Thiện Tùng
Không
như hồi còn làm phó, từ khi được đôn lên làm Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn
Xuân Phúc đi nhiều hơn, tỏ rõ quyền uy hơn, tự tin hơn, nói nhiều hơn, hài hước
hơn. Với tư thế bề trên, đi đến đâu Ông cũng độc chiếm diễn đàn, vạn sự thông,
dẫn giải hết chuyện nầy đến chuyện nọ chẳng khác mấy giảng viên ở các lớp huấn
luyện.
Nửa nhiệm kỳ đầu, Ông di hành gần như khắp các tỉnh, thành
trên cả nước. Đến nơi nào cũng vậy,
Ông chỉ ra những khuyết nhược điểm và
nói thế mạnh của từng địa phương. Để rồi, ông
khích tướng: “Cố phấn đấu, trong thời nhứt định, địa phương ta phải dẫn
đầu cả nước”. Với ảo vọng của Ông, khiến cho người ta liên tưởng, đến
một ngày nào đó, các địa phương sẽ đồng hạng, dàn hàng ngang tiến lên. Thế mà
gần 3 năm qua, các địa phương thi nhau tuột hậu, ngay ngoại vi thủ đô Hà thành
cũng đang lặn hụp trong lũ!?.
Nửa nhiệm kỳ sau, dường như Ông nghĩ ra chiến lược “Phát
triển Nông nghiệp”. Suốt gần tháng nay, đi đến đâu Ông cũng nhấn mạnh về nông
nghiệp. Với vẻ đầy tự tin, Ông đặt hàng: “Nông nghiệp nước ta trong 10 năm nữa phải lọt vào top 15 quốc gia phát triển
nhất thế giới, riêng lĩnh vực chế biến nông sản phải vào top 10”. Tự tin hơn, Ông
lại nhấn mạnh: “Nông nghiệp Việt Nam còn nhiều tiềm
năng và cơ hội, nhất là trong cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ và cộng đồng
doanh nghiệp cần chung sức để đưa Việt Nam vươn lên vị trí hàng đầu thế giới về
nông sản”.
Ngày 30/7/2018, khi đến Lâm Đồng (Đà Lạt), ông khuyến khích
nơi đây đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Ông cho biết: “ Kết quả một
cuộc điều tra cho thấy người Việt Nam ăn thiếu rau, củ, quả trong khi tỷ lệ ăn
tinh bột còn rất cao, đó là điều bất hợp lý khi nước ta có rất nhiều rau, củ,
quả. Mọi người cần ăn nhiều rau, củ, quả hơn, nhiều chất xơ hơn để phòng chống
bệnh tật và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”. Thế
là quay về với nông nghiệp “tự sản tự tiêu sao”?!.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp. Ảnh: VGP. |
Người viết
quả quyết rằng, chủ trương đẩy mạnh phát triển Nông nghiệp theo cách của Thủ tướng
cũng sẽ thất bại, bởi vì Ngài không đá động gì về luật đất đai, về thủy nông,
về tiêu thụ nông sản.
Ngày nào
luật đất đai còn “thuộc sở hữu toàn
dân, do nhà nước quản lý” thì ngày ấy ruộng đất còn tiếp tục bị bạc
màu, bị phung phí.
Ngày nào
chưa quan tâm đúng mức thủy lợi
phục vụ cho Nông nghiệp thì ngày ấy nông nghiệp càng tiếp tục lụn bại, nông dân
càng khốn đốn: Ở Nam bộ, thừa nước mặn, thiếu nước ngọt và phù sa do các
nước bạn làm thủy điện ở thượng nguồn sông Mékong. Ở Trung bộ, thiếu nước
vào mùa nắng, ruộng
vườn nút nẻ; thừa nước vào mùa mưa do hàng chục đập thủy điện ở thượng nguồn
thi nhau xả thải, chạy thoát thân vì lũ không xong còn nói chi cứu tài sản hoa
màu!. Ở Bắc bộ, nạn phá rừng ở thượng nguồn, sông suối bị kiệt nước vào
mùa khô; lũ quét, sạt lỡ chết người vào mùa mưa, ngay ngoại vi thủ phủ Hà Nội
còn đang phải lặn hụp vì lũ quét.
Ngày nào
nhà nước còn độc quyền thu mua lúa gạo
thì ngày ấy nông dân còn khốn khổ về nạn ép giá. Ngoài không hăng hái trong sản
xuất, nông dân lần lượt rời bỏ ruột vườn ra thành tìm việc làm kiếm sống cho
qua ngày, trở thành lực lượng “bán công bán nông”, cuộc sống luôn bắp bênh.
Muốn phát
triển nông nghiệp, không còn cách nào khác, phải sở hữu hóa tư nhân về ruộng đất, phải thủy
lợi hóa ruộng vườn, phải tư
nhân hóa về thu mua chế biến nông sản, theo hướng:
- Thay đổi
luật đất đai, trên cơ sở quyền sử dụng
đất hiện tại, sát lập 3 dạng quyền sở
hữu: Nhà nước, tập thể và hộ cá nhân.
- Đấu tranh với các nước thượng nguồn Mékong đã
và đang tùy tiện làm thủy điện, đảm bảo cho Đồng bằng sông Cửu Long đủ nước ngọt
/ Điều chỉnh hoặc xóa bỏ những đập thủy điện ở miền Trung / Mạnh tay hơn đối với nạn phá rừng thượng nguồn,
khắc phục cho kỳ được nạn lũ quét, sạt lỡ ở các tỉnh miền Bắc.
- Tư nhân
hóa kinh doanh, tiêu thụ, chế biến
nông sản, bằng cách: cho tư nhân mở cảng, quan hệ mua bán nông sản trực
tiếp chẳng những đối với trong nước mà đối với cả nước ngoài.
Một thiếu
sót không thể bỏ qua, khi nói phát triển nông nghiệp mà Thủ tướng không đề cập
đến “người hùng” Huỳnh
văn Thòn, người sáng lập công ty cổ phần “Bảo vệ Thực vật” An Giang, tiền thân
của “Tập đoàn Lộc trời” đang hiện hữu ở Đồng bằng Sông Cửu long.
Tiện đây,
người viết giới thiệu sơ qua về “Tập đoàn Lộc trời”:
Từ một
công ty cổ phần chuyên sản xuất, chế biến thuốc “Bảo vệ Thực vật” của tỉnh An
Giang, chuyển thành “Tập đoàn Ngọc trời” chuyên sản xuất, thu gom, chế biến, tiêu thụ nông sản lớn nhứt Việt Nam hiện
nay. Với những “Cánh đồng mẫu”, năm 2011 có 443 hộ nông dân tham gia với diện
tích 1.073 ha, quy mô hàng năm tăng lên không ngừng. Theo dự kiến năm 2018 sẽ kết
tập thêm nhiều hộ nông dân tham gia và tăng diện tích lên 19.000 ha – đất do
nông dân tự góp vào.
Ngày 30/8/2015, tại thành phố Cao
Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), “Công ty cổ phần “Bảo vệ thực vật” An Giang chính thức đổi tên thành “Tập đoàn Lộc trời”. Ngay
hôm ấy, Tập Đoàn ra tuyên ngôn có nội dung:
<<Chúng tôi tuyên bố là
tập đoàn nông nghiệp tri thức, có chuỗi giá trị bền vững hàng đầu thế giới.
Chúng tôi hiện thân
cho khát vọng và sáng tạo của nông dân Việt Nam.
Chúng tôi cam kết:
mang đến sự an tâm, tin tưởng cho cộng đồng và xã hội, cung cấp sản phẩm và
dịch vụ an toàn, chất lượng.
Mọi người hãy trông cậy vào sự chính trực – công nghệ – đột phá,
đồng thuận và nhiệt huyết của chúng tôi”.>>
Công ty Cổ phần “Tập đoàn Lộc trời.” GPĐKKD số 1600192619 do Sở
KHĐT An Giang cấp ngày 29/07/2015 23 Hà Hoàng Hổ, Long Xuyên, An Giang ...
Muốn hiểu
cặn kẽ về việc “ăn nên làm ra” của “Tập đoàn Lộc trời”, các bạn hãy vào google
gõ tên Tập đoàn nầy sẽ biết thêm nhiều chi tiết đáng ngạt nhiên.
Dưới đây là thương hiệu gạo với 6 chũng loại được tiêu thụ
mạnh trong ngoài nước - (từng đôi là mặt phải và trái của bao sản phẩm)
4/8/2018
T.TGạo Hạt Ngọc Trời Bắc Đẩu |
Gạo Hạt Ngọc Trời Tiên Nữ |
Gạo Hạt Ngọc Trời Thiên Long |
Gạo Hạt Ngọc Trời Phượng Hoàng |
Gạo Hạt Ngọc Trời Bạch Dương
|