Trong
khi Đảng của ông Nguyễn Phú Trọng nài
xin Bắc Kinh không có hành động nóng ở
Biển Đông có thể gây khó khăn cho đàn em khi sẽ làm Chủ tịch ASEAN năm 2020 thì
Nhật Bản chính thức gửi lời cảnh cáo cuối cùng đến Trung Quốc
Nhật Bản đã gửi lời cảnh cáo lạnh lùng đến Trung Quốc khi quốc gia này liên
tiếp có những hành động vượt quyền, xâm phạm lãnh thổ của các quốc gia lân cận
trên Biển Đông.
Trung Quốc dàn trận ở Biển Đông |
Cách đây vài ngày, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản, ông Taro Kono đã thẳng
thừng chỉ trích hành động xâm chiếm chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc ở Biển
Đông và các vùng biển xung quanh Nhật Bản.
“Thời gian qua, Trung Quốc đã không ngừng đơn phương dùng lời nói và hành
động đơn phương của mình để chèn ép các nước láng giềng, cố tình vi phạm luật
pháp quốc tế tại Biển Đông. Đây là hành động vô cùng nguy hiểm với sự ổn định
của toàn cầu”, ông Taro Kono bày tỏ quan điểm.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Taro Kono |
Ngoài ra, ông Kono còn cho rằng Trung Quốc đang là mối đe dọa, hiểm họa của
nhân loại khi nước này cố tình bí mật phát triển sức mạnh quân sự theo hướng
hạt nhân hóa.
Phát biểu tại Diễn đàn Doha, một hội nghị quốc tế tại Qatar, ông Kono cho
biết: “Trung Quốc đang tham gia vào các nỗ lực đơn phương và cưỡng chế nhằm
thay đổi hiện trạng thế giới dựa trên các tuyên bố đi ngược lại với trật tự
quốc tế hiện hữu”.
Theo ông Kono, pháp luật quốc tế có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với sự ổn
định, hòa bình và an ninh toàn cầu. Pháp luật phải được thực thi công bằng đối
với các nước, bao gồm cả Trung Quốc.
“Nếu Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới vi phạm luật pháp,
đặc biệt là những kẻ xâm lược buộc phải trả giá cho hành động và tội ác của
mình.”, ông Kono gửi lời cảnh báo riêng đến Trung Quốc.
Biển Đông có tầm quan trọng và vị thế địa chiến lược trọng yếu, nằm trên
tuyến hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, Châu Âu –
Châu Á, Trung Đông – Châu Á. Là một phần của tuyến đường biển nối trực tiếp Ấn
Độ Dương – Thái Bình Dương, Biển Đông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
thương mại hàng hải toàn cầu.
Biển Đông được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ 2 trên thế
giới.
Theo luật pháp quốc tế, một phần lớn Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt
Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc không đồng ý và nói rằng toàn bộ tuyến đường thủy
tới bờ biển Philippines, Malaysia và Đài Loan thuộc về Trung Quốc – một yêu
sách bị tòa án trọng tài quốc tế bác bỏ vào năm 2016.
Gần đây, Trung Quốc liên tục có hành động vượt quyền như đem tàu chiến ra
Biển Đông, thách thức các quốc gia có chủ quyền trên Biển Đông…. khiến Mỹ,
Nhật, Anh cùng các quốc gia trong khu vực vô cùng bất bình.
Đúng như lời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật, nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục
hống hách bằng những hành động vi phạm nghiêm trọng đến luật pháp quốc tế, cũng
như xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của các nước. Trung Quốc chắc chắn sẽ phải trả
giá đắt, bị toàn thế giới trừng trị thích đáng.
Bảo Trâm (Theo UK Express)