên
nếu như GVA của ba hoạt động trên trước đây chỉ tăng hàng năm là 2%
thay vì 7,3%, tức là thấp đi 5,3%, thì kết quả đưa đến là mức tăng GVA
hay GDP của cả nền kinh tế sẽ phải giảm đi 0,36% một năm.
Vào
năm 2017, khi cơ cấu ba hoạt động trên lên tới 8,9%, tốc độ tăng tổng
GVA, GDP sẽ giảm đi 0,47%, như vậy GDP năm 2017 thực chất chỉ tăng 6,3%
thay vì 6,8% như công bố.
Tương
tự như thế, tốc độ tăng trưởng của hoạt động phi thị trường của dịch vụ
Đảng và Nhà nước ở mức trên 7% một năm cũng là quá đáng.
Nói
chung, có thể tạm kết luận là tốc độ tăng trưởng GDP mà TCTK tính là
cao hơn sự thật.
Cách
đưa các hoạt động phi thị trường về giá cố định mà lại dùng chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ đại diện một phần rất nhỏ và mức tăng thấp hơn
mức tăng của chi phí đã đưa đến GVA của khu vực nay tăng cao hơn sự
thật.
Chính
vì tính không đúng GDP theo giá cố định từ khu vực dịch vụ hành chính
nhà nước (dịch vụ Đảng, Nhà nước, an ninh quốc phòng) cũng như giáo
dục, mà trong khoảng thời gian 2010-2016 năng suất lao động của khu vực
dịch vụ nhà nước tăng 40,3%, của giáo dục tăng 35%, cao hơn mức tăng
năng suất lao động của khu vực công nghiệp chế biến (32,9%) và tất
nhiên cao hơn cả năng suất của cả nước, một điều rất phi lý!
(1)
Những số liệu này có thể tính thẳng từ thống kê của National Bureau of
Statistics of China, nhưng đây là ví dụ:
http://www.chinadaily.com.cn/china/2015-01/20/content_19353528.htm hay
https://www.bofit.fi/en/monitoring/weekly/2017/vw201725_5/
http://www.thesaigontimes.vn/271536/tang-truong-gdp-thong-ke-cao-hon-thuc-te-.html