14 décembre 2019

Bảo thủ đại thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội Vương quốc Anh


Ngày 12-12, hơn 45 triệu cử tri Vương quốc Anh  đi bỏ phiếu bầu Quốc hội  trước thời hạn. Cuộc bầu cử đã diễn ra trong bối cảnh đất nước bị phân hoá trầm trọng vì các chính đảng trong Quốc hội  không tìm được đồng thuận cho kế hoạch  Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit). Cuộc khủng hoảng chính trị bắt đầu từ giữa năm 2016 với kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý về Brexit  và  kéo dài tới nay trên 3 năm mà vẫn chưa kết thúc. Hạn Brexit  đã ba lần bị hoãn. Thủ tướng B.Johnson muốn đưa  Vương quốc Anh rời Liên minh Âu châu (EU) vào tháng 10.2019, nhưng thất bại. Cuối cùng Johnson đề nghị bầu quốc hội mới trước thời hạn để nhân dân Anh quyết định tương lai của việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu .


Cứ 5 năm, Quốc hội được bầu lại. Cuộc bầu sau cùng vừa được tiến hành vào năm 2017. Đây là lần đầu tiên từ gần 100 năm, Tổng tuyển cử ở  Vương quốc Anh tổ chức vào ngày thứ năm tháng 12  của mùa đông thay vì theo truyền thống, bầu cử vào các ngày thứ năm trong tháng 5.

Tổng tuyển cử  hay là cuộc biểu quyết Brexit
 
Trong cuộc Tổng tuyển, cử tri Anh sẽ bầu  650 dân biểu quốc hội đại diện cho các chính đảng. Cử tri sẽ bầu Johnson của Đảng Bảo thủ (Tories) chủ trương đưa Anh ra khỏi EU, hay Đảng Dân tộc Tô cách Lan (Scottish National Party)  và  Đảng Dân chủ tự do (Liberal Democrats) muốn ngăn cản Brexit, hoặc  bầu Đảng Lao động (Labour) của Corbyn có ý thương thảo lại với EU và  thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cầm quyền từ tháng 7.2019 mong muốn qua cuộc bầu cử này, đảng Bảo thủ của ông sẽ chiếm đa số ghế trong Quốc hội để  thông qua thỏa thuận Brexit mà chính phủ của ông và Liên minh Châu Âu (EU) đạt được hồi tháng 10 vừa qua.Theo đó Vương quốc Anh sẽ ra khỏi EU đúng thời hạn vào ngày 31-1-2020 và kế tiếp  ký kết một Hiệp định  thương mại tự do vào cuối năm 2020. Johnson hứa tăng ngân sách hỗ trợ  trường học, bệnh viện và cảnh sát.
Lãnh đạo Đảng Lao động Jeremy Corbyn đề ra mục tiêu đưa  đảng trở lại nắm quyền sau 9 năm với cam kết đàm phán lại thỏa thuận Brexit và đưa ra trưng cầu ý dân cùng với lựa chọn hủy toàn bộ tiến trình này để Anh ở lại EU. Song song gia tăng đầu tư công trong các lãnh vực như Cơ quan phục vụ y tế  (NHS), Corbyn muốn quốc hữu hoá nhiều nghành.
Nicola Sturgon, nử thủ tướng Tô Cách Lan , lãnh đạo đảng Dân tộc Tô Cách Lan chống Brexit và đòi  trưng cầu dân ý việc Tô Cách Lan rút  khỏi Vương quốc Anh.
Jo Swinson của Đảng Dân chủ tự do có lập trường thân thiện EU và chống Brexit cũng như hỗ trợ chiến dịch đòi xúc tiến trưng cầu dân ý Brexit của Đảng Lao động.
Trong các cuộc bầu cử, Johnson và Corbyn là hai lãnh tụ chính trị không đươc lòng dân. Nhiều cử tri Anh cho rằng kế hoạch Brexit của Johnson không đáng tin cậy. Đảng Lao động  của Corbyn chú tâm vào nhửng vấn đề dân sinh như y tế, giáo dục và cử tri, nhưng  không có lập trường rỏ ràng về Brexit.  

Johnson  đại thắng 

Theo dự báo đầu tiên, đảng bảo thủ của Thủ tướng Boris Johnson đã chiếm 368  trong  số 650 ghế  trong quốc hội 2019  và trở thành chính đảng mạnh nhất. Đảng đối lập Lao Động đạt được 191 ghế và trở thành đảng mạnh thứ hai. Dựa vào kết quả này, đảng bảo thủ đã có đa số tuyệt đối để cầm quyền một mình trong thời gian tới.
Dự báo kết quả số ghế  cho cuộc bầu 2019 so với cuộc bầu năm 2017
Bảo thủ Tories: 368 tăng 51  
Lao Động Labour : 191 giảm 71
Dân tộc Tô Cách Lan : Scottish National Party: 55 tăng 20
Dân chủ tự do :13 tăng 1
Exit Polls là dự án thăm dò ý kiến của các cơ quan truyền thông  BBC, ITV news và Sky New, đã phỏng vấn cử tri ở 144 phòng bỏ phiếu ở Anh, Tô Cách Lan, Wals và Bắc Ái Nhĩ Lan ngay sau khi bỏ phiếu. Dựa trên căn bản dữ kiện này, một dự đoán về  kết quả bầu được đưa ra. Dự đoán này đáng tin, nhưng không chính xác.
Trên toàn nước có 4000 địa điểm bầu cử và kết quả kiểm phiếu chính thức cho tất cả 650 khu vực  bầu cừ sẻ được công bố trong ngày thứ sáu 13.12. Nếu dự đoán của Exit Polls không  thay đổi nhiều thì đây là chiến thắng lớn nhất  cho đảng Bảo thủ kể từ năm 1987 và kết quả thảm bại nhất cho Lao động từ năm 1935.
Vương quốc Anh  có 650 khu vực vị bầu cử  được phân chia : Anh 533 , Tô cách lan 59, Wales 40 và Bắc Ái Nhĩ Lan 18. Theo lý thuyết, Đa số tuyệt đối  của biểu quyết trong quốc hội đòi hỏi phải có 326 phiếu. Vì chủ tịch và những phó chủ tịch quốc hội không dự biểu quyết và  Đảng Công giáo Bắc Ái nhĩ lan Sinn Fein không nhận số ghế đại biểu nên Đa số tuyệt đối  thực tế giảm  còn 320 .  Vương quốc Anh áp dụng luật bầu đa số tương đối. Ứng  viên trúng cử đại biểu quốc hội là người đạt được đa số phiếu trong khu vực bầu cử. 

Brexit sẽ thành hiện thực ?

Với khẩu hiệu tranh cử Hãy  hiện thực Brexit   "Get Brexit done" , Đảng bảo thủ của Thủ tướng Johnson đã đạt đa số tuyệt đối trong cuộc bầu Quốc hội trước thời hạn. Đấy là một chiến thắng huy hoàng cho Johnson và kế hoạch Brexit của ông.
Khi kết qủa sơ khởi được loan báo, Thủ tướng Johnson tuyên bố Hạn Brexit sẽ được thực hiện đúng ngày 31.01.2020.Trong khi Corbyn nhìn nhận kết quả bầu cử là một sự thảm bại to lớn cho Đảng đối lập Lao Động và tuyên bố rút lui khi vai trò lãnh đạo. Bà Jo Swinson, chủ tịch Dân chủ tự do bị thất cử và từ chức.
Tại Tô Cách Lan và Bắc Ái Nhĩ Lan, các Đảng chống Brexit lại  toàn thắng. Đảng Dân tộc Tô Cách Lan SNP  chiếm 55  trong 59 ghế trong Nghị viện Tô cách lan. Đảng bảo thủ mất hoàn toàn ghế đại biểu.Trước đây Bảo thủ còn có 13 ghế, nay  mất hoàn toàn  trong Nghị viện. Trên đài truyền thông Anh BBC, Chủ tịch đảng Nicola Sturgon tuyên bố , Johnson không có quyền đẩy Tô cách Lan ra khỏi EU. Nhân dân Tô cách Lan sẽ tự quyết về tương lai của mình. Tại Bắc Ái Nhĩ lan, đảng  công giáo dân tộc Sinn Fein đạt nhiều phiếu hơn đảng Hợp nhất dân chủ DUP. Sinn Fein thắng 7 ghế và DUP chỉ nhận được 2 ghế trong Quốc hội .
Trong cuộc bầu cử nhân dân Anh đã quyết định : người dân quá mệt mỏi vì tranh cãi chính trị và chỉ muốn sớm kết thúc tiến trình Brexit.Tuy nhiên kết quả bầu cử có thể báo hiệu sự khởi đầu của một tiến trình mới „ giải thể Vương quốc Anh“.
Đa số nhân dân Tô Cách Lan đã biểu quyết chống Brexit trong một cuộc trưng cầu dân ý 2016 và trong nhiều năm qua nước Anh đã bị phân hoá quá lớn vì Brexit.  Một khi đảng Bảo thủ của Thủ tướng Boris Johnson dựa vào đa số tuyệt đối trong quốc hội mới quyết tâm thực hiện kế hoạch Brexit mà bất chấp nguyện vọng của nhân dân Tô Cách Lan, Bắc Ái Nhĩ Lan và cử tri cuả các đảng chống Brexit thì hậu quả kinh tế, chính trị và sự thống nhất của Vương quốc Anh sẽ khó  lường .

Vũ Ngọc Yên